Tăng lỗ sau soát xét, FLC phải trích lập hàng nghìn tỷ đồng vào Bamboo Airways
Tăng mạnh rót vốn vào Bamboo Airways lên gần 3.600 tỷ, song FLC cũng đã phải trích lập dự phòng khoản đầu tư này tới hàng nghìn tỷ đồng.
CTCP Tập đoàn FLC (HoSE: FLC) vừa công bố báo cáo tài chính soát xét bán niên 2020 với nhiều điểm cần lưu ý.
FLC cho biết, do ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19, nên giá vốn hàng bán gồm chi phí nhân công, thuê tàu bay, nhiên liệu, thuê văn phòng, căn hộ… của mảng kinh doanh hàng không, khác sạn và du lịch tăng 40%. Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động tài chính của Công ty giảm mạnh 60% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, Công ty ghi nhận dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính dài hạn tới hơn 1,408 tỷ đồng, gấp tới 91 lần so với cùng kỳ khiến chi phí tài chính của Công ty tăng lên mức hơn 1,580 tỷ đồng.
Video đang HOT
Do đó, lợi nhuận cổ đông công ty mẹ sau soát xét của FLC ghi nhận âm tới 1.582 tỷ đồng, cao hơn 34 tỷ đồng so với con số tự lập.
Nói sâu hơn về tình hình các khoản đầu tư của FLC, theo báo cáo riêng tại thời điểm 30/6/2020, tổng các khoản đầu tư tài chính của Công ty lên tới 9,318 tỷ đồng. Vậy nhưng FLC đã phải dự phòng 2,054 tỷ đồng, gấp 3 lần so với đầu năm.
Các khoản đầu tư góp vốn của FLC
Đối với khoản đầu tư 3,587 tỷ đồng của FLC vào CTCP Hàng Không Tre Việt (Bamboo Airways, BAV), ghi nhận tăng hơn 73% so với đầu kỳ. Nhưng đã phải trích lập dự phòng giảm giá tới hơn 1,145 tỷ đồng cho khoản góp vốn này.
FLC hiện đang nắm giữ 52.11% tỷ lệ biểu quyết và 52.35% tỷ lệ lợi ích tại Bamboo Airways.
Ngoài Bamboo Airways, FLC cũng phải trích lập dự phòng hàng trăm tỷ đồng đối với Công ty TNHH FLC Sầm Sơn Golf & Resort (278.7 tỷ đồng), CTCP FLC Quy Nhơn Golf & Resort (167.9 tỷ đồng), Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển FLC Hạ Long (131.4 tỷ đồng).
FLC đổ bao nhiêu tiền vào Bamboo Airways?
FLC Group tiếp tục mạnh tay chi tiền cho Bamboo Airways trong bối cảnh ngành hàng không gặp nhiều khó khăn vì đại dịch COVID-19.
Tập đoàn FLC (FLC Group, mã FLC) vừa công bố báo cáo tài chính riêng bán niên 2020 với kết quả kém khả quan khi lỗ ròng hơn 1.303 tỷ đồng. Theo giải trình của FLC, dịch COVID-19 bùng phát là nguyên nhân chủ yếu khiến doanh thu và lợi nhuận lao dốc.
FLC Group hiện nắm giữ 52,1% tỷ lệ biểu quyết tại Bamboo Airways.
Dù lỗ lớn song nửa đầu 2020, FLC Group vẫn tiếp tục đổ vốn vào hàng loạt công ty con, trong đó có Công ty cổ phần Hàng Không Tre Việt (Bamboo Airways, mã BAV). Theo đó, tại thời điểm cuối quý II, FLC Group ghi nhận khoản góp vốn hơn 3.587 tỷ đồng vào Bamboo Airways, tăng hơn 73% so với đầu năm.
FLC Group cũng phải chi dự phòng hơn 1.145,6 tỷ đồng cho khoản vốn góp này trong nửa đầu 2020.
Theo báo cáo hợp nhất, FLC Group hiện lỗ sau thuế hơn 2.790 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng từ dịch bệnh, khiến giá vốn hàng bán gồm chi phí nhân công, thuê tàu bay, nhiên liệu, thuê văn phòng, căn hộ... của mảng kinh doanh hàng không, khác sạn và du lịch tăng 40%. Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động tài chính của FLC giảm mạnh 60% so với cùng kỳ khiến lợi nhuận sau thuế đổi chiều.
Cũng theo báo cáo, mảng dịch vụ và hoạt động tài chính là nguyên nhân cơ bản khiến FLC Group chịu lỗ trong kỳ này với gần 2.482 tỷ đồng và gần 62 tỷ đồng. Trong khi bất động và buôn bán hàng hóa vẫn thu lời trong kỳ.
FLC Group hiện gánh khoản nợ phải trả hơn 23.695 tỷ đồng, trong nó nợ ngắn hạn hơn 18.808 tỷ đồng, nợ dài hạn hơn 4.887 tỷ đồng.
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của FLC hiện dương 1.299 tỷ đồng, trong khi dòng tiền đầu tư âm hơn 1.110 tỷ đồng.
[Infographics] Việt Nam thu hút vốn FDI ra sao 8 tháng năm 2020? Tính đến ngày 20/8/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 19,54 tỷ USD, bằng 86,3% so với cùng kỳ năm 2019.