Tăng nguy cơ tái phát trầm cảm do dùng thuốc
Một nghiên cứu mới đây được thực hiện bởi Paul Andrews – TS tâm lý ĐH McMaster (Canada) cho thấy những bệnh nhân được điều trị thuốc trầm cảm có nguy cơ mắc lại bệnh rất cao.
Để có kết quả này, ông đã so sánh kết quả của gần 50 nghiên cứu về tình trạng của các bệnh nhân trầm cảm sau khi họ được điều trị bằng các thuốc trầm cảm hoặc những thuốc khác.
Những nghiên cứu này chú trọng vào 2 nhóm bệnh nhân: những bệnh nhân được điều trị bằng thuốc trầm cảm nhưng sau đó được thay thế bằng thuốc khác và những bệnh nhân được điều trị bằng thuốc kháccùng loại. Kết quả cho thấy, 42% bệnh nhân ở nhóm 1 bị tái mắc bệnh trong khi nhóm thứ 2 chỉ là 25%.
Theo Paul Andrews, thuốc chống trầm cảm ảnh hưởng đến cơ chế tự nhiên của não bộ là điều chỉnh nồng độ serotonin và những nơron dẫn truyền. Sự ngưng trệ này gây ra sự mất cân bằng cho não, và do đó nó dẫn tới một đợt bệnh trầm cảm mới.
Theo PNO
Không chủ quan với rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tuổi trưởng thành thường chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều.
Video đang HOT
Thế nào là rối loạn tiền đình?
Tiền đình là một bộ phận nằm ở phía sau ốc tai hai bên, nó là một hệ thống giữ vai trò quan trọng trong sự điều chỉnh thăng bằng tư thế, dáng bộ và các phối hợp khác của cơ thể như cử động mắt, đầu và thân mình. Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra một trạng thái mất cân bằng về tư thế làm cho người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo... gây khó chịu. Bệnh rất hay tái phát, từ đó làm ảnh hưởng đến công việc, nhất là ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Có hai loại rối loạn tiền đình ngoại biên và trung ương.
Rối loạn tiền đình ngoại biên
Thường gặp với biểu hiện như chóng mặt khi thay đổi tư thế, đây là dạng bệnh lành tính, chỉ làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt nhưng vẫn còn đi đứng được, cơn chóng mặt thường thoáng qua, chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, chúng xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi. Bệnh thường xảy ra sau chấn thương vùng đầu, ngoài ra bệnh lý tắc mạch máu ở vùng sau cổ cũng là nguyên nhân gây nên rối loạn tiền đình ngoại biên. Bên cạnh đó rối loạn tiền đình ngoại biên còn có thể có biểu hiện tình trạng chóng mặt thật nặng và kéo dài, người bệnh không thể đi đứng được, không thể từ nằm sang ngồi được. Đặc biệt cơn chóng mặt thường kèm theo nôn ói rất nhiều và nôn kéo dài, ù tai, giảm thính lực, nặng đầu, khó tập trung...
Rối loạn tiền đình ngoại biên xảy ra thường là do tổn thương tai trong, hoặc dây thần kinh tiền đình xuất phát từ các nguyên nhân như: viêm tai xương chũm mạn tính, do dùng các thuốc có độc tính gây tổn thương tiền đình như thuốc kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosis, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau, rượu...
Rối loạn tiền đình trung ương
Là bệnh lý thường gặp với những biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế bị choáng váng, chóng mặt, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói. Rối loạn tiền đình trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não mà nguyên nhân có thể là do động mạch mang máu đến nuôi não bộ bị thiểu năng bởi tình trạng xơ mỡ động mạch...
Ảnh minh họa
Nguyên nhân
RLTĐ có rất nhiều nguyên nhân như tuần hoàn kém (rối loạn tuần hoàn); khi thời tiết thay đổi; ngộ độc độc tố hay ngộ độc thực phẩm; rối loạn tuần hoàn não. Một số trường hợp tăng huyết áp cũng gây lên RLTĐ. Những người bị thoái hóa đốt sống cổ cũng có thể bị hội chứng RLTĐ, rối loạn tuần hoàn não.
Ai dễ mắc bệnh?
RLTĐ rất dễ xảy ra ở những người làm việc văn phòng, những người ngồi nhiều trong phòng lạnh và tiếp xúc thường xuyên với máy vi tính. Vì ngồi nhiều trong phòng lạnh, vùng cột sống cổ dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày làm co thắt động mạch cột sống thân nền, gây ra bệnh RLTĐ. Do đó để phòng ngừa bệnh, tránh tái phát bệnh chúng ta cần tránh ngồi nhiều trong phòng lạnh, tránh ngồi lâu trước máy vi tính, không nên ngồi lâu một chỗ trong phòng.
Điều trị
Khi có những triệu chứng như chong mặt, ù tai, đi đứng không vững, nghi ngờ bệnh lý rối loạn tiền đình, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được khám và xác định chính xác nguyên nhân để từ đó có hướng chữa trị thích hợp. Điều trị RLTĐ ngày nay chủ yếu là điều trị nội khoa và hoàn toàn phải do bác sĩ chỉ định về chế độ thuốc men và thời gan, tuyệt đối người bệnh không được tự ý điều trị hoặc điều trị không tuân thủ chế độ y lệnh của bác sĩ đề phòng tái phát.
Theo lời khuyên của bác sĩ: Có thể điều trị theo triệu chứng: Chống chóng mặt: Tanganil, Serc hoặc Beta Serc, Flunarizine; chống nôn: Primperan; Tránh thay đổi tư thế đột ngột trong hộ chứng tiền đình do hạ huyết áp tư thế. Hoặc điều trị theo nguyên nhân.
Bệnh RLTĐ có phòng được không?
Các cụ có câu, phòng bệnh hơn chữa bệnh, nên ngay từ lúc còn khỏe mạnh, bạn nên có chế độ tập luyện đúng cách để phòng tránh các bệnh khác chứ không chỉ là RLTĐ. Bạn nên tập luyện thường xuyên, nhẹ nhàng nhưng đúng động tác, ví dụ tập đốt sống cổ cần quay trái, quay phải, ngả đầu về sau, cúi đầu xuống phải từ từ không vội vàng, mỗi lần tập như vậy cũng chỉ kéo dài từ 5 - 10 phút, không nên tập kéo dài thời gian... Khi đã bị viên mũi họng, xoang cần vệ sinh răng miệng, họng hàng ngày; nhỏ nước muối sinh lý hằng ngày vào mũi để làm sạch mũi do hít thởi không khí có kèm theo vi sinh vật độc hại.
Theo Eva
Làm gì khi nội bài tiết mất cân bằng? Mất cân bằng nội bài tiết là chứng thường gặp ở nữ giới với các biểu hiện kinh nguyệt không đều, vô sinh, béo phì, chàm nám, mụn nhọt, đau sưng vùng ngực, bệnh phụ khoa, dễ tức giận. Để điều hòa nội bài tiết, cần lưu ý: 1. Điều chỉnh ăn uống Thức ăn nên đa dạng, phong phú, thường xuyên thay...