Tăng quyền của cổ đông nhỏ: Sở hữu cổ phần từ 10% giảm xuống 1% gây tranh cãi
Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đề xuất giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông nhỏ từ 10% xuống còn 1% sẽ được quyền tham gia, tiếp cận thông tin trong hoạt động điều hành của công ty đang gây ý kiến trái chiều.
Nhiều chuyên gia đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện các bộ, ngành và doanh nghiệp tham dự hội thảo.
Tại Hội thảo “Góp ý dự luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)” do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức sáng 15/10/2019, vấn đề sửa đổi quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần để bảo vệ quyền của cổ đông, nhóm cổ đông đã gây nóng Hội thảo.
Theo ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, bảo vệ cổ đông là một nội dung quan trọng nhất của khung pháp luật về quản trị công ty. Tuy nhiên Luật Doanh nghiệp hiện hành cho thấy một số bất cập và hạn chế cơ bản về bảo vệ cổ đông. Một số quy định về quyền cổ đông chưa phù hợp, đã cản trở cổ đông, nhóm cổ đông nhỏ tiếp cận thông tin về hoạt động của công ty và tham gia vào các quyết định quan trọng của công ty. Cụ thể, quy định cổ đông phải có thời gian sở hữu tối thiểu từ 10% cổ phần và trong 6 tháng liên tục mới có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị và các quyền khác. Yêu cầu này cao hơn với thực tế dẫn đến khó khăn cho cổ đông mới thực hiện quyền của mình.
“Để khắc phục hạn chế này trong Luật sửa đổi đề xuất cổ đông sở hữu 1% cổ phần có quyền tiếp cận các thông tin sâu, so với mức 10% và sở hữu trong 6 tháng liên tục hiện nay”, ông Hiếu cho biết
Tuy nhiên, cũng theo ông Hiếu, khi Ban soạn thảo đưa ra ý kiến này thì rất nhiều người phản đối, đề nghị giữ nguyên mức 10% như hiện nay, bởi các doanh nghiệp lo sợ sẽ có tình trạng cổ đông vào phá rối công ty trong các cuộc họp đại hội cổ đông. Tuy nhiên nếu muốn tăng cường khả năng quản trị dần tiếp cận theo chuẩn quốc tế thì không thể giữ tư duy thế này được.
“Hiện nay rất nhiều nước đã áp dụng chính sách bảo vệ quyền lợi của cổ đông. Ví dụ, Nhật Bản chỉ cần 1 cổ phiếu là có quyền yêu cầu cung cấp thông tin doanh nghiệp, ở Hàn Quốc áp dụng tỷ lệ 3%. Do đó chúng tôi thấy mức 1% là hợp lý. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát với hơn 300 doanh nghiệp trên sàn HoSE, và kết quả 1% cổ phần của một doanh nghiệp niêm yết là rất lớn. Sẽ không ai chịu mạo hiểm quyền lợi của mình liên quan đến 1% cổ phần để quấy phá doanh nghiệp”, ông Hiếu nói.
Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương.
Tuy nhiên quy định cổ đông sở hữu 1% có quyền tiếp cận thông tin doanh nghiệp đã khiến một số doanh nghiệp tỏ ra lo ngại. Ông Nguyễn Thanh Việt, Chủ tịch Intracom cho rằng sẽ ảnh hưởng tới việc bảo vệ bí mật kinh doanh. Giả sử đối thủ hoàn toàn có thể mua 1% cổ phần để tham gia vào các cuộc họp làm khó dễ cho doanh nghiệp.
Video đang HOT
“Tôi đồng ý tỷ lệ 10% cần giảm xuống, nhưng nếu giảm mạnh về 1% thì cần suy nghĩ thêm”, ông Việt phát biểu.
Ông Phan Lê Hoàng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Thái Bình Dương cho hay, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định cổ đông sở hữu 10% cổ phần có quyền yêu cầu xem xét, trích lục hồ sơ, báo cáo tài chính, hợp đồng, giao dịch công ty. Hay yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường, yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty.
Ông Hoàng đồng ý với việc bỏ điều kiện sở hữu cổ phần trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng, vì đã là cổ đông của công ty thì đương nhiên cổ đông phải được thực hiện ngay các quyền của mình mà không phân biệt có động cũ hay cổ đông mới.
Tuy nhiên, ông Hoàng cho rằng, quy định về giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% xuống còn 1% thì không phù hợp, không đảm bảo được môi trường cạnh tranh cho doanh nghiệp. Bảo vệ quyền lợi cho cổ đông nhỏ là việc làm đúng, nhưng để ổn định công ty thi vẫn cần phải có một tỷ lệ nhất định để biểu quyết theo số đông, đảm bảo cho quyền lợi cũng như trách nhiệm cổ đông lớn .
Ông Hoàng đề nghị giữ nguyên tỷ lệ sở hữu 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên của cổ đông hoặc nhóm cổ đông như quy định tại Khoản 2 Điều 114 Luật Doanh nghiệp hiện hành.
Trưởng ban Pháp chế VCCI Đậu Anh Tuấn lại ủng hộ quan điểm cần giảm tỷ lệ sở hữu để bảo vệ quyền lợi của cổ đông nhỏ. Ông Tuấn cho biết, về quản trị công ty ở các nước họ đề rất cao quyền cổ đông. Xu hướng các nước là làm sao để người dân bỏ vốn vào ít vốn nhưng được bảo đảm quyền lợi. Ông Tuấn ủng hộ tỷ lệ 10% cần giảm xuống nhưng giảm tỷ lệ là bao nhiêu, 1%, 2% hay 3% thì còn phải xem xét kĩ. Ông Tuấn cũng cho rằng, tỷ lệ 1% là tỷ lệ tốt, do 1% là một tỷ lệ không hề nhỏ đối với một nhà đầu tư, sở hữu 1% trong công ty lợi ích của họ đã rất lớn rồi, nên bản thân họ phải hành động dựa trên lợi ích của 1% đó. Thêm vào đó việc giảm tỷ lệ này xuống 1% sẽ nâng thứ hạng bảo vệ cổ đông nhỏ của Việt Nam, vốn đang được đánh giá rất thấp sẽ được nâng lên đáng kể.
Khoản 2 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền sau đây:
a) Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;
b) Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát;
c) Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
d) Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản; phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký doanh nghiệp đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra;
đ) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Đỗ Quyên
Theo Doanhnghiepvn.vn
Ai có quyền khiếu kiện thành viên hội đồng quản trị?
Đó là cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 6 tháng.
Trình tự thủ tục khởi kiện thực hiện tương ứng theo quy định pháp luật về tố tụng dân sự
Theo quy định tại Điều 161 Luật Doanh nghiệp 2014, cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 6 tháng có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, vi phạm nghĩa vụ người quản lý công ty theo quy định tại Điều 160 của Luật Doanh nghiệp 2014;
Thứ hai, không thực hiện đúng các quyền và nhiệm vụ được giao; không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời quyết định của hội đồng quản trị;
Thứ ba, thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao trái với quy định của pháp luật, điều lệ công ty hoặc nghị quyết của đại hội đồng cổ đông;
Thứ tư, sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ cho lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
Thứ năm, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
Và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty.
Trình tự thủ tục khởi kiện thực hiện tương ứng theo quy định pháp luật về tố tụng dân sự. Chi phí khởi kiện trong trường hợp cổ đông, nhóm cổ đông khởi kiện nhân danh công ty sẽ tính vào chi phí của công ty, trừ trường hợp thành viên khởi kiện bị bác yêu cầu khởi kiện.
Cổ đông có các quyền gì?
Với việc đầu tư vào cổ phiếu, các nhà đầu tư trở thành cổ đông và được hưởng một số quyền gắn liền với các cổ phiếu này. Các quyền này chính là các lợi ích mà họ nhận được từ khoản đầu tư.
Đối với hầu hết các cổ đông, quyền quan trọng nhất là quyền được phân chia một phần lợi nhuận của công ty thông qua cổ tức nhận được hàng năm.
Các quyền khác cũng quan trọng, đặc biệt là trên khía cạnh bảo vệ và gia tăng giá trị của khoản đầu tư. Các quyền này bao gồm quyền bỏ phiếu bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, phê chuẩn việc sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty và thay đổi vốn điều lệ, thông qua báo cáo tài chính hàng năm và quyền tiếp cận với các thông tin về công ty và các hoạt động của công ty.
Thông qua các quyền này, các cổ đông đảm bảo rằng ban lãnh đạo của công ty không sử dụng các khoản đầu tư của họ một cách sai trái cho mục đích riêng của mình.
Tại Việt Nam, các quyền của cổ đông được quy định cụ thể tại Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2014, ngoài ra tùy theo mỗi công ty có thể quy định thêm những quyền khác trong điều lệ công ty được đại hội đồng cổ đông thông qua tuy nhiên phải đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật.
Theo IFC, Cẩm nang Quản trị công ty
Ai sở hữu cổ phần chi phối nước sạch Sông Đà? Nhiều ý kiến cho rằng, do Công ty CP Đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) đã "đổi chủ" nên việc tiếp cận thông tin khó khăn hơn. Vậy ai là "chủ mới" nắm cổ phần chi phối nước sạch Sông Đà? Theo phản ánh của nhiều người dân, nước sinh hoạt tự dưng phát hiện nước có mùi lạ. (Nguồn: Internet) Trong...