Tăng lương: Vui ít, buồn nhiều
Hai tháng sau khi mức lương tối thiểu được điều chỉnh, cuộc sống của phần lớn công nhân vẫn hết sức chật vật
Công nhân mua rau ở trước cổng KCN Tân Tạo – TPHCM.
Bữa cơm chiều của 4 mẹ con chị Phạm Thị Nguyệt, công nhân (CN) Công ty QMI Industrial Việt Nam (KCN Tân Tạo – TPHCM), hết sức đạm bạc, chỉ có canh cà chua trứng và vài con cá chiên. “Đợt điều chỉnh lương vừa rồi, mức lương tối thiểu của CN đạt 2,5 triệu đồng/người. Với mức lương này, phải chi tiêu tằn tiện lắm thì mới sống được”- chị Nguyệt thở dài.
Gói ghém chi tiêu
Cùng tâm trạng ấy, nữ CN Trần Thị Duyên (Công ty Kollan – KCX Linh Trung 1) bộc bạch: “Đợt vừa rồi, công ty đã nâng lương tối thiểu lên 2,5 triệu đồng/tháng, cộng thêm phụ cấp nhà trọ, xăng, chuyên cần… khoảng 750.000 đồng đến 850.000 đồng/người/tháng. Nói thật, mức thu nhập này chỉ người độc thân mới đủ sống, còn người có gia đình thì rất chật vật”.
Được tăng lương tối thiểu lên 2,5 triệu đồng/tháng song anh Nguyễn Đại Thạch, Công ty Organ Needle (KCX Tân Thuận), không lấy làm vui. “Với mức lương đó cộng thêm phụ cấp xăng, chuyên cần, tiền nhà khoảng 600.000 đồng/tháng thì cũng ổn. Nhưng giá cả ở KCX Tân Thuận đắt đỏ quá, vợ chồng tôi thuê một phòng trọ đến 1,5 triệu đồng/tháng và tiền nước đến 20.000 đồng/m3. Lương có tăng nhưng giá cả đắt đỏ như vậy, chúng tôi cũng không để dành được đồng nào”- anh Thạch thở dài.
“Đã nâng rồi nay không điều chỉnh nữa”
Tại cuộc họp giao ban về tình hình quan hệ lao động mới đây, nhiều cán bộ Công đoàn (CĐ) cơ sở cho biết không ít doanh nghiệp (DN) trả lương bằng mức tối thiểu. Thực trạng này khiến CN rất bức xúc, quan hệ lao động luôn tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp.
Tiếp xúc với chúng tôi, nhiều nữ CN Công ty Dệt Song Tân rất bức xúc vì DN thông báo không tăng lương, dù mức lương cơ bản thấp hơn lương tối thiểu.
Video đang HOT
CN Bùi Thị Dung cho biết: “Thấy các DN khác tăng lương mà công ty mình không nói gì, chúng tôi thắc mắc thì được trả lời là đã nâng rồi nên không điều chỉnh nữa. Trong khi đó, lương cơ bản của công ty hiện chưa tới 2 triệu đồng/tháng”.
Bản thân chị Dung đã làm việc tại công ty 3 năm nhưng lương cơ bản tháng 10/2011 chỉ có 1,95 triệu đồng/tháng. Chính vì lương thấp, chị và nhiều CN khác phải tăng ca liên tục, có hôm đến 22 giờ mới về; đến nỗi tiền tăng ca tháng 10/2011 của chị Dung còn cao hơn cả lương cơ bản (khoảng 2,1 triệu đồng).
Tương tự là trường hợp của anh Trần Văn Thuật, đang làm việc cho Công ty Phúc Khang ở quận 6. “Đợt lãnh lương vừa rồi vẫn không có gì thay đổi. Mọi người thắc mắc thì phòng nhân sự giải thích mức lương của công ty đã bằng lương tối thiểu nên không được tăng nữa”- anh Thuật buồn rầu.
Chóng mặt với giá nhà trọ
Có thể nói, từ nhiều năm nay, niềm vuităng lương của CN chưa bao giờ được trọn vẹn, bởi họ luôn đối diện với nỗi lo tăng giá. Tại Công ty Sản xuất nước tương Việt Tiến (KCN Tân Bình – TPHCM), khi công ty nâng mức lương tối thiểu từ 1,5 triệu đồng/tháng lên 2,2 triệu đồng/tháng; cộng với phụ cấp nhà trọ, chuyên cần, tăng ca, mỗi tháng thu nhập của CN được hơn 3 triệu đồng. Nhưng vừa được tăng lương thì tiền nhà trọ cũng tăng lên.
“Trước đây, tôi ở nhà trọ giá 800.000 đồng/phòng/2 người, nước 15.000 đồng/người, điện 3.000 đồng/KWh nhưng nghe tin tăng lương, chủ nhà trọ cũng tăng ngay tiền nhà lên thêm 100.000 đồng, tăng tiền nước thêm 5.000 đồng/người”- chị Nguyễn Thị Kiều Trang cho biết.
Được CĐ và công ty quan tâm và mức lương tăng trong đợt này khá cao (từ 400.000 đồng – 450.000 đồng/người) nhưng đời sống của nhiều CN Công ty Ampfield (KCN Tân Bình) vẫn chẳng khá hơn vì giá nhà trọ tăng cao đột biến.
“Vừa nghe tin điều chỉnh lương tối thiểu từ ngày 1/10 là chủ nhà trọ đua nhau tăng giá, có chỗ tăng đến 300.000 đồng/tháng (như khu nhà trọ số 115 Nguyễn Hữu Tiên, phường Tây Thạnh và khu nhà trọ ở số 491 Lê Trọng Tấn, quận Tân Phú – TPHCM) khiến nhiều CN điêu đứng. Cuối cùng, dù CĐ đã cố gắng thương lượng để có một mức tăng hợp lý nhưng do không thể can thiệp được việc tăng giá phòng của các chủ nhà trọ thì khoản lương tăng ấy cũng không cải thiện được đời sống CN” – bà Võ Thị Sáu, Chủ tịch CĐ Công ty Ampfield, cho biết như vậy.
Theo Dân Trí
Tiết lạnh húp hà lẩu mắm cá ba sa miền Tây
Vài năm trước, khi thấy 2 từ "lẩu mắm" xuất hiện nơi các quán ăn, thú thật, tôi không khỏi ngỡ ngàng và thắc mắc tại sao món ăn dân dã, quê mùa ngày xưa, nay lại "chễm chệ" hiện diện nơi thành phố?
Tôi nhớ lúc bấy giờ ở quê, trong những ngày hè khó kiếm thức ăn, má thường xuống bếp lấy một chén mắm sặt (hoặc mắm cá linh) trong hũ cho vào nồi nấu cùng với một ít nước lã. Chờ thịt cá rã ra, dùng vợt lược bỏ xương lấy nước. Sau đó, ra sau vườn hái trái cà tím, trái khổ qua, hay vài trái đậu bắp rửa sạch, xắt miếng bỏ vào nồi mắm nấu chín, là xong. Đôi khi, ba câu được con cá lóc, cá rô, cá sặt... thì má cho thêm vào nồi mắm để thay đổi khẩu vị. Bữa cơm đạm bạc được dọn lên, đơn giản chỉ có tô "mắm kho" ăn kèm cùng một ít rau sống như: bông súng, bắp chuối,... chấm vào thế thôi! Vậy "lẩu mắm" nơi đây có khác gì "nồi mắm kho" nơi quê nhà ngày xưa? Thắc mắc cứ mãi đeo đẳng trong tôi và được "giải mã" khi tôi cùng người bạn thân vào quán ăn khám phá.
Lẩu mắm ngày nay khác xa với nồi mắm kho nơi quê nhà rất nhiều. Nước mắm ở quê hơi mặn, mùi vị không hấp dẫn. Mỗi khi ăn múc ra tô cho nên mắm bị nguội, mất ngon. Còn "lẩu mắm" ở nơi đây được đặt trên chiếc bếp gas, làm cho nước mắm luôn giữ được độ nóng. Ngoài ra, nước lẩu còn được pha với nước dừa tươi (hoặc nước xương hầm), nên có mùi thơm ngon quyến rũ hơn.
Nguyên, phụ liệu trong và ngoài nồi lẩu mắm thì rất phong phú: Những khứa thịt cá ba sa đậm mỡ, cùng những lát thịt ba rọi màu trắng mỡ màng như mời gọi. Sóng sánh trên mặt nồi là những miếng sả bằm nổi li ti, xen lẫn màu tím của cà, màu xanh của khổ qua (mướp đắng), và những lát ớt màu đỏ, trông thật bắt mắt. Cạnh đó chờ sẵn là đĩa tôm sú, mực tươi, đĩa bún trắng ngần, đĩa rau xanh đầy ngồn, đủ chủng loại của miệt đồng bằng sông nước miền Tây mùa lũ như: rau muống, bắp chuối (xắt sợi), bông súng, rau nhút, cù nèo, bông điên điển, bông so đũa, rau đắng biển, ngò om,..v..v..., chỉ nhìn qua thôi cũng phát thèm!.
Có thể ví von món "lẩu mắm cá ba sa miền Tây" trong quán ăn hôm nay như "cô Tấm ngày xưa đã rời làng quê lên thành phố" vì "hương đồng gió nội đã phai đi ít nhiều!". Không chờ đợi thêm nữa, tôi và bạn cầm đũa gắp rau sống, tôm sú, mực tươi cho vào lẩu mắm, chờ chín. Thuận tay, tôi gắp bún vào chén và dùng vá múc tôm sú, mực, thịt cá ba sa, rau sống lẫn nước lẩu mắm cho vào chén và đưa lên miệng thưởng thức. Mùi thơm đặc trưng của nước lẩu lẫn vị ngọt béo của cá, của thịt hòa lẫn với những cọng bún mềm trơn tuột vào miệng. Thật tuyệt, khiến chúng tôi ăn hoài không ngán!.
Sau món ăn này, những thắc mắc ban đầu trong tôi gần như là "phá sản". Món lẩu mắm ngày nay đã khác xa ngày xưa nhiều lắm - cả nội dung lẫn hình thức - nó phong phú, đa dạng và đã nâng lên một tầm cao mới trong "nghệ thuật ẩm thực", đúng như sự nhận xét của bạn tôi. Người chủ quán, thấy tôi như bị "mê hoặc" bởi món ăn này đã vui vẻ chia sẻ cách chế biến, đơn giản như sau:
Nguyên liệu và chế biến:
- Cá ba sa (1 con khoảng 600 - 700 gram) làm sạch, cắt khúc để ráo. Chiên sơ cá hơi vàng. Cá ba sa vốn nhiều nhớt, khi làm cá phải rửa bằng nước nóng, cạo sạch nhớt.
- Thịt ba rọi (200 gram): Xắt miếng vừa đũa gắp.
- Hải sản: Mực tươi (300 gram) làm sach, xắt miếng Tôm sú (300 gram) lột vỏ xếp ra đĩa. (Có người còn cầu kỳ hơn thêm: hột vịt lộn, thịt bò...vào nữa)
- Mắm: Mắm sặt mắm cá linh (khoảng 200 gram). Pha chung 2 loại mắm với nhau khi nấu, vì nước cá linh có màu vàng đẹp và béo. Đổ một ít nước nấu tan thịt, lược bỏ xương cá, lấy nước.
- Dừa tươi : 1 trái. Chặt lấy nước cho vào nước mắm cho vừa đủ (nước mắm không quá loãng ).
- Sả Ớt bằm nhuyễn Thịt ba rọi phi với dầu mỡ cho thơm. Đổ nước mắm đã pha loãng với nước dừa tươi vào nồi (thứ nhất). Cho cá ba sa vào nồi nấu sôi. Nêm gia vị (đường) cho vừa khẩu vị.
- Cà tím khổ qua cho vào nồi thứ nhất, nấu vừa chín tới, nhắc xuống. Cho tất cả nồi mắm (nồi thứ nhất) vào lẩu (nồi thứ 2) và đặt lẩu trên bếp gas. Khi ăn, bật bếp gas cho nước mắm trong lẩu sôi, nhúng các phụ liệu khác vào.
Phụ liệu ăn kèm:
- Bún (2 kg) xếp ra dĩa.
- Các loại rau sống: bông súng, bông so đũa, bông điên điển, rau muống, bắp chuối, cù nèo, rau nhút, đậu bắp, rau đắng biển, ngò om... xếp ra dĩa.
Lưu ý, món "Lẩu mắm cá ba sa" phải ăn nóng mới ngon
Theo VNE
Nhọc nhằn sinh viên đi làm thêm Những công việc sinh viên đi làm thêm đa phần mang tính chất thời vụ, không có hợp đồng, bảo hiểm y tế, nên khi xảy ra tai nạn, bị lừa cũng đành "ngậm bồ hòn", tự xoay xở khiến nhiều sinh viên lâm vào cảnh "dở khóc dở cười"... Giữa thời buổi vật giá tăng cao, giá cả sinh hoạt liên tục...