Tăng mạnh cuối tuần, giá vàng trong nước tiến sát ngưỡng 49 triệu đồng/lượng
Giá vàng trong nước hôm nay (25/4) tiếp tục tăng cao, tiến sát ngưỡng 49 triệu đồng/lượng do đà tăng của giá vàng thế giới.
Chốt phiên giao dịch cuối tuần, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng SJC mua vào 48,15 triệu đồng/lượng, bán ra 48,65 triệu đồng/lượng, tăng 200.000 đồng mỗi lượng so với hôm trước. Biên độ giá mua – bán thu hẹp chỉ còn nửa triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước cuối tuần tiến sát ngưỡng 49 triệu đồng/lượng.
Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng SJC tại mức 47,9 triệu đồng/lượng ở chiều mua và 48,55 triệu đồng/lượng chiều bán ra, tăng 100.000 đồng mỗi lượng so với hôm qua và tăng 550.000 đồng/lượng so với đầu tuần.
Trong khi đó, giá vàng thế giới đang treo ở ngưỡng cao: 1.729 USD/ounce, mức cao nhất của hơn 7 năm qua.
Giá vàng thế giới treo cao trong bối cảnh các thị trường tài chính ổn định trở lại. Giá dầu hồi phục sau cú sốc lịch sử và chứng khoán châu Á phần lớn đi lên.
Giá dầu giao tháng 6 tăng trở lại và lên ngưỡng 16 USD/thùng. Trước đó, giá dầu giao tháng 5 rớt kỷ lục xuống âm 40 USD/thùng. Giá dầu giao tháng 6 có lúc xuống gần 10 USD/thùng.
Nhu cầu đối với vàng cũng tăng mạnh trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư châu Á và các thị trường tài chính bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự sụp đổ của giá dầu thô trong tuần này.
Vàng có xu hướng được hưởng lợi từ các biện pháp kích thích mạnh mẽ của các ngân hàng trung ương vì kim loại quí được xem như một hàng rào chống lạm phát và tranh chấp tiền tệ.
Ngọc Vy
Thị trường tài chính 24h: Nhận diện cơ hội đầu tư
VN-Index giữ nhịp đi lên; Nhiều ngân hàng thay tướng trước đại hội cổ đông; Tại thời điểm này, các nhà đầu tư cần chú ý một số yếu tố; Khoảng lặng để nhận diện cơ hội đầu tư; Quỹ VEIL của Dragon Capital: Khó chồng khó; Chứng khoán châu Á chững lại, trừ Nhật Bản; 2 vụ gian lận trong 1 tuần, nhà đầu tư Mỹ phát hoảng với cổ phiếu Trung Quốc...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Video đang HOT
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 8/4 giảm 100.000 so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội tăng trở lại 150.00 đồng/lượng chiều mua vào và 100.000 đồng/lượng chiều bán ra, hiện niêm yết tại 47,15 - 48,02 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua Mỹ giảm 11 USD USD xuống .1649,7 USD/ounce, sang phiên châu Á sáng nay, vàng có thời điểm hồi phục lên 1.660 USD/ounce, trước khi giam lại về về gần 1.650 USD/ounce vào cuối giờ chiều.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,18% lên 100,07 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 8/4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.225 đồng, giảm 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.430 - 23.610 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,85 USD ( 3,60%), lên 24,48 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,23 USD ( 0,72%), lên 32,10 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index thoát sắc đỏ
VN-Index giảm hơn 15 điểm ngay khi mở cửa, phiên trước áp lực chốt lời. Tuy nhiên, đà giảm nhanh chóng được hãm lại và chỉ số thu hẹp dần số điểm đã mất.
Bước vào phiên chiều, nhận thấy bên bán không quá dứt khoát, bên nắm giữ tiền mặt đã nhanh tay xuống tiền mua vào nhiều bluechip, kéo nhiều mã hồi phục, VN-Index theo đó vượt tham chiếu khi đóng cửa.
Trong các mã lớn, khởi sắc nhất là VHM 6,06% lên 70.000 đồng, BID 2,57%; MSN 2,43% POW tăng trần lên 8.540 đồng.
Nhóm cổ phiếu thị trường, ROS, TCH, HAI, ADM tăng kịch trần. Ngoài ra, còn phải kể đến một số mã giữ sắc tím như DMC, ANV, HCD, CCL, LIX, BTP và đặc biệt là tân binh ABS.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 22,47 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 274,5 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 8/4: VN-Index tăng 1,33 điểm ( 0,18%), lên 748,02 điểm; HNX-Index tăng 0,51 điểm ( 0,49%), lên 103,93 điểm; UPCoM-Index giảm 0,12 điểm (-0,24%), xuống 50,31 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Những số liệu mới nhất cho thấy sự bùng phá Covid-19 tại một số nơi tại Mỹ có xu hướng chậm lại đã khéo phố Wall tiếp tục tăng mạnh.
Tuy nhiên sau đó, giới đầu tư lại cảm thấy có gì đó bất an, nên đẩy mạnh bán ra cuối phiên, kéo cả 3 chỉ số chính của phố Wall quay đầu và đóng cửa trong sắc đỏ.
Lực bán mạnh diễn ra trong cuối phiên này khiến giới phân tích lo ngại rằng, thị trường chứng khoán Mỹ có nguy cơ đối mặt với một đợt bán tháo nữa trong một vài phiên tới do sự không chắc chắn xung quanh đại dịch Covid-19.
Kết thúc phiên 7/4, chỉ số Dow Jones giảm 26,13 điểm (-0,12%), xuống 22.653,86 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 4,27 điểm (-0,16%), xuống 2.659,41 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 25,98 điểm (-0,33%), xuống 7.887,26 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản có thêm một phiên giao dịch tích cực, khi Thủ tướng Shinzo Abe chấm dứt tình trạng không chắc chắn trên thị trường bằng tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 1 tháng, trong đó có cả vung thủ tô Tokyo, khiến các nhà đầu tư đổ xô mua cổ phiếu của các nhà khai thác đường sắt và mặt hàng thiết yếu.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 2,13% tại 19.353,24 điểm. Chỉ số Topix tăng 1,59% lên 1.425,47 điểm.
Nhóm cổ phiếu của các nhà khai thác đường sắt tăng vọt với Tobu Railway tăng 5,2%, Odakyu Electric Railway tăng 7%, Keio Corp tăng 5,4% và East Japan Railway Co tăng 5,4%.
Các cửa hàng bách hóa cũng được mua mạnh với J. Front Retailing tăng 6,6%, Takashimaya tăng 6,1%.
Một số cổ phiếu liên quan đến chăm sóc sức khỏe cũng duy trì xu hướng phục hồi. Công ty M3 tăng vọt 11,8% lên mức cao kỷ lục, mặc dù một số nhà phân tích cảnh báo rằng hiện tại giá cổ phiếu này đang cao hơn 100 lần so với thu nhập.
Chứng khoán Trung Quốc quay đầu giảm nhẹ, sau khi số ca nhiễm virus corona mới ở Đại lục đã bất ngờ tăng gấp đôi so với ngày hôm qua.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,19% xuống 2.815,37 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,47% xuống 3.780,34 điểm.
Trong phiên trước đó, cả 2 chỉ số đều tăng hơn 2% nhờ được thúc đẩy bởi việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại hệ thống 4.000 ngân hàng vừa và nhỏ, thì hôm nay sự lo ngại quay trở lại, sau khi Trung Quốc cho biết, các trường nhiễm mới virus corona đã tăng gấp đôi so với ngày hôm qua.
Chứng khoán Hồng Kông cũng điều chỉnh, khi chính quyền thành phố siết chặt việc hạn chế tiếp xúc xã hội.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,17% xuống 23.970,37 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,68% xuống 9.681,95 điểm.
Chính quyền Hồng Kông cho biết, sẽ bắt đầu tiến hành hạn chế tiếp xúc xã hội bao gồm các biện pháo như đóng cửa một số quán bar và quán rượu và lệnh cấm tụ tập nơi công cộng hơn 4 người sẽ được gia hạn cho đến ngày 23/4.
Thông tin tích cực đối trọng lại là chính quyền Thành phố cũng sẽ cung cấp gói cứu trợ trị giá hơn 100 tỷ đô la Hồng Kông (12,9 tỷ USD) để hỗ trợ công nhân và doanh nghiệp đang vật lộn với cuộc khủng hoảng COVID-19, South China Morning Post đưa tin.
Chứng khoán Hàn Quốc đã giảm gần 1% sau hai phiên tăng mạnh trước đó, do các nhà đầu tư nghi ngờ về sự chậm lại của đại dịch Covid-19 và lo ngại về sự không chắc chắn về sự phục hồi của giá dầu.
Tin liên quan đến OPEC được quan tâm nhất khi Bộ trưởng Dầu mỏ Iran cho biết, Iran không đồng ý tổ chức bất kỳ cuộc họp OPEC nào, khi chưa có một đề xuất rõ ràng.
Kết thúc phiên 8/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 403,06 điểm ( 2,13%), lên 19.353,24 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 5,39 điểm (-0,19%), xuống 2.815,37 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 282,92 điểm (-1,17%), xuống 23.970,37 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 16,46 điểm (-0,90%), xuống 1.807,14 điểm.
Thạch Bắc
Giá vàng thế giới tăng do lo ngại về dịch COVID-19 Giá vàng thế giới tăng trong phiên 8/4, giữa lúc nhu cầu đối với các tài sản rủi ro suy yếu, khi số ca tử vong do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gia tăng đã làm giảm hy vọng về khả năng dịch bệnh sẽ nhanh chóng được kiểm soát. Vàng miếng được trưng bày tại một sàn giao dịch ở...