Tăng số lượng và chất lượng nữ đại biểu dân cử khóa 2021-2026
TS. Vương Thị Hanh – Nguyên Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Chủ tịch Cepew
Phụ nữ tham gia cơ quan dân cử có chuyển biến tích cực, song tỷ lệ nữ đại biểu dân cử còn thấp, chưa phản ánh thực chất tiềm năng của phụ nữ.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng các đại biểu Quốc hội khóa XIV
Chuyển biến tích cực về số lượng và chất lượng
Trong Quốc hội (1), tỷ lệ nữ đại biểu các khóa XI, khóa XII, Khóa XIII, khóa XIV lần lượt là 27,3%, 25,76%, 24,4% và 26,8%; đặc biệt Chủ tịch QH khóa XIV là nữ.
Trong Hội đồng nhân dân các cấp (2), tỷ lệ nữ tăng 1-2% mỗi khóa (cấp tỉnh), đặc biệt cấp huyện và xã tăng từ 2-4%. Ở nhiệm kỳ 2016-2021, tỷ lệ nữ hội đồng nhân dân (HĐND) là 26,72% (cấp tỉnh); 27,50% (cấp huyện); 26,59% (cấp xã).
Chất lượng nữ đại biểu dân cử được nâng lên. Nhiều nữ đại biểu quốc hội, đại biểu HĐND có năng lực, bản lĩnh, có tiếng nói ảnh hưởng trong việc ra quyết định, được cử tri tin tưởng.
Nữ ứng cử gắn nhiều cơ cấu, không đạt tiêu chuẩn đại biểu, đa số không trúng cử
Cả 3 khóa quốc hội (XII, XIII, XIV) (2), tỷ lệ nữ không trúng cử cao, lần lượt là 56,20%; 57,93% và 60,65%. Tỷ lệ nam không trúng cử thấp hơn nhiều, là 37,54%; 35,60% và 31,76%.
Nữ ứng cử phải gắn với nhiều cơ cấu như trẻ tuổi, ngoài đảng, dân tộc tôn giáo nên khó giới thiệu đươc những đại diện nữ tiêu biểu. Nhiều nữ ứng cử chỉ là lãnh đạo phòng, ban của tổ chức Đảng, chính quyền, bệnh viện, lãnh đạo, giáo viên trường trung học phổ thông, lãnh đạo các tổ chức, đoàn thể (ở cấp tinh và huyện, xã).
Mặc dù có phẩm chất tốt, song trình độ và vị trí công việc thấp không đủ tiêu chuẩn đại biểu là nguyên nhân nhiều nữ không trúng cử. Có 205/338 nữ ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV không trúng cử.
Video đang HOT
Nữ đại biểu cơ cấu chiếm tỷ lệ cao (so với nam), tiếng nói ảnh hưởng còn hạn chế
Ở cả 3 khóa (3), cơ cấu trẻ tuổi của nữ đại biểu là 37,0%, 35,2%, 35,9%; cơ cấu đó của nam chỉ là: 5,19%; 4,7%; 6,3%. Cơ cấu dân tộc tôn giáo của nữ đại biểu là 34,64%; 21,3%, 30,7% và của nam là 12,29%; 13,7%, 12,26%. Đại biểu nữ ngoài Đảng có tỷ lệ 16,53%, 16,4%, 9%; còn tỷ lệ đó của nam là 6,0%, 5,80%, 2,40%.
Ở vị trí công việc thấp, đại biểu nữ cơ cấu ít có cơ hội và điều kiện tiếp cận thông tin tầm vĩ mô, kinh nghiệm hoạt động chưa nhiều nên tiếng nói ảnh hưởng của nhiều nữ đại biểu trẻ tuổi bị hạn chế. Vì vậy, chỉ có 9/47 nữ đại biểu trẻ khóa XII tái cử khóa XIII và 12/43 nữ đại biểu trẻ khóa XIII tái cử khóa XIV.
Thiếu công bằng trong lập danh sách bầu cử, dẫn đến tỷ lệ nữ trúng cử thấp
Nhiều đơn vị bầu cử sắp xếp danh sách nam, nữ ứng cử không ngang nhau về trình độ, vị thế công tác nên nữ không trúng cử. Đơn cử, một đơn vị BC (có 3 nam, 2 nữ ứng cử). Cả 2 nữ không trúng cử, do vị tri, chức danh của nữ thấp hơn nam.
Có tới 54/184 (29,34%) đơn vị bầu cử ĐB Quốc hội khóa XIV sắp xếp nữ có trình độ và vị thế công việc thấp hơn nam nên nhiều đại biểu không trúng cử. Tình trạng nêu trên cũng được phát hiện trong bầu cử đại biểu HĐND các cấp.
Nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV
Giải pháp nhằm tăng số lượng và nâng chất lượng nữ đại biểu dân cử
Để nâng cao chất lượng và tăng tỷ lệ nữ trong cơ quan dân cử cần đảm bảo bình đẳng và công bằng trong quy trình bầu cử, cụ thể :
1, Dự kiến cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu trên quan điểm giới
Theo luật định (4), Ủy ban thường vụ Quốc hội và thường trực HĐND các cấp dự kiến cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu dân cử. Đây là khâu quan trọng, chi phối quy trình hiệp thương giới thiệu người ứng cử đúng tiêu chuẩn và đủ số lượng, vì vậy:
- Nên bỏ quy định “đại biểu nữ gắn nhiều cơ cấu” nhằm nâng chất lượng đại biểu. Có thể khẳng định rằng, như nam giới, ở lĩnh vực nào cũng có những phụ nữ đủ tài và đức, đáp ứng tiêu chuẩn đại biểu dân cử.
- Cần tăng tỷ lệ nữ ứng cử tới 40% và tỷ lệ nữ đại biểu đạt trên 30%.
2. Vai trò của cấp ủy Đảng và người đứng đầu trong giới thiệu người ứng cử
Giữ vai trò quyết định nhân sự, cấp ủy Đảng và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị , phát huy dân chủ, phối hợp với Hội phụ nữ, Công đoàn… sẽ giới thiệu được những phụ nữ tiêu biểu, ứng cử đại biểu dân cử. Do đó, tránh được bình đẳng cơ cấu hình thức.
3. Đảm bảo công bằng trong lập danh sách liên danh bầu cử
Hội đồng bầu cử Quốc gia và Ủy ban bầu cử các cấp bảo đảm lập danh sách nam, nữ ứng cử ở các đơn vị bầu cử trên cơ sở “tương đương về trình độ, vị trí chức danh ” tạo sự cạnh tranh công bằng trong bầu cử, sẽ tăng được tỷ lệ nữ trúng cử.
4. Đẩy mạnh giám sát bầu cử
Tổ chức bầu cử các cấp giám sát thực hiện bình đẳng công bằng trong các bước hiệp thương giới thiệu người ứng cử, chốt danh sách chính thức người ứng cử, đặc biệt lập danh sách người ứng cử ở các đơn vị bầu cử, để tăng số lượng và chất lượng nữ đại biểu dân cử.
5. Tăng cường tuyên truyên về bầu cử
Đẩy mạnh truyền thông, giúp cử tri hiểu về quyền bầu cử, ứng cử và nguyên tắc bầu cử. Tạo điều kiện để cử tri tham gia giới thiệu người úng cử, nghiên cứu tiểu sử và tiếp xúc với người ứng cử. Vận động mỗi cử tri một lá phiếu. Tránh đi bầu hộ.
Thị trường đang cần gì ở tôm Việt?
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời gian qua, cả doanh nghiệp và người dân nuôi tôm gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, thị trường xuất khẩu tôm đã có những chuyển biến tích cực, giá tôm nguyên liệu cũng dần tăng trở lại.
Tuy chưa được như kỳ vọng nhưng đây là những tín hiệu tốt giúp ngành dần ổn định trở lại và phát triển thời gian tới. Điều ngay bây giờ cần quan tâm đó chính là đảm bảo tôm đáp ứng các tiêu chí, nhu cầu các thị trường xuất khẩu trọng điểm như Mỹ, Nhật, TQ, EU...
Một vài thị trường đang hồi phục và đẩy mạnh nhập tôm trở lại nhưng xu hướng tiêu thụ tôm đã có những thay đổi, điển hình như việc chuộng tôm size vừa và nhỏ 15g-20g/con (tương đương từ 60-90con/kg), mức giá vừa phải và dễ tiêu thụ tại các thị trường bán lẻ, siêu thị...Còn với các size lớn tầm 30g-40g/con (tương đương 20-40con/kg) thì do ảnh hưởng dịch COVID-19 các nhà hàng, khách sạn đóng cửa, nhu cầu cho tôm lớn và giá cao hơn bắt đầu giảm. Trong khi đó, tại nước ta, tâm lý của người nuôi là thích nuôi tôm lớn vì bán được số ký nhiều.
Tuy nhiên, người nuôi cần cân nhắc vì tôm từ 60 con/kg nuôi đến 20 con/kg thì thời gian nuôi lâu hơn, tốn một lượng thức ăn rất lớn, tốn công chăm sóc mà lại sợ rủi ro; nếu giá đầu ra giữa 60 con và 20 con không chênh lệch nhiều thì không cần thiết nuôi đến kích cỡ lớn. Đồng thời, nếu nuôi size vừa và nhỏ thì người nuôi có thể thu hoạch nhiều vụ trong năm hơn do vòng quay sản xuất ngắn (60-80 ngày).
Khu sản xuất giống chất lượng cao Việt - Úc đạt chứng nhận ASC, BAP, Cơ sở an toàn dịch bệnh.
Đây là thời điểm mà chính quyền địa phương, doanh nghiệp đầu ngành cần có sự định hình lại thị trường phù hợp khi một số quy trình nuôi đang hướng đến tôm kích cỡ lớn, dẫn đến chi phí cao, lợi nhuận thấp. Do đó, người nuôi phải tính toán kỹ từ việc lựa chọn tôm giống đến quy trình nuôi, trong đó tôm giống chiếm>50% cho việc quyết định thành bại một vụ nuôi.
Từ sau Nghị định 04/2020 của Chính phủ về việc kiểm soát chặt chẽ và mạnh tay hơn với nguồn giống trôi nổi trên thị trường, thì hiện nay cả doanh nghiệp và bà con nuôi hướng đến việc sử dụng các thương hiệu tôm giống lớn, uy tín. Các thương hiệu lớn có sự đảm bảo về nguồn gốc, chất lượng con giống: xét nghiệm kỹ đảm bảo sạch bệnh 100%, tỷ lệ sống vượt trội, đồng thời cho số lượng mẫu nhiều, nuôi được mật độ dày, đáp ứng các kích cỡ theo nhu cầu thị trườn... qua đó góp phần giúp người nuôi tự tin hơn khi thả nuôi và có thể tính toán để đảm bảo nuôi với chi phí thấp.
Khu phức hợp sản xuất tôm CLC của Tập đoàn Việt - Úc đạt chuẩn Cơ sở an toàn dịch bệnh theo khuyến cáo của Tổ chức Thú Y Thế giới OIE.
Ngoài ra, người nuôi, doanh nghiệp cũng cần thường xuyên cập nhật một số bộ tiêu chuẩn gồm: tiêu chuẩn "cần phải có" (còn gọi là tiêu chuẩn "cứng") là độ tin cậy của vệ sinh an toàn thực phẩm được bảo đảm; chất lượng được bảo đảm (dinh dưỡng, màu sắc, kích cỡ, mùi, vị ) và xu hướng "muốn có" (còn gọi tiêu chuẩn "mềm") là đạo đức, môi trường và phúc lợi xã hội (cộng đồng, người lao động...); truy xuất nguồn gốc, phát triển bền vững, bảo vệ động vật...
Bên cạnh đó, các chứng nhận ASC, BAP, MSC, CoC... hiện nay cũng chính là cơ sở để đánh giá rõ ràng nhất về hoạt động, và một điều chắc chắn thị trường nào đều quan tâm đó là sản phẩm không dư lượng kháng sinh để đảm bảo không còn lô hàng bị trả về từ các thị trường nhập khẩu. Bên cạnh các tiêu chí trên thì do ảnh hưởng của dịch khiến xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản thay đổi chuyển hướng sang chuộng các sản phẩm thủy sản đóng hộp, chế biến, sản phẩm đông lạnh, tiện dụng, dễ chế biến tại nhà hơn so với sử dụng thủy sản tươi sống....
Hướng nuôi tôm đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu.
Việt Nam hiện đang có lợi thế kiểm soát tốt tình hình dịch Covid-19, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh sau dịch. Trong khi đó các đối thủ là nguồn cung ứng tôm chính cho thế giới như Ấn Độ, Ecuador vẫn phải gồng mình chống chọi với đại dịch, mà chưa thể quay lại sản xuất kinh doanh, vì vậy đơn hàng sẽ chuyển sang Việt Nam nhiều hơn.
Đồng thời, Hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ giúp ngành tôm Việt cạnh tranh tốt hơn ở EU, cùng với đó là thuế xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ thấp cũng là một lợi thế cho xuất khẩu tôm sang thị trường này. Với những lợi thế này cùng với sự nắm bắt và đáp ứng đúng nhu cầu thị trường thì ngành tôm Việt Nam sẽ vươn mình mạnh mẽ và tăng tốc cho các tháng cuối năm để đạt đến mục tiêu 3.5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu tôm cho một năm 2020 nhiều khó khăn.
Thêm một tuần chất lượng không khí ở Hà Nội được cải thiện Từ ngày 21 đến 28-6, chất lượng không khí trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) các khu vực duy trì ở mức tôt đến trung bình, không có ngày nào ở mức kém và dao động từ 22-96. Cụ thể, tại khu vực Tân Mai và Tây...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bé gái 10 ngày tuổi bị bỏ rơi bên đường lúc rạng sáng

Nam công nhân nghi bị rượt đuổi, tông đuôi xe đầu kéo tử vong ở Bình Dương

Hối thúc đưa máy bay B727 bị "bỏ rơi" tại Nội Bài về Cam Ranh

40 mỏ vàng vừa được phát hiện ở Tây Bắc ước tính trị giá bao nhiêu?

Xuất hiện clip chọi trâu nghi ở Nghệ An, chính quyền phủ nhận

Vụ 40 học sinh ở TP Thủ Đức nghi ngộ độc: 2 trường tự gửi mẫu kiểm nghiệm

Người đàn ông rơi từ cầu dẫn vào khu mua sắm chợ Đà Lạt xuống đất

6 ô tô va chạm liên hoàn trên cầu Sài Gòn sau cơn mưa dông

Người đàn ông dùng gậy sắt truy sát cả nhà, 3 người thương vong

Tấm bia cổ trấn yểm tại chùa Cầu, Hội An bị phá hoại

Công an xác minh sự kiện quảng bá nem chua mời tiktoker Thông Soái Ca, Dương XL

Cục CSGT: Xuất hiện tình trạng 'nhờn luật' sau 3 tháng áp dụng Nghị định 168
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Lê Nguyễn Bảo Ngọc làm giám đốc: "Tôi không bận tâm về định kiến"
Sao việt
22:50:25 01/04/2025
5 ca sĩ quê Thái Bình, nhắc đến tên cả nước biết
Nhạc việt
22:42:08 01/04/2025
Nữ diễn viên quê Bắc Ninh lên tiếng khi bị chê vì vai Thảo 'Cha tôi người ở lại'
Hậu trường phim
22:36:14 01/04/2025
'Mật vụ phụ hồ' cấm khán giả dưới 18 tuổi, đối đầu trực tiếp bom tấn 'Địa đạo'
Phim âu mỹ
22:27:09 01/04/2025
Chồng cũ tới tham dự đám cưới, tôi bất ngờ khi thấy anh bật khóc lúc đôi bên trao nhẫn: Phản ứng của chú rể khiến tôi mãn nguyện
Góc tâm tình
22:22:43 01/04/2025
Hai thanh niên chủ mưu gây ra 9 vụ cướp ở Bình Dương
Pháp luật
22:01:54 01/04/2025
Nga tăng cường phục kích vào hậu cần Ukraine
Thế giới
22:00:09 01/04/2025
Công ty của Kim Soo Hyun khánh kiệt tới mức ngưng cả dịch vụ vệ sinh?
Sao châu á
21:58:51 01/04/2025
Xôn xao nữ đại gia 52 tuổi tái hôn với nhân viên bảo vệ kém 9 tuổi, tặng biệt thự, xe BMW làm quà cưới
Netizen
21:27:47 01/04/2025
Quyền Linh tiếc nuối khi chủ cửa hàng bị nữ quản lý xinh đẹp từ chối
Tv show
21:02:17 01/04/2025