Tăng lương và trợ cấp xã hội: Chọn phương án tăng 10% hay 15%?
Về việc tăng lương hưu và trợ cấp xã hội, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng cần chọn phương án phù hợp để ít nhất bù được trượt giá.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến cho dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng với hai phương án tăng. Phương án thứ nhất: Nếu điều chỉnh từ ngày 1/7, Bộ kiến nghị tăng 10%.
Phương án thứ 2: Nếu điều chỉnh từ 1/1/2022, mức tăng kiến nghị là 15%. Nếu chính sách này được thông qua, sẽ có khoảng 426 nghìn người thuộc 8 nhóm thụ hưởng, gồm công chức, viên chức, người lao động; quân nhân; công an…
Phóng viên VOV2 trao đổi với ông Đỗ Văn Sinh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị, về vấn đề này.
Ông Đỗ Văn Sinh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. (Ảnh: Tổ quốc)
- Thưa ông, đang có nhiều ý kiến khác nhau về 2 phương án tăng lương hưu và trợ cấp xã hội của Bộ LĐ,TH&XH là tăng 10% từ đầu tháng 7 năm nay và tăng 15% từ đầu năm tới. Ông thiên về phương án nào?
Video đang HOT
Chúng ta muốn xây dựng thị trường lao động thì tiền lương ít nhất phải đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của người lao động. Cả năm ngoái, chúng ta không tăng và chỉ số CPI là gần 4%.
Năm nay, nếu chỉ số này là khoảng 4% thì đã mất 8% trong 2 năm rồi. Vậy chúng ta tăng thì phải là phương án tăng cao 15% để ít nhất bù được trượt giá. Nhu cầu con người luôn luôn tăng. Tăng thấp thì người ta sống bằng cái gì?
- Một số ý kiến cho rằng mức tăng như vậy còn khiêm tốn, nhất là trong bối cảnh hậu đại dịch ở nước ta, đời sống của nhiều người rất khó khăn. Quan điểm của ông thế nào về nhận định này?
Hiện nay chúng ta có 2 khu vực tăng lương. Một là tăng lương đối với khu vực sản xuất thì có lương tối thiểu vùng. Hai là tăng lương đối với khu vực làm công ăn lương của Nhà nước. Rõ ràng chúng ta phải tiến hành song song với nhau.
Tôi vẫn nói rằng phải có 2 phần tăng là tăng để bù đắp phần trượt giá, tức là để giữ được tiền lương thực tế. Hai nữa, khi năng suất lao động tăng thì lương phải được cải thiện. Cái này là xu hướng chung. Ai cũng muốn được cải thiện nhiều hơn thì rõ ràng phải tăng lương cho người ta.
- Thực tế cho thấy, với mức lương chung hiện nay, nhiều người lao động đang có cuộc sống khá chật vật. Theo ông, chính sách tiền lương nên thay đổi thế nào để người lao động có thể “sống bằng đồng lương”?
Tôi cho rằng, quan trọng nhất là chúng ta phải cải cách hệ thống tiền lương, chứ như hiện nay tiền lương chưa trở thành động lực, kích thích đối với người lao động, đặc biệt là khối làm công ăn lương nhà nước.
Một người học đại học ra đi làm, lương hệ số 2,34 thì có sống được không? Tôi nghĩ là không.
Rõ ràng chúng ta phải có cải cách. Ai cũng muốn năng suất lao động cao hơn mà tiền lương như thế thì có thu hút được không? Rõ ràng là không.
Chúng ta phải có lộ trình. Chúng ta có Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương, lẽ ra năm 2021 chúng ta có chính sách cải cách toàn diện nhưng bây giờ chúng ta đã làm đâu. Quá chậm!
- Xin cảm ơn ông!
Đề xuất tăng 15% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội
Bộ LĐTB&XH đề xuất tăng 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2022. Số người dự kiến được điều chỉnh từ nguồn ngân sách Nhà nước là gần 897.000 người.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đang dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng. Nếu nội dung này được thông qua, 8 nhóm đối tượng sẽ được điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng từ ngày 1/1/2022.
Theo đó, dự thảo đề xuất điều chỉnh cho người có mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hàng tháng thấp hơn 2,5 triệu đồng/tháng.
Cụ thể, tăng 200.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp hàng tháng từ 2,3 triệu đồng/người/tháng trở xuống. Tăng lên 2,5 triệu đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp hàng tháng từ 2,3 triệu đồng/người/tháng đến dưới 2,5 triệu đồng/người/tháng.
Lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội dự kiến tăng 15% kể từ năm 2022. Ảnh: Thế Sơn.
Bộ LĐTB&XH cho biết đề xuất này nhằm đảm bảo bù đắp trượt giá để duy trì giá trị của khoản lương hưu, trợ cấp hiện hưởng của người thụ hưởng do tác động bởi yếu tố lạm phát. Việc này cũng nhằm chia sẻ một phần thành quả từ phát triển kinh tế của các năm 2019-2021 và lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội không được điều chỉnh trong giai đoạn 2020-2021.
Ngoài ra, mức điều chỉnh trên thấp hơn mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội trong 3 năm 2019, 2020 và 2021 (khoảng gần 17%), phù hợp với tốc độ tăng trưởng đầu tư của quỹ bảo hiểm xã hội.
Nếu thực hiện theo phương án này, số người được điều chỉnh lương và trợ cấp từ nguồn ngân sách Nhà nước chi trả là gần 897.000 người, dự kiến kinh phí tăng thêm trong năm 2022 là 47.226 tỷ đồng, bao gồm cả khoản đóng bảo hiểm y tế.
Dự kiến, hơn 2,2 triệu người sẽ được điều chỉnh lương và trợ cấp từ nguồn quỹ bảo hiểm xã hội chi trả, kinh phí tăng thêm trong năm 2022 khoảng 168.045 tỷ đồng.
Khoảng 426.000 người là đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 và có mức lương hưu đang hưởng thấp hơn 2,5 triệu đồng/tháng sẽ được điều chỉnh lương và trợ cấp. Nếu thực hiện điều chỉnh từ ngày 1/1/2022, chi phí tăng thêm dự kiến là 700 tỷ đồng.
Nếu 'nhũng nhiễu' doanh nghiệp, lập tức thay trưởng đoàn thanh tra "Khi chủ một công ty xây dựng ở TPHCM phản ánh đoàn thanh tra yêu cầu cung cấp thông tin lan man.., tôi thay ngay trưởng đoàn", ông Nguyễn Tiến Tùng- Chánh Thanh tra Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết. Ông Nguyễn Tiến Tùng cùng đại diện liên quan bấm nút khởi động chiến dịch thanh tra Ngày 2/4,...