Tăng phí sử dụng kho số di động lên 4 lần đối với mạng di động lớn
Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư quy định về phí sử dụng tài nguyên kho số áp dụng từ ngày 6/2/2014. Phí kho số được lũy tiến theo số lượng thuê bao với mức cao nhất là 4000 đồng/1 số/năm thay cho mức trước đây là 1.000 đồng/thuê bao/năm
Theo Thông tư số 202/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lí sử dụnglệ phí phân bổ và phí sử dụng kho số viễn thông thì mức phí sử dụng kho số hàng năm đối với mạng di động được tính theo số lượng thuê bao của mỗi nhà mạng. Cụ thể đối với mạng di động có dưới 8 triệu thuê bao thì áp dụng mức phí là 1000 đồng/1 số. Nếu mạng di động có số lượng thuê bao từ 8 đến 32 triệu thuê bao thì có mức phí là 2000 đồng/1 số. Nếu nhà mạng có từ 32 đến 64 triệu thuê bao thu 3000 đồng/1 số và trên 64 triệu thuê bao thì thu 4000 đồng/1 số. Mức phí kho số được áp dụng trước đây là 1000 đồng cho mỗi thuê bao và không tính theo số lượng thuê bao như quy định mới này.
Trong 2 năm 2014 – 2015, sẽ áp dụng mức thu đối với số thuê bao di động đối với mạng di động có từ 8 đến 64 triệu thuê bao bằng 70% quy định và từ năm 2016 sẽ áp dụng mức thu bằng 100% theo quy định.
Đối với các đầu số phục vụ cho việc khẩn cấp, hỗ trợ khách hàng bắt buộc, mạng viễn thông dùng riêng của Bộ Công an…như 113, 114, 115…thì không phải chịu bất cứ khoản phí, lệ phí nào. Phí kho số đối với dịch vụ điện thoại cố định là 300 đồng/số/năm.
Video đang HOT
Thông tư này cũng quy định Cục Viễn thông sẽ thực hiện việc thu lệ phí phân bổ và phí sử dụng kho số viễn thông theo quy định. Lệ phí phân bổ kho số viễn thông thu được, cơ quan thu lệ phí nộp 100% vào ngân sách nhà nước. Phí sử dụng kho số viễn thông thu được, cơ quan thu phí được để lại 90% để phục vụ cho công tác tổ chức thu và sử dụng theo quy định. Số phí thu được còn lại (10%) được nộp vào vào ngân sách nhà nước. Bộ TT&TT có trách nhiệm tổ chức đánh giá khả năng thu, nhu cầu chi từ nguồn thu phí sử dụng kho số viễn thông để xác định tỉ lệ để lại chi cho giai đoạn tiếp theo, gửi về Bộ Tài chính xem xét, quyết định.
Thông tư này còn quy định thời gian kê khai và nộp phí sử dụng kho số viễn thông được thực hiện theo quý, chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo của quý phải kê khai, nộp phí. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp được phân bổ mã, số mới, phân bổ bổ sung từ quý nào thì việc kê khai và nộp phí được tính từ quý được phân bổ.
Như vậy, theo quy định về mức phí kho số và số thuê bao hiện nay của các nhà mạng thì Gtel sẽ chịu phí kho số thấp nhất là 1000 đồng/thuê bao/năm. VinaPhone và MobiFone, Vietnamobile sẽ đóng phí kho số ở mức 2 là 2000 đồng/số/năm và Viettel sẽ đóng phí kho số cao nhất là 3000 đồng/năm.
Cho dù có chính sách thu phí sử dụng tần số và kho số rất chặt chẽ, thế nhưng thực tế trên thị trường di động hiện nay, một số mạng di động nhỏ do gặp khó khăn nên đã nợ các loại phí này trong một thời gian dài.
Hiện các mạng di động gồm VinaPhone, MobiFone, Viettel bắt đầu đưa ra chính sách thu hồi SIM 2 năm lưu hành mà không kích hoạt. Đây là động thái để đảm bảo hiệu quả kinh doanh khi mà phí kho số tăng lên và đảm bảo sử dụng hiệu quả tài nguyên kho số.
Theo ICTnews
Sau 3G, nhà mạng xin tăng cước gọi điện quốc tế
Các nhà mạng đề xuất tăng cước gọi di động và quốc tế chiều về thêm từ 6,1 cent lên 8,1 cent mỗi phút, qua đó thu được thêm khoảng 250 tỉ đồng mỗi năm.
Mới đây các nhà mạng Viettel, VinaPhone và MobiFone đã cùng kiến nghị lên Bộ TT&TT nhằm điều chỉnh cước gọi điện quốc tế chiều về từ 6,1 cent lên 8,1 cent mỗi phút. Mức giá mới được xin áp dụng kể từ ngày 1/2/2014, đồng thời muốn giữ nguyên mức cước này trong vòng 5 năm tới.
Nguyên nhân được các nhà mạng đưa ra là mức cước quốc tế chiều về hiện vẫn thấp so với mặt bằng chung của khu vực và quốc tế. Với mức giá mới 8,1 cent mỗi phút sẽ đảm bảo được lợi nhuận của nhà mạng cũng như thu về ngoại tệ cho ngân sách Nhà nước.
Các nhà mạng cho biết, doanh thu từ dịch vụ gọi điện này trong năm 2013 đã tăng thêm 75 triệu USD so với 2012 tuy nhiên lưu lượng lại giảm tới 20%. Nguyên nhân bị ảnh hưởng được chỉ ra là do các dịch vụ gọi điện quốc tế lậu và sự vươn lên mạnh mẽ của các dịch vụ OTT trong thời gian gần đây.
Được biết, điện thoại quốc tế chiều về là nguồn thu lớn của nhà mạng trong năm 2013. Đối với VNPT, đây hiện là một trong những dịch vụ đem lại lợi nhuận cao cũng như có mức độ tăng trưởng về doanh thu lớn nhất trong năm vừa qua. Còn với Viettel, nhà mạng này đã đạt 1,4 tỉ phút gọi cuốc tế, qua đó thu về 1619 tỉ đồng.
Việc đề xuất tăng giá cước gọi quốc tế chiều về không phải là câu chuyện mới mà đã từng được các nhà mạng đề xuất với Bộ TT&TT nhiều lần trong năm vừa qua. Theo đó, trong năm 2013, mức giá này đã từng được tăng từ 4,1 cent lên 6,1 cent mỗi phút.
Nói về vấn đề này, Thứ trưởng Lê Nam Thắng từng cho biết, nếu tăng mức cước nhưng giảm lưu lượng sử dụng thì môi trường đầu tư và lợi ích của người dùng nói riêng sẽ bị ảnh hưởng bởi dịch vụ này chính là cầu nối giao lưu của Việt Nam với nước ngoài. Các doanh nghiệp viễn thông cần phải xem xét đến vấn đề này chứ không đơn thuần là lợi ích kinh tế của mình.
Từ góc độ quản lí nhà nước, Thứ trưởng Lê Nam Thắng nói: "Bao năm nay chúng ta giảm giá cước điện thoại, từ trong nước đến chiều đi, chiều về để đưa Việt Nam thành một nước có giá cước bằng hoặc thấp hơn khu vực để thu hút đầu tư nước ngoài. Nếu chúng ta tiếp tục tăng giá cước phải tính đến bài toán cả lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của quốc gia".
Vào tháng 8/2013, Thủ tướng Chính phủ đã có yêu cầu Bộ TT&TT tăng cường quản lí giá dịch vụ, đồng thời ban hành quy định, chỉ đạo các đơn vị kinh doanh điện thoại quốc tế chiều về với giá cước phù hợp giá thế giới nhằm tăng doanh thu, đảm bảo lợi ích của Việt Nam.
Theo VTC
Hà Nội phải trở thành kiểu mẫu của cả nước về ứng dụng CNTT Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son đã cho biết ý kiến trên trên tại Hội nghị triển khai công tác năm 2014 của Sở TT&TT Hà Nội năm 2014. Ảnh: hanoimoi.com.vn "Tập trung nguồn lực để đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn thành phố. Nếu được đầu tư đúng mức cùng TP. HCM, Hà Nội sẽ là...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

'Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple

Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023
Có thể bạn quan tâm

Bị cấm thi đấu 1 trận nhưng Mbappe, Rudiger vẫn cùng Real Madrid đấu Arsenal
Sao thể thao
21:58:13 05/04/2025
'Biểu tượng sexy' Y Phụng quyến rũ tuổi 46, Phương Oanh trốn con đi hẹn hò
Sao việt
21:55:43 05/04/2025
Tranh cãi về hành động khơi lại cảnh nóng của cố nghệ sĩ Sulli trên màn ảnh
Hậu trường phim
21:52:46 05/04/2025
Quang Linh Vlogs gửi lời xin lỗi những người đã mua kẹo Kera
Pháp luật
21:22:38 05/04/2025
Tình cũ Jennie trở lại không chút bọt sóng, nhạc dở đến mức netizen phải công nhận "không flop mới lạ"
Nhạc quốc tế
21:13:49 05/04/2025
Chế độ ăn có ích nhất ở tuổi 40 giúp tuổi 70 lão hóa khỏe mạnh
Sức khỏe
21:11:25 05/04/2025
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez sắp thăm Việt Nam
Thế giới
21:08:17 05/04/2025
Sau ly hôn tưởng chu cấp tiền là đủ, tôi xót xa ngày gặp lại con gái
Góc tâm tình
20:57:18 05/04/2025
Nghề rùng rợn, lóc xương rắn, lột xác chó nhà... bán hàng chục triệu đồng
Lạ vui
20:35:53 05/04/2025
Cụ ông U80 không ngại 'lặn lội' 80km đến dỗ dành bạn gái quen trên mạng
Netizen
20:30:29 05/04/2025