Tăng kiểm tra, giám sát vì quyền lợi cho nông dân
Để nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng của hội viên, Hội ND tỉnh Quảng Bình đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Qua đó, các cấp Hội đã kịp thời tham mưu, đề xuất giải pháp, chương trình công tác phù hợp với từng địa phương, mang lại những lợi ích thiết thực cho hội viên nông dân.
Chọn việc trọng tâm
Thực hiện Quyết định 217 của Bộ Chính trị, Hướng dẫn số 637 của Ban Thường vụ Trung ương Hội NDVN, hàng năm, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh Quảng Bình đã xây dựng kế hoạch, xác định mục đích, yêu cầu, nội dung cụ thể; đồng thời, phân công nhiệm vụ, hướng dẫn Hội ND cấp huyện thực hiện nghiêm túc việc xây dựng và triển khai phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Trong đó, nội dung trọng tâm là kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn; các chương trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội, chương trình xây dựng nông thôn mới; việc thực hiện pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; chính sách hỗ trợ nông dân trong phát triển nông nghiệp; hoạt động của các cấp chính quyền trong cải cách hành chính, việc tiếp dân và hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân…
Từ nguồn vốn vay ưu đãi do Hội ND nhận ủy thác, nông dân xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch đầu tư nuôi dê
đem lại hiệu quả cao. Ảnh: Tuấn Ngọc
Theo đó, Hội ND tỉnh Quảng Bình đã tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Kết luận 61 của Ban Bí thư về đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội NDVN trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020″ và Quyết định 673 của Thủ Tướng Chính phủ về việc Hội NDVN trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011-2020. Hàng năm, UBND các cấp đã giao cho Hội chủ trì một số chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội như dự án trồng rừng, phát triển chăn nuôi; bố trí ngân sách bổ sung Quỹ HTND. Trong đó, Hội ND tỉnh được cấp 1-2 tỷ đồng mỗi năm, Hội ND huyện được cấp 100 – 200 triệu đồng/năm.
Thêm nguồn lực hỗ trợ hội viên sản xuất
Từ năm 2013 đến nay, Hội ND tỉnh đã tổ chức 90 đợt kiểm tra chuyên đề, định kỳ tại Hội ND cấp huyện và cơ sở; 157 đợt kiểm tra tại 957/957 tổ vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội. Ban Kiểm tra Hội ND huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức 880 cuộc kiểm tra tại các cơ sở hội. Ban Kiểm tra cơ sở đã tổ chức hơn 3.500 cuộc kiểm tra tại các chi hội, tổ hội…
Video đang HOT
Bà Trần Thị Liên – Trưởng ban Tổ chức-Kiểm tra, Hội ND tỉnh cho biết: “Qua quá trình kiểm tra, giám sát, Hội ND huyện đã phát hiện hầu hết các xã, phường, thị trấn ở 7 huyện, thị xã, thành phố (trừ huyện Tuyên Hóa) chưa thực hiện đúng quy định về việc trích ngân sách để xây dựng Quỹ HTND. Nguồn quỹ này hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ vốn vay cho hội viên phát triển sản xuất”.
Ông Đinh Thanh Liên – Chủ tịch Hội ND xã Xuân Hóa, huyện Minh Hóa cho hay: Nhờ các tổ chức hội cấp trên kiểm tra giám sát và nhắc nhở nên chính quyền địa phương đã cấp ngân sách đúng quy định cho Quỹ HTND. Về phía Hội, chúng tôi cũng thường xuyên kiểm tra các tổ hội, chi hội trong việc thực hiện điều lệ nông dân, phong trào thi đua và vốn vay do hội tín chấp. Qua kiểm tra giám sát, chúng tôi đã hướng dẫn, nhắc nhở nên các chi hội đều làm tốt các nhiệm vụ được giao.
Góp phần xây dựng nông thôn mới
Trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, Hội ND tỉnh tham gia công tác kiểm tra giám sát tại cơ sở, như: Xây dựng quy hoạch, triển khai các dự án, việc đóng góp của người dân trong xây dựng nông thôn mới…
Nhờ vậy, việc triển khai xây dựng nông thôn mới nhận được sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân và hội viên nông dân, không xảy ra việc khiếu nại, khiếu kiện, vi phạm quy chế dân chủ.
Hội ND tỉnh cũng đã phối hợp các ngành liên quan tổ chức 20 lớp tập huấn về nghiệp vụ, kỹ năng tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo cho 1.600 học viên là Chủ tịch Hội ND cơ sở, chi hội trưởng, tổ trưởng tổ hòa giải. Từ năm 2013 đến nay, các cấp hội đã tham gia giải quyết thành 970/1.081 vụ, việc thuộc chức năng của hội, góp phần hạn chế khiếu kiện, khiếu nại, đông người, vượt cấp.
Ông Lê Công Toán – Chủ tịch Hội ND tỉnh Quảng Bình chia sẻ: “Có thể nói, công tác kiểm tra giám sát đã giúp cho đội ngũ cán bộ hội các cấp nắm bắt kịp thời tình hình, tâm tư, nguyện vọng, những kiến nghị của hội viên, nông dân. Qua đó, đã tham mưu, đề xuất giải pháp, chương trình công tác phù hợp với từng địa phương; giúp tỉnh xây dựng chủ trương liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
Theo ông Toán, bên cạnh những kết quả đạt được, hiệu quả công tác kiểm tra giám sát vẫn chưa đạt được như mong muốn. Cụ thể một số cơ sở còn lúng túng trong tổ chức thực hiện. Hoạt động kiểm tra giám sát đòi hỏi người cán bộ hội phải có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định; trong khi đó, đội ngũ cán bộ hội các cấp chưa được đào tạo bài bản về công tác kiểm tra giám sát, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên còn khó khăn trong tổ chức thực hiện. Cơ chế, chính sách đã có nhưng để Hội trực tiếp tổ chức thực hiện và tham gia thực hiện công tác kiểm tra ở nhiều địa phương vẫn còn nhiều khó khăn.
Theoi Danviet
Chi, tổ hội nghề nghiệp là chỗ dựa của hội viên
Đó là khẳng định của đồng chí Thào Xuân Sùng- Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN tại Hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện Đề án số 24 của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (T.Ư NDVN) về xây dựng chi hội, tổ hội nghề nghiệp vừa diễn ra tại Hưng Yên.
Thành tựu bước đầu
Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Thào Xuân Sùng cho biết: Trong 3 năm qua, thực hiện Đề án số 24-ĐA/HNDTW các cấp Hội NDVN đã tích cực, chủ động tuyên truyền, vận động, hướng dẫn thành lập được 683 chi hội nghề nghiệp và 14.812 tổ hội nghề nghiệp với 195.455 hội viên nông dân tham gia; các chi, tổ hội đã kết nạp mới được 25.263 hội viên; xây dựng được 206 hợp tác xã, 1.690 tổ hợp tác.
Các đại biểu tham quan gian hàng bên ngoài hội nghị. Nguyễn Quỳnh
Kết quả xây dựng các chi, tổ hội nghề nghiệp góp phần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội NDVN, đa dạng hóa mô hình tập hợp nông dân, tạo sự gắn kết giữa các hội viên nông dân với nhau, tăng cường mối liên kết giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ kinh tế hộ phát triển theo hướng gia trại, trang trại có quy mô phù hợp, sản xuất hàng hóa lớn...
Thông qua các chi, tổ hội, các cấp Hội đã tập trung được nguồn lực đầu tư, tiếp cận được khoa học kỹ thuật, tiết kiệm chi phí đầu vào và kiểm soát chất lượng, giá cả đầu ra cho hội viên nông dân; thực hiện liên kết 6 nhà (Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà ngân hàng, nhà khoa học, nhà phân phối, nhà nông) giúp cho hội viên liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị nông sản...
Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Thào Xuân Sùng thăm trang trại VAC của anh Ngô Đức Thắng thuộc Chi hội Chăn nuôi xã Phạm Ngũ Lão, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Nguyễn Quỳnh
Hướng về cơ sở, vì nông dân
Trong buổi sáng, đại biểu chia thành 5 tổ thảo luận. Tại các tổ thảo luận, nhiều đại biểu thẳng thắn nêu ra những tồn tại, hạn chế trong xây dựng và hoạt động của các chi, tổ hội; bày tỏ mong muốn được các cấp Hội tạo điều kiện hơn nữa để đẩy mạnh việc xây dựng các chi, tổ hội, đặc biệt là vấn đề tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nông nghiệp với lãi suất thấp để mở rộng quy mô sản xuất.
Các đại biểu cũng thống nhất những vấn đề đặt ra trong thời gian tới khi tình hình kinh tế, xã hội nước ta dự báo sẽ phát triển nhanh và có hướng đi bền vững, từ sản xuất nhỏ lẻ sang liên kết theo chuỗi. Nông nghiệp nước ta ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao, thông minh và tiếp tục thu hút sự quan tâm đầu tư trong và ngoài nước; nhu cầu của xã hội về sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao ngày càng tăng.
Hợp tác, liên kết trong sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng chuyên nghiệp hơn với vai trò tích cực, chủ động của người nông dân.
Tình hình trên đòi hỏi tổ chức Hội ND các cấp phải vươn lên ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động xây dựng tổ chức Hội vững mạnh về chính trị tư tưởng, tổ chức và hoạt động, đáp ứng yêu cầu mới từ thực tiễn đặt ra về nâng cao nhận thức, trình độ sản xuất, kinh doanh, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất...
Đổi mới nội dung, phương thức để để nâng cao ý thức của cán bộ, hội viên, nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của hội viên, nông dân.
Việc xây dựng mô hình tổ chức chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp là vấn đề cấp thiết trong việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội NDVN trong tình hình hiện nay theo phương châm hướng về cơ sở, vì nông dân.
Phát biểu bế mạc hội nghị, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Thào Xuân Sùng khẳng định: Những kết quả đạt được về xây dựng chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp của 3 năm qua là quan trọng, đáng mừng, tuy nhiên, mục tiêu, yêu cầu còn lại trong những năm tiếp theo của đề án còn rất nặng nề; khó khăn, thách thức còn nhiều...
Vì vậy, Chủ tịch Thào Xuân Sùng yêu cầu, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của các cấp Hội, cần phải được tăng cường quyết liệt và phối hợp đồng bộ hơn nữa; cán bộ, hội viên, nông dân cần tích cực, chủ động chung tay góp sức để đề án thực hiện hoàn thành các mục tiêu, yêu cầu đề ra góp phần thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội NDVN lần thứ VII.
Theo Danviet
Vào tổ hợp tác, sản xuất lúa, nông dân lợi thấy rõ Nhờ có dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (viết tắt là VnSAT) đã tạo sự đoàn kết thống nhất hơn đối với nông dân tỉnh Sóc Trăng trong việc áp dụng quy trình canh tác lúa. Qua đó, toàn bộ diện tích trồng lúa của hộ dân tham gia dự án tại cánh đồng mẫu lớn cho năng...