Tăng lương: Doanh nghiệp kêu khó, người lao động lo sợ?
Doanh nghiệp (DN) lo tăng lương sẽ phải cõng thêm chi phí. Còn người lao động sợ trong lúc khó khăn, các chi phí đội cao. Do đó, tăng lương tối thiểu thực sự đang là “ bài toán khó” khi áp lực cạnh tranh ngày càng lớn.
Tăng lương: Doanh nghiệp kêu khó
Dân trí cho biết, hai năm qua, Chính phủ đã tăng lương tối thiểu liên tục và mức tăng đều trên 12%, nhưng thực chất, mức lương tối thiểu hiện nay vẫn chưa đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu.
Dù đã nhiều lần thực hiện cải cách tiền lương, thế nhưng đến nay, mức lương tối thiểu của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.
Cuối tháng 4 vừa qua, Hội đồng tiền lương quốc gia đã có phiên họp bàn kỹ thuật cho đợt tăng lương trong năm nay. Tuy nhiên điều mong đợi nhất là liệu lộ trình tăng lương tối thiểu có cán đích vào năm 2017 để ổn định đời sống của người lao động hay không?
Theo tính toán, năm 2017 lương tối thiểu phải tăng khoảng 30% mới đạt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên các chuyên gia cho biết việc điều chỉnh lương trong các năm tới cũng vẫn cần phải theo một lộ trình nhất định. Còn nhớ, năm 2015, Hội đồng tiền lương quốc gia đã phải trải qua nhiều kỳ họp mới đi đến được thống nhất về mức tăng lương tối thiểu vùng 2016 là 12,4%.
Tăng lương tối thiểu sẽ vẫn đang là bài toán khó cho cả doanh nghiệp và người lao động. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Tuy nhiên, mức lương hiện nay còn xa mới đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Trong khi đó doanh nghiệp lại kêu khó khăn nếu cứ tăng lương.
Cụ thể, VOV đưa tin, theo Hiệp hội Dệt may, chính sách tăng lương tối thiểu thường xuyên đối với các ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày… đang gây rất nhiều khó khăn cho DN.
Chỉ tính từ giai đoạn 2008 – 2016 mức lương tối thiểu vùng đối với DN trong nước đã tăng bình quân 26,4%/năm và đối với các doanh nghiệp FDI đã tăng 18,1%/năm, trong khi chỉ số giá tiêu dùng trong giai đoạn này tăng bình quân 10,7%, năng suất lao động tăng 3,9%.
Mỗi lần tăng lương tối thiểu là chi phí nhân công tăng theo do doanh nghiệp phải bù thu nhập cho những người lao động mới tuyển, tay nghề yếu, những người khả năng lao động có hạn; Phải tăng các khoản trích nộp bảo hiểm, kinh phí công đoàn… vì lương tối thiểu là căn cứ để xác định mức lương khởi điểm trong hệ thống thang, bảng lương theo quy định của Chính phủ,
Cùng với nỗi lo giải bài toán chi phí để tăng lương, bà Nguyễn Thị Hảo (Công ty TNHH Thương mại Haco) cho biết, đợt tăng lương năm 2016, DN đã phải lỗi hẹn với người lao động tới 4 tháng bởi tình hình kinh doanh không cho phép doanh nghiệp tiêu tốn thêm bất cứ một khoản chi phí nào
Người lao động lo cắt giảm
Thông tin trên VOV, bà Bùi Phương Chi- Trưởng phòng công tác giới – Ban nữ công Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, tiền lương, thu nhập thực tế của đa số công nhân hiện nay còn thấp so với nhu cầu cơ bản của cuộc sống, không đủ để trang trải cho các chi phí cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày.
Theo kết quả điều tra khảo sát và tính toán của Viện Công nhân – Công đoàn cho thấy, nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ trong 2 năm 2015-2016 luôn thấp hơn mức lương tối thiểu từ 15-24%.
Trong khi đó, DN có xu hướng chia cắt tiền lương, trả lương cho NLĐ xấp xỉ hoặc cao hơn chút ít so với mức lương tối thiểu. Bù vào đó là các khoản phụ cấp, trợ cấp khác như tiền chuyên cần, xăng xe, ăn trưa mà doanh nghiệp trả thêm cho NLĐ.
Một điều cũng cần cân nhắc khi tính đến tăng lương tối thiểu là DN để vượt qua khó khăn họ sẵn sàng cắt giảm lao động. Trong lúc này, người lao động nếu mất việc thì khó khăn còn chồng chất hơn, bởi với họ thu nhập và việc làm có vai trò quan trọng như nhau.
Do đó, theo Dân trí, đến thời điểm này, cũng có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc tăng lương. Doanh nghiệp thì muốn người lao động chia sẻ bằng cách giãn lộ trình tăng lương. Còn người lao động thì lo sợ gánh nặng về lương và bảo hiểm sẽ khiến DN phải co hẹp sản xuất, cắt bớt việc làm vì thế nguy cơ họ mất việc lại tăng lên. Với người lao động, mất việc còn đáng sợ hơn lương thấp.
Về vấn đề này, ông Lê Trọng Sang, Trưởng Ban quan hệ lao động – Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam khẳng định, việc tăng lương vẫn phải tiến hành theo lộ trình còn mức tăng bao nhiêu thì phải cân nhắc, chờ điều kiện cụ thể đời sống của người lao động và mức chịu đựng của doanh nghiệp.
Mục tiêu đến năm 2017, lương tối thiểu phải đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động. Tuy nhiên, liệu chúng ta có đạt được mục tiêu đề ra hay không còn phụ thuộc rất lớn vào tình hình kinh tế thế giới, biến động về tình hình sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm bán ra của doanh nghiệp.
Theo Đời sống pháp luật
Sắp xét tăng lương tối thiểu năm 2017
Cuối tháng này, Hội đồng tiền lương Quốc gia sẽ khảo sát, đánh giá cho kỳ tăng lương tối thiểu vùng năm 2017.
Cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4, Bộ Lao đông - Thương Binh và Xã hội sẽ tổ chức khảo sát, đánh giá cho kỳ tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 (Ảnh minh họa)
Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội (LĐTB&XH) vừa yêu cầu các địa phương đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện quy định lương tối thiểu vùng 2016.
Theo đó, dự kiến cuối tháng 3, đầu tháng 4, Hội đồng tiền lương Quốc gia sẽ tổ chức khảo sát, đánh giá cho kỳ tăng lương tối thiểu vùng năm 2017.
Bộ LĐTB&XH đề nghị các địa phương tổng hợp sớm số liệu liên quan, các đề xuất của doanh nghiệp, khu công nghiệp, hiệp hội.
Liên quan tới việc đánh giá lương tối thiểu và bảo hiểm xã hội, Bộ LĐTB&XH đang gặp gỡ tiếp thu ý kiến từ phía các tổng công ty, doanh nghiệp trong nước và FDI - doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lĩnh vực dệt may, lắp ráp điện tử tại Hưng Yên, Ninh Bình, Thái Nguyên...
Từ các nguồn thông tin trên, Bộ sẽ bổ sung nội dung cho đợt đối thoại tăng lương tối thiểu vùng năm 2017. Cuộc đối thoại sẽ có sự góp mặt của Tổng Liên đoàn Lao động VN, Phòng Thương mại - Công nghiệp VN (VCCI).
Trước đó, ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ký công văn gửi liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố, tổng công ty về việc giám sát mức lương tối thiểu vùng năm 2016.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lưu ý giám sát khi doanh nghiệp tăng lương tối thiểu, không được xóa bỏ, cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc trong điều kiện lao động độc hại, nặng nhọc và các chế độ khách theo quy định của Luật Lao động.
Từ ngày 1/1/2016, mức lương tối thiểu vùng 2016 và BHXH bắt buộc theo Luật BHXH chính thức được áp dụng. Mức lương tối thiểu vùng 2016 là: vùng I: 3.500.000 đồng/tháng; vùng II: 3.100.000 đồng/tháng; vùng III: 2.700.000 đồng/tháng; vùng IV: 2.400.000 đồng/tháng.
Theo_24h
Hôm nay, hàng triệu người lao động được tăng lương Từ 1.1.2016, mức lương tối thiểu sẽ tăng từ 250.000-400.000 đồng; tăng trung bình khoảng 12.4%. Từ 1/1/2016, mức lương tối thiểu sẽ tăng từ 250.000-400.000 đồng; tăng trung bình khoảng 12.4%. Theo Nghị định 122/2015/NĐ-CP ngày 14/11/2015 của Chính phủ, từ ngày hôm nay (1/1/2016), mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp như sau: Vùng 1 là 3,5...