Tăng lương: Cần 10, chỉ được… 7!

Theo dõi VGT trên

“Lương tăng đều 20 năm qua nhưng là “chạy” theo tăng giá, chất lượng đời sống không tăng. Tăng lương chưa đủ độ để trở thành đòn bẩy kinh tế, giống như người bệnh cần uống 10 thang thuốc nhưng chỉ đủ tiền bốc 7 thang, không vực dậy được”…

Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội của Quốc hội, ông Bùi Sỹ Lợi, phát biểu trong buổi tọa đàm về các vấn đề tài chính ngân sách những tháng đầu năm và định hướng giai đoạn tới do UB Tài chính – ngân sách tổ chức.

Một nội dung được nhiều đại biểu mổ xẻ trong buổi tọa đàm là chính sách tiền lương hiện nay. Về tiền lương công vụ, tỷ lệ ngân sách nhà nước dành chi lương. Theo thống kê, tỷ lệ chi cho lương chiếm 6% trong tổng dự toán chi ngân sách nhà nước. Chi cải cách tiền lương riêng trong năm 2012 cũng lên tới 59.300 tỷ đồng.

Đại biểu băn khoăn: Chi lương như vậy liệu có tạo thêm gánh nặng cho ngân sách hay do Việt Nam chưa có bộ khung ngân sách hợp lý dành cho việc phân bổ tiền lương?

Một câu hỏi khác, những đối tượng nào hưởng lương từ ngân sách nhà nước, chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng số lao động? Nếu đưa thêm nhóm viên chức (bao gồm cả bác sĩ, nhân viên y tế, thầy cô giáo, nhân viên giáo dục) với tổng số khoảng 5 triệu người vào diện hưởng lương từ ngân sách (thậm chí nếu tính cả người nghỉ hưu thuộc diện này, đối tượng chính sách – con số lên tới 9 triệu người), mức chịu đựng của ngân sách sẽ thế nào?

Tăng lương: Cần 10, chỉ được... 7! - Hình 1

Lương vẫn đều đặn tăng suốt 20 năm qua nhưng đời sống không cải thiện tương xứng.

Cố vấn chính sách về cải cách hành chính của Liên hợp quốc tại Việt Nam, ông Jairo Acuna Alfaro, bày tỏ băn khoăn về nghịch lý, mức lương tối thiểu ở Việt Nam hiện quá thấp nhưng ai cũng muốn mất tiền để “chạy” được vào nhà nước. Ông Jairo cho rằng, như vậy phải làm rõ thu nhập ngoài lương là gì? Có phải là nguồn phi pháp?

Ngoài ra, vấn đề hiệu suất hoạt động và chi tiêu của ngân sách nhà nước có thể đã tạo ra sân chơi không công bằng trong thu hút nhân lực, giữ chân công chức.

“Trong điều kiện lương quá thấp như hiện nay nhưng chi mức tối thiểu đã chiếm tới 6-7% tổng chi ngân sách mà tổng thu nhập của cá nhân lại cao hơn tiền chính thức, chứng tỏ hiệu suất lao động rất thấp, phân tán” – ông Jairo Acuna phán đoán.

Cũng có thể nói, việc này là nghịch lý khi cán bộ công chức luôn phải tìm kiếm nguồn thu nhập bổ sung, mà thu nhập bổ sung cũng lại từ ngân sách mà ra. Như vậy vừa phải chi phí lớn để thu hút về nhiều người yếu kém.

Video đang HOT

Cố vấn chính sách về cải cách hành chính của Liên hợp quốc khuyến cáo, Chính phủ không thể không quan tâm đến sự phân bổ nguồn lực một cách phân tán như vậy. Phải quan tâm giám sát thật chặt chẽ nguồn thu nhập ngoài lương cũng như thẩm định việc công bố công khai tài sản.

Ông Bùi Sĩ Lợi cho rằng, bản chất chuyện tiền lương ở Việt Nam không chỉ như thế. Ông Lợi phân tích, tổng số người đang hưởng lương hiện nay là 8 triệu người (trừ lực lượng quân đội), trong đó chỉ hơn 300.000 người là cán bộ công chức đúng nghĩa.

Nguồn chi để cải cách tiền lương hàng năm chia cho 4 khu vực. Nhóm người có công nhận ưu đãi đặc biệt. Nhóm người hưởng trợ cấp xã hội cũng được ưu tiên đảm bảo.

Gánh nặng lớn nhất nằm ở nhóm thứ 3 – nhóm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập. Số này có hơn 1,7 triệu người, chiếm 25,9% đối tượng hưởng lương từ ngân sách và ngốn 30% ngân sách cho lương.

Trong khi đó, tiền lương tối thiểu đều đặn tăng suốt 20 năm qua (từ năm 1993 đến nay). “Hễ chỉ số giá tiêu dùng tăng lên là lương cũng được điều chỉnh nhưng chất lượng đời sống thực lại không hề tăng. Do đó, tiền lương chưa thể đóng vai trò đòn bẩy kinh tế, giống như một người bệnh cần uống 10 thang thuốc mới khỏi bệnh, nhưng chỉ đủ tiền bốc 7 thang, không thể vực dậy được” – ông Lợi lập luận.

Theo đó, Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội cho rằng, không thể cải cách tiền lương một cách hiệu quả với một gánh quá nặng, quá nhiều đối tượng như vậy. Muốn cải cách, 4 khu vực lương (người có công, đối tượng chính sách, viên chức và công chức) phải độc lập, nằm trong tổng thể chính sách xã hội.

TS. Dương Đình Giáo (Viện nghiên cứu chính sách công nghiệp của Bộ Công thương) nhìn nhận, khó khăn trong cải cách tiền lương ở Việt Nam là về đối tượng hưởng và mức lương trung bình. Ông Giáo cho rằng, sự thật, ai cũng hiểu chỉ cần giảm đi 30% số người hưởng lương mà không làm việc, sáng cắp ô đi tối cắp ô về, thì tiền sẽ có thể tăng lên 50% ngay.

Thêm một tồn tại thực tế, cùng là nhà nước nhưng lương các khu vực lại rất khác nhau, chưa tính đến khu vực doanh nghiệp nhà nước, lương cao hơn rất nhiều.

Phó Chủ nhiệm Bùi Sĩ Lợi cũng nêu lo ngại với biểu hiện, tiền lương tăng nhưng năng suất lao động giảm vì việc… cào bằng. Ông Lợi đề nghị tính toán lại cơ chế, không nên hỗ trợ đối với khu vực sự nghiệp công lập (chiếm tỷ trọng 25%) mà phải áp dụng phương thức tính đúng tính đủ.

Khu vực hành chính sự nghiệp với khoảng hơn 300 ngàn công chức thì cần trả lương theo tiêu chuẩn chức danh gắn với vị trí việc làm để khắc phục tình trạng bất hợp lý lâu nay. Ông Lợi dẫn chứng những bất cập ngay trong đội ngũ thường trực của các ủy ban Quốc hội. Có những đại biểu Quốc hội đảm đương công việc phó chủ nhiệm các ủy ban nhiều năm nhưng tiền lương lại thua nhiều ủy viên thường trực mới trúng cử. Đơn giản bởi khi trúng cử Quốc hội, các vị này vốn đang nắm giữ trọng trách cao ở địa phương nên khi về Quốc hội, mọi chế độ lương bổng vẫn giữ nguyên như cũ.

Tán thành quan điểm trả lương đúng đối tượng, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải lấy ví dụ, theo quy định trước đây, giáo viên tiểu học chỉ cần trình độ trung cấp (10 ), dạy cấp 2 phải có bằng cao đẳng, dạy cấp 3 phải tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, hiện nay, không ít trường tiểu học mà 100% giáo viên đều trình độ đại học. Ngay khi đi làm phải trả lương ở mức độ bằng cấp này nhưng chất lượng đào tạo vẫn không cao.

Các đơn vị cũng lý giải do cùng tốt nghiệp đại học ra đi làm, dạy cấp 1 hay cấp 3 thì lương khởi điểm phải như nhau. Đại biểu đặt dấu hỏi băn khoăn về điểm này, đề nghị phải trả lương theo vị trí công tác chứ không phải theo bằng cấp, trình độ.

Cố vấn chính sách về cải cách hành chính Jairo Acuna gợi ý trả lương trên cả 2 tiêu chí, vị trí và bằng cấp, tức nếu muốn có một vị trí công việc nhất định thì phải có đủ tiêu chuẩn để đạt vị trí đó, sau đó trả lương theo vị trí công việc đó.

Theo Dantri

"Bệnh nhân vượt tuyến làm bệnh viện đông như trại tị nạn"

"Thực tế có đến 60% bệnh nhân điều trị tại BV tuyến trên chỉ mắc các loại bệnh nhẹ vẫn "dồn" lên, dẫn tới quá tải. Như BV Ung bướu TPHCM tôi vừa đến thăm mới đây vào buổi tối đông như trại tị nạn", Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói.

Ngày 17/4, tại phiên họp toàn thể lần của UB các vấn đề xã hội của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có buổi giải trình về vấn đề chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh và quản lý sử dụng quỹ BHYT.

Liên quan đến vấn đề đăng ký khám chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT, theo báo cáo của Bộ Y tế, hiện nay, tỷ lệ người tham gia BHYT đăng ký hám chữa bệnh ban đầu tại tuyến xã chiếm khoảng 20%, tuyến huyện 60%, tuyến tỉnh và tuyến TƯ 20%. Đa số các cơ sở y tế và cơ quan BHXH đều đã thống nhất việc lập danh sách các cơ sở đủ điều kiện đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu, phân bổ số lượng người tham gia BHYT đăng ký tại mỗi cơ sở phù hợp với khả năng phục vụ của đơn vị, đảm bảo cân đối quỹ khám chữa bệnh BHYT, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người tham gia BHYT.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế cũng thừa nhận những vấn đề tồn tại như việc một số Sở Y tế và BHXH tỉnh không hướng dẫn đăng ký khám chữa bệnh ban đầu về trạm y tế vì chưa yên tâm về chất lượng và khó khăn trong quản lý, giám sát. Việc phân bổ thẻ BHYT tại mỗi cơ sở chưa phù hợp, dẫn đến có những nơi quá đông người đăng ký, có nơi lại quá ít hoặc chủ yếu là đối tượng người cao tuổi, hưu trí dẫn đến việc không đảm bảo cân đối được quỹ khám chữa bệnh BHYT.

Người tham gia BHYT cũng còn phàn nàn về việc phải chờ đợi, thủ tục trong chuyển tuyến khám chữa bệnh còn nhiều phiền hà, nhiều bệnh nhân tự vượt tuyến khám chữa bệnh dẫn đến tình trạng quá tải ở tuyến trên. Đặc biệt, một số trường hợp bệnh nhân trong tình trạng chưa đến mức phải chuyển lên tuyến trên nhưng bác sĩ đã viết giấy chuyển viện theo yêu cầu của người bệnh.

Bệnh nhân vượt tuyến làm bệnh viện đông như trại tị nạn - Hình 1

Cảnh bệnh nhân chui từ gầm giường ra chào Bộ trưởng Y tế trong chuyến thị sát bệnh viện năm ngoái của bà Tiến vẫn gây nhức nhối dư luận.

Ngành Y tế suốt thời gian qua cũng "đau đầu" vì dù ban hành rất nhiều giải pháp để giữ bệnh nhân khám chữa bệnh ở tuyến dưới nhưng số bệnh nhân vượt tuyến vẫn không giảm. Năm 2010 có khoảng trên 3 triệu người 2011 9,1 triệu thì năm 2012 đã có 9,95 triệu bệnh nhân vượt tuyến.

Bộ trưởng Tiến thanh minh: "Thực tế có đến 60% bệnh nhân điều trị tại BV tuyến trên chỉ mắc các loại bệnh nhẹ, đáng lẽ có thể khám chữa bệnh tại BV tuyến cơ sở. Chính điều này dẫn đến quá tải BV tuyến trên. Cụ thể như BV Ung bướu TPHCM tôi vừa đến thăm mới đây vào buổi tối đông như trại tị nạn".

Bà Tiến trao đổi, ngành Y tế ý thức được thực trạng bức xúc này và sẽ đưa ra nhiều giải pháp như phân tuyến kỹ thuật, quy định chuyển tuyến, đồng chi trả, xem lại khám chữa bệnh ban đầu....để chặn vượt tuyến.

"Về việc nhiều cụ già chờ cả đêm đến chiều hôm sau chưa nhận được thuốc và đã đề xuất phân tuyến hoặc có cửa riêng ưu tiên người già, người có công", bà Tiến nói.

Bộ Y tế cũng có chỉ đạo, các BV không tăng cường trang thiết bị, thái độ phục vụ không tốt sẽ cắt hợp đồng BHYT. Bộ trưởng Y tế cũng thông tin, có nhiều vụ sai phạm trong BHYT đã bị xử lý hình sự như việc ở BV Chợ Rẫy...

Đại biểu Phạm Đức Châu (Quảng Trị) chỉ ra nghịch lý khi quỹ bảo hiềm nhiều tỉnh nghèo kết dư lớn nhưng người dân lại không được hưởng. Phân tích về nguyên nhân bệnh nhân vượt tuyến, ông Châu cho rằng, vì khám chữa bệnh ở tuyến dưới được hưởng mức chi trả rất thấp trong khi mức đóng bảo hiểm là như nhau. Việc vượt tuyến theo đó lại càng có lợi cho người giàu. Ông Châu gợi ý hướng quy định, vượt tuyến không được thanh toán bảo hiểm.

Bà Tiến phân trần, khi xây dựng Luật BHYT, quan điểm của Bộ là không thanh toán cho việc vượt tuyến nhưng Quốc hội không đồng ý.

Cũng theo bà Tiến, gói dịch vụ khám chữa bệnh tương tự như ở Việt Nam, người dân các nước lân cận như Thái Lan phải chi trả 80-120 USD cho thẻ BHYT, trong khi mức đóng ở Việt Nam chỉ là 30 USD. Mệnh giá thẻ thấp mà viện phí không cho tăng (năm 2012 đã tăng nhưng mới tính 4/7 cấu thành của viện phí), nên bảo hiểm phải đặt trần khám chữa bệnh.

Mặt khác, việc "nhảy" tuyến, vượt tuyến, theo Bộ trưởng Y tế cũng do lỗi của báo chí "khi có vài ca tai biến là làm rùm beng dẫn đến người dân mất niềm tin vào y tế tuyến cơ sở là không đáng". Tuy nhiên, để nâng chất lượng khám chữa bệnh tuyến sơ sở, Bộ Y tế đang xây dựng cơ chế luân phiên ý bác sỹ đi cơ sở trong thời gian tới đây.

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội) đặt câu hỏi, các bệnh viện tuyến trên khám chữa cho tất cả các bệnh nhân hay chỉ khám chữa bệnh khi tuyến dưới không chữa được? Còn khi chất lượng giá dịch vụ tuyến trên cao hơn tuyến dưới mà vẫn được chi trả bảo hiểm, việc "chạy" chuyển tuyến là đương nhiên. Đây cũng là thách thức đối với vấn đề cân đối quỹ BHYT.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến hứa tháng 6 tới sẽ ban hành thông tư quy định về chuyển tuyến BV. Thông tư này sẽ đề ra các giải pháp kỹ thuật nhằm phân tuyến như đối với bệnh viêm phối thì nhất quyết không lên BV trung ương hay thành lập thêm BV vệ tinh.

"Với thông tư này, nếu BV trung ương nhận chuyển tuyến không đúng sẽ bị xử phạt và hạ bậc. Cụ thể BV tuyến trên mà khám, chữa bệnh nhẹ mà tuyến dưới có khả năng làm được thì hạ bậc BV, đồng thời BHXH không ký hợp đồng khám chữa bệnh nữa"- bà Tiến quả quyết.

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tài xế trần tình vụ bé gái 5 tuổi tử vong khi vừa xuống xe đưa đón
22:03:17 19/11/2024
Lớp học vắng 5 học sinh sau buổi chiều tắm sông định mệnh
17:52:15 19/11/2024
Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Băng qua đường khi vừa xuống xe đưa đón, bé 5 tuổi bị xe tải tông tử vong
20:59:09 19/11/2024
Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích
19:39:21 18/11/2024
Phát hiện ba thi thể nghi là nạn nhân vụ 5 học sinh đuối nước ở Phú Thọ
09:16:39 20/11/2024
Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Huy động tối đa lực lượng tìm kiếm
11:16:44 19/11/2024
Xác định nguyên nhân bệnh nhi 7 tuổi tử vong ở Thanh Hóa
08:06:09 19/11/2024

Tin đang nóng

Bị cáo Trương Huệ Vân xin cho cô ruột Trương Mỹ Lan được sống
05:59:16 20/11/2024
Mẹ ruột con gái nuôi Kim Tiểu Long đau đớn khi bị nói nước mắt giả tạo, cố tình khóc
06:07:23 20/11/2024
Rùng mình khi phát hiện bí mật về anh rể có vẻ ngoài hiền lành, hoàn hảo khiến tôi ám ảnh mãi không dứt
05:52:25 20/11/2024
Hoa hậu Khánh Vân gặp sự cố trước thềm hôn lễ: "Tôi rất hụt hẫng!"
07:34:26 20/11/2024
Một nam ca sĩ phải bán hết tài sản, nhà cửa để mổ 4 lần, sự nghiệp bế tắc là ai?
06:26:27 20/11/2024
Con gái 10 tuổi nhà Tôn Lệ: Gây ấn tượng với khả năng vũ đạo cực đỉnh, được bố mẹ kỳ vọng nối nghiệp nghệ thuật
06:45:50 20/11/2024
5 diễn viên Trung Quốc bị ghét nhất 2024: Triệu Lộ Tư chưa sốc bằng mỹ nhân hội tụ đủ mọi tính xấu
05:48:36 20/11/2024
Ngủ lại nhà bạn trai, nửa đêm đi vệ sinh tôi hét thất thanh khi thấy 2 người 'quấn' lấy nhau trên ghế sofa
05:40:36 20/11/2024

Tin mới nhất

Vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng: Tìm thấy thi thể thứ 2 bị trôi xa 20km

17:45:12 19/11/2024
Lực lượng tìm kiếm cứu nạn cứu hộ tỉnh Phú Thọ đã tìm thấy thi thể thứ 2 trong vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng thuộc địa phận xã Hiền Quan, huyện Tam Nông.

Sự cố thủng thân đập hồ chứa Ia Ring, Gia Lai: Khẩn trương xác minh thiệt hại

11:18:37 19/11/2024
Đồng thời, khẩn trương đánh giá nguyên nhân, hiện trạng toàn bộ công trình của hồ chứa Ia Ring để xây dựng phương án khắc phục toàn diện, đảm bảo an toàn trong thời điểm cao điểm mùa mưa, bão.

Hà Nội: Đã dập tắt vụ cháy nhà kho trong đêm

11:13:32 19/11/2024
Sau đó, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy vẫn tiếp tục phun nước làm mát và túc trực để phòng lửa bùng phát trở lại. Đến khoảng 5 giờ ngày 19/11, lực lượng chức năng đã rời hiện trường.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Cá sấu gần 100 kg mắc cạn ven biển Bạc Liêu

22:15:26 18/11/2024
Chiều 18.11, ông Phan Minh Kha, Bí thư Đảng ủy P.Nhà Mát, TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu) cho biết, trong lúc đi bắt ốc ở bãi bồi ven biển, người dân phát hiện con cá sấu khủng bị mắc cạn.

Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển

18:59:21 18/11/2024
Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km

18:57:05 18/11/2024
Chiều ngày 18/11/2024 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Công điện số 8736/CĐ-BNN-ĐĐ gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ động ứng phó bão số 9.

Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung

13:02:04 18/11/2024
Đến 10h ngày 19/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/h, tiếp tục suy yếu thêm trên khu vực Bắc Biển Đông; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330km về phía Đông Bắc với sức gió cấp 10, giật cấp 12.

NÓNG: Đang cưỡng chế thu hồi 38.800 m2 đất Bãi Sau, TP Vũng Tàu

12:58:53 18/11/2024
Hơn 38.800m2 đất cuối cùng của Bãi Sau đang được TP Vũng Tàu cưỡng chế thu hồi để thực hiện dự án chỉnh trang.

Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

11:01:50 18/11/2024
Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.

Bão Man-yi vào Biển Đông, hướng vào vùng biển Trung Trung Bộ

10:58:59 18/11/2024
Đến 4 giờ ngày 19-11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 20 km/giờ, tiếp tục suy yếu thêm trên khu vực Bắc Biển Đông; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 370 km về phía Đông Bắc với sức gió cấp 10, giật cấp 12.

Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà

07:15:49 18/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, trong 10 tháng đầu năm, cả nước có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về đoàn tụ với gia đình vì tai nạn giao thông.

Có thể bạn quan tâm

Taylor Swift là "phao cứu sinh" của Rosé (BLACKPINK)

Nhạc quốc tế

10:37:05 20/11/2024
Với 1 thần tượng đứng trước bước ngoặt sự nghiệp như Rosé, lời khuyên của Taylor Swift không khác gì phao cứu sinh .

Đẹp, sang mùa cuối năm với những mẫu đầm dự tiệc cao cấp

Thời trang

10:33:00 20/11/2024
Một xu hướng nổi bật những mùa thời trang gần đây là kiểu đầm dài ôm sát cơ thể, chất vải mỏng nhẹ làm nổi bật những đường nét cơ thể của người mặc - một phong cách đối lập với xu hướng sexy khoe cơ thể vốn thịnh hành.

Hoa hậu Việt suýt bị tước vương miện: Giờ là giám đốc ở trường đại học lớn, cuộc sống viên mãn bên chồng biên tập viên

Sao việt

10:30:30 20/11/2024
Thay vì bình phẩm nhan sắc, giờ đây khán giả nhắc về Hoa hậu Lê Âu Ngân Anh nhiều hơn ở khía cạnh học thức, sự nghiệp và hôn nhân.

Lời cảnh báo của Mourinho thành sự thật

Sao thể thao

10:29:27 20/11/2024
Nhìn lại những lời phát biểu của Mourinho về ban lãnh đạo Roma - những người mà ông gọi là không hiểu gì về bóng đá , người hâm mộ đội bóng thủ đô Italy giờ đây càng thêm phần thấm thía.

Những người tuổi này chỉ cần trồng cây khế cũng đủ nâng cao vận khí, hút tài lộc

Sáng tạo

10:25:25 20/11/2024
Cây khế vốn là một loài cây khá quen thuộc và được trồng phổ biến. Việc chọn lựa cây trồng dựa trên tuổi và mệnh của gia chủ có thể ảnh hưởng tích cực đến tài lộc, vận khí và cuộc sống của mọi người trong gia đình.

Hòn đảo rộng 1,1 triệu m2 bỗng dưng biến mất

Lạ vui

10:19:47 20/11/2024
Đảo Mesyatsev, vốn là một tảng băng lớn ở Bắc Cực, bỗng dưng biến mất trên hình ảnh vệ tinh. Mới đây, Hiệp hội Địa lý Nga đưa tin một hòn đảo băng gần quần đảo Franz Josef Land của Nga ở Bắc Băng Dương, đã biến mất hoàn toàn.

"Nấu gì cho bữa cơm nhà ngày trời trở lạnh?": Đây là 5 món nóng hổi, dễ làm và ngon miệng vô cùng

Ẩm thực

09:59:10 20/11/2024
Chúng ta hãy cùng khám phá 5 món ăn ngon nóng hổi, giàu dinh dưỡng rất thích hợp cho những ngày thời tiết đầu mùa đông này.

Pha rượu với giấm trắng có lợi ích gì?

Làm đẹp

09:57:09 20/11/2024
Ngoài công dụng chính, giấm trắng và rượu đều có thể đem lại nhiều lợi ích khác trong gia đình. Những tác dụng của hai nguyên liệu này được mở rộng hoặc nhân lên khi kết hợp chúng với nhau.

Lịch âm ngày 20/11/2024. Xem ngày 20/11/2024 là ngày tốt hay xấu

Trắc nghiệm

09:49:05 20/11/2024
Xem lịch âm ngày 20/11/2024 (Thứ 4), lịch vạn niên ngày 20/11/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,... trong ngày 20/11/2024

Loại củ được ví như 'nhân sâm mùa đông', cực bổ dưỡng lại rẻ bèo đầy chợ Việt

Sức khỏe

09:13:59 20/11/2024
Các chất chống oxy hóa như flavonoid và carotenoid trong củ cải trắng giúp trung hòa các gốc tự do, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, ngăn ngừa quá trình oxy hóa và viêm nhiễm, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Nước Anh đón tuyết đầu mùa

Thế giới

08:59:26 20/11/2024
Khoảng 64 trong tổng số 120 chuyến tàu của công ty đường sắt East Midlands Railway đã bị hủy hoặc chậm ít nhất nửa giờ. Gần 200 trường học ở England và xứ Wales cũng buộc phải đóng cửa do thời tiết lạnh.