Tang lễ Tướng Phạm Quý Ngọ được tổ chức cấp nào?
Trước khi qua đời, ông Phạm Quý Ngọ là Thượng tướng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công an, là cán bộ thuộc diện Ban Bí thư quản lý. Nhiều ý kiến đang băn khoăn, tang lễ ông Phạm Quý Ngọ sẽ được tổ chức theo cấp nào?
Theo Nghị định về tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức, có 4 hình thức tang lễ gồm: Lễ Quốc tang; Lễ tang cấp Nhà nước; Lễ tang cấp cao; Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.
Theo điều 34 của Nghị định 105 do Thủ tướng Chính phủ ký ngày 17/12/2012 thì cán bộ đương chức, thôi giữ chức thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý sẽ được tổ chức theo Lễ tang cấp cao.
Cũng theo Nghị định, Ban Tổ chức Lễ tang cấp cao do lãnh đạo cơ quan chủ quản; chính quyền địa phương nơi người từ trần đã hoặc đang công tác quyết định thành lập, gồm từ 10 (mười) đến 15 (mười lăm) thành viên đại diện các đơn vị, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thuộc cơ quan chủ quản, địa phương.
Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là một lãnh đạo cơ quan chủ quản hoặc cấp ủy, chính quyền địa phương.
Lễ tang tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội (nếu tổ chức ở Hà Nội); Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 175 hoặc Nhà tang lễ số 25 Lê Quý Đôn, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh (nếu tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh). Nếu từ trần ở địa phương khác thì thực hiện theo quy định của địa phương.
Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ (bìa trái) kiểm tra công tác bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn TP.HCM trong dịp Tết Nguyên đán 2013 (Ảnh: TTXVN)
Ngoài Lễ tang cấp cao, Nghị định này cũng quy định các hình thức tang lễ khác như:
Video đang HOT
Lễ Quốc tang được dành cho cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi từ trần: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch Quốc hội.
Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức Lễ Quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế.
Thời gian tổ chức Lễ Quốc tang là 2 ngày. Trong thời gian này, các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tang, không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng.
Cùng thời gian diễn ra Lễ truy điệu ở Trung ương, lãnh đạo địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần tổ chức Lễ truy điệu tại địa phương.
Tang lễ cấp Nhà nước dành cho các đối tượng như: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Phó Chủ tịch nước; Phó Thủ tướng Chính phủ; Phó Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chánh án Toà án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân.
Lễ đưa tang gồm: Ban Lễ tang Nhà nước; Ban tổ chức Lễ tang; gia đình, người thân; đại diện các cơ quan, đơn vị và địa phương của người từ trần.
Khi chuyển linh cữu từ nhà tang lễ lên xe tang và từ xe tang vào phần mộ có 1 sĩ quan mang ảnh, 1 sĩ quan mang gối Huân chương và 1 sĩ quan quấn cờ mang cờ đi trước linh cữu; đội công tác gồm 1 sĩ quan và chiến sĩ chuyển linh cữu từ nhà tang lễ lên xe tang, từ xe tang vào phần mộ; Trưởng ban, Phó Trưởng ban Lễ tang Nhà nước cùng khiêng linh cữu (phía đầu linh cữu); gia đình và các thành viên khác đi phía sau linh cữu.
Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức dành cho cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc hoặc nghỉ hưu khi từ trần được tổ chức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức (trừ các chức danh được tổ chức Lễ Quốc tang, Lễ tang cấp Nhà nước, Lễ tang cấp cao).
Đối với trường hợp cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc, Lễ tang không tổ chức theo hình thức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.
Lễ viếng tùy theo điều kiện tại nhà tang lễ hoặc tại gia đình để có hình thức tổ chức Lễ tang phù hợp với phong tục, tập quán của địa phương, tôn giáo và hoàn cảnh gia đình của người từ trần.
Trong thời gian tổ chức Lễ viếng tại gia đình không cử nhạc tang trước 6 giờ sáng và sau 22 giờ đêm; âm thanh bảo đảm không vượt quá độ ồn cho phép theo quy định; không sử dụng các nhạc khúc không phù hợp trong lễ tang.
Thành phần dự Lễ truy điệu gồm: Ban Tổ chức Lễ tang, đại diện các cơ quan, tổ chức nơi người từ trần đã hoặc đang công tác; địa phương quê hương hoặc nơi cư trú của người từ trần và gia đình, người thân. Trong khi tiến hành Lễ truy điệu, Quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ”…
Theo Khampha
Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ CA Phạm Quý Ngọ qua đời
Sau thời gian điều trị tại bệnh viện, tối qua (18/2), Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ đã qua đời.
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ (Ảnh: Người lao động)
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã qua đời vào hồi 21h05, ngày 18/2, tại Bệnh viện Quân đội 108.
Trước đó, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ đã điều trị dài ngày tại bệnh viện vì căn bệnh hiểm nghèo - báo chí đăng tải ông bị ung thư gan.
Trước khi qua đời, ông là Thượng tướng Công an Nhân dân, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công an.
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ sinh ngày 24/12/1954 tại xã Đông Cường, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Hiện tại, ông và gia đình đang cư trú tại chung cư cao cấp Pacific Place (số 33B Phan Bội Châu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Ông từng theo học và tốt nghiệp Đại học Cảnh sát nhân dân, được kết nạp vào Đảng năm 1980. Ông Ngọ cũng từng giữ chức Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình với hàm Đại tá.
Ngày 14/2/2006, ông được bổ nhiệm làm Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát nhân dân. Đến tháng 7 cùng năm này, ông Ngọ được đề nghị bổ nhiệm kiêm Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an.
Ngày 28/1/2008, ông Ngọ giữ chức Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát nhân dân, Bộ Công An. Tiếp đó, từ ngày 1/1/2010, ông Ngọ giữ chức Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an.
Ngày 12/8/2010, ông được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an. Ngày 18/1/2011, ông Ngọ được bầu làm Ủy viên chính thức Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 11.
Ông được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phong hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng, ngày 22/7/2013.
Trong quá trình công tác, ông Phạm Quý Ngọ từng tham gia chỉ đạo nhiều vụ án quan trọng. Ông là Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Năm 2014, ông Phạm Quý Ngọ tròn 60 tuổi.
Theo Khampha
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ qua đời Theo nguồn tin của phóng viên Dân trí, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên TƯ Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã qua đời vào hôm nay, ngày 18/2 tại Bệnh viện Quân đội 108 vì căn bệnh ung thư. 21h34 hôm nay (18/02), phóng viên Dân trí có mặt tại Bệnh viện Quân đội 108 cho biết, Thượng tướng Phạm Quý...