Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ tử vong

Theo dõi VGT trên

Kết quả điều tra của Bộ Y tế gần đây nhất cho thấy trong 12 triệu người mắc bệnh tăng huyết áp ở cộng đồng hiện nay thì có tới gần 60% chưa được phát hiện và trên 80% chưa được điều trị.

Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ tử vong - Hình 1

Theo dõi huyết áp cho người dân tại trạm y tế xã. (Ảnh: T.G/Vietnam )

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tăng huyết áp ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới và là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng nhất liên quan đến bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu não và bệnh thận mạn tính.

Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh toàn cầu (12,7%), cao hơn các nguyên nhân khác.

Tuy nhiên hiện nay nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về bệnh tăng huyết áp dẫn tới việc kiểm soát và chữa trị không kịp thời có thể gây ra nhiều tổn hại về sức khoẻ, thậm chí tử vong.

Vấn đề đáng báo động

Theo đánh giá của WHO, tăng huyết áp là một bệnh lý rất thường gặp trong cộng đồng. Tỷ lệ người mắc bệnh này ngày càng tăng và số người trẻ bị tăng huyết áp có khuynh hướng tăng lên.

Tại Việt Nam, người lớn mắc bệnh tăng huyết áp ngày càng gia tăng. Trong những năm 1960 tỷ lệ tăng huyết áp là khoảng 1% dân số, năm 1992 tỷ lệ này là 11%, năm 2001 là 16%, năm 2005 là 18%, năm 2015 là 25%.

Theo một điều tra gần đây nhất của Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành ở người lớn (từ 25 tuổi trở lên) tại 8 tỉnh và thành phố của Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp đã tăng lên đến 25,1%, nghĩa là cứ 4 người lớn ở Việt Nam thì có 1 người bị tăng huyết áp.

Kết quả điều tra của Bộ Y tế gần đây nhất cho thấy trong 12 triệu người mắc bệnh tăng huyết áp ở cộng đồng hiện nay thì có tới gần 60% chưa được phát hiện và trên 80% chưa được điều trị; đồng thời có tới 79% số người có nguy cơ tim mạch hiện không được tư vấn, quản lý dự phòng.

Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ tử vong - Hình 2

Trong số những người bị bệnh tăng huyết áp có tới 52% (khoảng 5,7 triệu người) là không biết mình mắc bệnh, 30% (khoảng 1,6 triệu người) của những người đã biết nhưng vẫn không có một biện pháp điều trị nào và 64% những người đó (khoảng 2,4 triệu người) đã được điều trị nhưng vẫn chưa đưa được huyết áp về số huyết áp mục tiêu.

Như vậy hiện nay Việt Nam có khoảng 9,7 triệu người dân hoặc là không biết bị tăng huyết áp, hoặc biết mình mắc bệnh này nhưng không được điều trị hoặc có điều trị nhưng chưa đưa được số huyết áp về mức bình thường.

Căn bệnh giết người thầm lặng

Giáo sư Nguyễn Lân Việt – Phó Chủ tịch thường trực Hội tim mạch Việt Nam phân tích trong những năm gần đây, tăng huyết áp ngày càng phổ biến do: sự gia tăng dân số, lão hóa và các nguy cơ liên quan đến hành vi như chế độ ăn uống không lành mạnh, hấp thụ quá nhiều muối, lạm dụng rượu bia, ít vận động thể lực, thừa cân và thường xuyên căng thẳng trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, tăng huyết áp còn tác động không nhỏ đến gia đình, xã hội và nền kinh tế của mỗi quốc gia khi kéo theo nhiều trường hợp tử vong sớm, tàn phế, chi phí chữa trị đáng kể, mất nguồn thu nhập; gây xáo trộn đời sống của mỗi cá nhân và gia đình.

Theo giáo sư Việt, tăng huyết áp là bệnh lý có thể gây ra rất nhiều biến chứng khác nhau, làm cho người bệnh trở nên tàn phế, thậm chí có thể tử vong. Đây thực sự là vấn đề đáng báo động.

Nếu không được kiểm soát và chữa trị, tăng huyết áp có thể gây ra nhiều tổn hại và thậm chí chết người. Nhiều người gọi đây là “căn bệnh giết người thầm lặng” vì tăng huyết áp thường không biểu hiện triệu chứng và người bệnh không biết động mạch, tim cùng nhiều cơ quan khác trong cơ thể họ đang bị tổn thương.

Dấu hiệu bệnh tăng huyết áp

Bộ Y tế khuyến cáo tăng huyết áp là bệnh mạn tính và tiến triển một cách âm thầm. Vì vậy, đo huyết áp thường xuyên là biện pháp đơn giản nhất và quan trọng nhất để người dân phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp, đặc biệt người trên 40 tuổi. Người mắc bệnh vẫn có thể sống khỏe và có cuộc sống bình thường nếu được phát hiện sớm, tuân thủ việc dùng thuốc và thực hiện đầy đủ chế độ dinh dưỡng, vận động theo lời khuyên của thầy thuốc.

Tăng huyết áp đối với người từ 18 tuổi trở lên khi người đó có ít nhất một trong hai số huyết áp sau: (1) huyết áp tối đa lớn hơn hoặc bằng 140 mm Hg và/ hoặc (2) huyết áp tối thiểu lớn hơn hoặc bằng 90 mm Hg. Như vậy, nếu con số huyết áp là 150/80, 130/100 hoặc 150/90 mmHg… sau nhiều lần đo thì đều gọi là tăng huyết áp.

Video đang HOT

Theo giáo sư Nguyễn Lân Việt, việc đo kiểm tra huyết áp thường xuyên là cách đơn giản nhất, duy nhất để phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp. Để đo huyết áp, người được đo cần được nghỉ khoảng 5 phút trước khi đo; không sử dụng các chất kích thích trước đó 2 giờ (rượu. thuốc lá, cà phê…); không dùng thuốc cường giao cảm (như 1 số thuốc nhỏ mũi)…

Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ tử vong - Hình 3

Kiểm tra huyết áp cho người cao tuổi. (Ảnh: T.G/Vietnam )

Người bệnh khi thấy xuất hiện các triệu chứng sau thì nên đo huyết áp, đó là: nhức đầu (thường là sau gáy); xây xẩm; hồi hộp; dễ mệt; bất lực (ở nam giới); mờ mắt; dễ toát mồ hôi; yếu nửa người hay một chi; đau ngực; khó thở; tiểu nhiều; dễ xúc động; tăng cân… Với người lớn, dù trong người thấy bình thường, nhưng cũng cần kiểm tra định kỳ số đo huyết áp.

Đặc biệt, người dân cần thay đổi hành vi, lối sống không có lợi cho sức khỏe như hút thuốc lá, uống rượu, bia quá độ…, chế độ dinh dưỡng cần giảm muối, bớt mỡ, tăng cường rau, quả, trái cây tươi; vận động thể lực đều đặn… là biện pháp hữu hiệu để phòng chống bệnh tăng huyết áp.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ hàng đầu của các biến chứng tim mạch. Đối với người bị tăng huyết áp, nguy cơ bị đột quỵ (tai biến mạch não) tăng gấp 4 lần, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tăng gấp 2 lần nếu so với người không bị tăng huyết áp.

Để góp phần giải quyết một cách hiệu quả những khó khăn, thách thức trong lĩnh vực này, năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống các bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015-2025 đã đặt ra các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể và giải pháp quan trọng để dự phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm nói chung và bệnh tim mạch nói riêng.

Việc phòng ngừa và kiểm soát tốt tình trạng tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ khác sẽ góp phần hạn chế được tối đa các biến chứng nguy hiểm do bệnh này gây nên./.

Năm nay, tuần lễ hưởng ứng Ngày tăng huyết áp diễn ra từ ngày 17-24/5.

Mục tiêu chương trình Quốc gia về phòng chống Tăng huyết áp năm 2020 nhằm thúc đẩy hơn nữa tinh thần tiên phong trong công tác phòng ngừa và quản lý các bệnh lý không lây nhiễm (đặc biệt là Tăng huyết áp).

Mục tiêu “Đo huyết áp 6 tháng một lần nhằm phát hiện sớm Tăng huyết áp” để hướng đến năm 2025, toàn dân Việt Nam trên 40 tuổi cần được đo Huyết áp ít nhất mỗi 6 tháng một lần.

8 lưu ý cực kỳ quan trọng hơn 11 triệu người Việt lớn tuổi cần biết để bảo vệ bản thân trong dịch Covid-19

Theo chuyên gia, nhóm người cao tuổi là nhóm bệnh nhân khi mắc Covid-19 sẽ có nguy cơ bệnh chuyển biến nặng.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê , Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban điều trị cho hay, Việt Nam hiện có khoảng 11,4 triệu người cao tuổi, phần lớn trong số này mắc nhiều bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành... Trung bình người Việt Nam trên 60 tuổi có 2,6 bệnh, trên 80 tuổi 6,8 bệnh.

Việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng đối với người cao tuổi, sức đề kháng suy giảm, khả năng chống đỡ bệnh tật kém, dễ mắc bệnh và diễn biến bệnh thường nặng khi dịch bệnh xảy ra.

Tại Việt Nam, có 17/245 trường hợp bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 đều là người cao tuổi hoặc có bệnh lý nền mạn tính.

Để phòng tránh bệnh Covid-19 người cao tuổi cần lưu ý một số điểm dưới đây:

1. Hãy ở nhà, hạn chế ra ngoài

Với những người mắc các bệnh lý mạn tính như bệnh tim mạch (tăng huyết áp, bệnh mạch vành...), bệnh phổi (hen phế quản, bệnh phổi mạn tính...), đái tháo đường... nên ở nhà. Vì đây là nhóm đối tượng nếu không may bị mắc Covid- 19 thì dễ diễn biến nặng và nguy cơ tử vong cao.

Với những trường hợp bắt buộc phải ra ngoài thì:

Cần: Đeo khẩu trang; Giữ khoảng cách 2m với người có biểu hiện ho, hắt hơi...; Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh.

Tránh: Đến những nơi đông người như chợ, lễ hội, đám cưới...; Đi lại bằng máy bay, tàu thủy; Tham gia phương tiện công cộng như xe buýt, tàu...

8 lưu ý cực kỳ quan trọng hơn 11 triệu người Việt lớn tuổi cần biết để bảo vệ bản thân trong dịch Covid-19 - Hình 1

Tại Châu Âu và Mỹ người già là nhóm có nguy cơ tử vong cao trong đại dịch Covid-19, ảnh minh hoạ.

2. Sử dụng khẩu trang

- Người cao tuổi khi ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang

- Đối với người cao tuổi tại cộng đồng: áp dụng đeo khẩu trang vải hoặc khẩu trang y tế thông thường

- Đeo khẩu trang đúng cách: Kéo khẩu trang vải che kín cả mũi lẫn miệng; Trong quá trình đeo khẩu trang, tránh không dùng tay chạm vào mặt trước khẩu trang; Khi tháo khẩu trang chỉ cầm vào phần dây đeo qua tai để tháo khẩu trang, tránh dùng tay cầm vào mặt trước của khẩu trang để tháo ra; Giặt sạch khẩu trang hàng ngày bằng xà phòng để dùng lại cho lần sau; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để phòng bệnh.

Giữ khoảng cách an toàn:

- Tránh tiếp xúc gần hay dùng chung vật dụng ăn/uống với người có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi... hoặc người từ vùng dịch về.

- Chủ động bố trí nơi sinh hoạt riêng của người cao tuổi cách nơi sinh hoạt chung trên 2m. Nếu có thể người cao tuổi nên ở phòng riêng.

- Nếu người cao tuổi phải ra khỏi nhà, nên giữ khoảng cách với người khác tối thiểu 2 mét.

3. Rửa tay và giữ vệ sinh cá nhân

Rửa tay giúp người cao tuổi phòng chống dịch bệnh Covid-19 cũng như rất nhiều tác nhân gây bệnh khác

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn sẽ diệt vi rút nếu tay bạn có dính vi rút.

- Rửa tay: Nhiều lần trong ngày; Sau khi ho, hắt hơi; Sau khi tháo khẩu trang; Sau khi chăm sóc người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; Sau khi tiếp xúc với dịch tiết; mũi, họng, ho hắt hơi của người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; Trước các bữa ăn và trước khi chế biến thực phẩm; Sau khi tiếp xúc với động vật hoặc chất thải của động vật;Sau khi đi vệ sinh.

Khi không có xà phòng và nước sạch có thể rửa tay bằng dung dịch rửa tay có cồn.

4. Duy trì chế độ luyện tập đều đặn tại nhà

- Đừng quên tập thể dục ngay cả khi không thể ra ngoài. Người cao tuổi có thể duy trì và nâng cao sức khỏe tại một góc nhà, ban công, trước màn hình vô tuyến.

- Tập luyện mang lại sức mạnh về tinh thần, giảm căng thẳng, lo lắng.

5. Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý

- Người cao tuổi cần ăn đủ, đa dạng thực phẩm để phòng tránh suy dinh dưỡng, sụt cân. Chế độ ăn cần đủ các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt bò, thịt gà, thịt lợn, cá, tôm, trứng và có thể phối hợp các loại đậu đỗ như đậu tương, đỗ xanh, đỗ đen...

Chế biến hợp khẩu vị, sở thích, khả năng nhai nuốt thức ăn để có thể ăn đủ số lượng. Nếu không thể ăn đủ lượng thực phẩm cần thiết, gầy, hoặc sụt cân nên uống thêm các loại sữa bổ sung dinh dưỡng, từ 1-2 cốc mỗi ngày.

- Có thể sử dụng một số gia vị/thực phẩm chứa các chất giúp tăng cường miễn dịch như: tỏi, nghệ, sả, nấm, tảo biển, trà xanh, sữa chua...

- Ăn chín uống sôi. Đảm bảo an toàn bảo quản, chế biến thực phẩm.

- Người cao tuổi nếu mắc bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, hay suy thận, suy tim thì thực hiện chế độ ăn điều trị các bệnh này như bác sĩ đã hướng dẫn.

- Uống nước đủ: người cao tuổi uống từ 6 - 9 cốc (tương đương 1200ml -1800ml). Người cao tuổi có thể không cảm thấy khát nước, do vậy, người chăm sóc, các con/cháu cần nhắc người cao tuổi uống đủ nước. Cần uống nươc sach, ấm, uống tưng ngụm nhỏ va chia đều trong ngay ngay ca khi không khat để giữ ẩm cổ họng. Không uống nhiều nước trước khi đi ngủ, không uống nước ngọt thay nước lọc.

- Không hút thuốc lá, thuốc lào, không uống rượu, bia.

6. Kiểm soát tốt các bệnh mạn tính

Người cao tuổi có các bệnh mạn tính như: Đái tháo đường, bệnh phổi mạn, bệnh tim mạch, huyết áp...

Đảm bảo đủ thuốc. Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ; không tự ý bỏ thuốc, thay đổi thuốc, tăng liều, giảm liều.

- Theo dõi tình hình sức khỏe bản thân hàng ngày như nhiệt độ, huyết áp, đường máu (nếu có thể) ... Bất cứ sự thay đổi nào dù nhỏ hay thoáng qua về sức khỏe phải báo ngay cho người thân và nhân viên y tế.

- Liên lạc hoặc nhờ con cháu liên lạc với nhân viên y tế để được khám và tư vấn khi cần.

- Các trường hợp cấp cứu, biến chứng bệnh như hạ đường máu (đói, run, vã mồ hôi...), tăng đường máu, huyết áp cao...: khẩn trương liên hệ với cơ sở y tế.

7. Cung cấp thông tin về sức khỏe bản thân

- Hãy nói ngay với người thân, người chăm sóc về những bệnh hiện mắc và thuốc đang điều trị.

- Tự khai báo hoặc nhờ người thân khai báo trực tuyến về tình trạng sức khỏe của bản thân.

Cập nhật thông về dịch Covid-19 qua báo đài của Trung ương, địa phương để chủ động phòng chống dịch. Tránh hoang mang lo lắng trước các thông tin chưa được kiểm chứng.

- Lưu số điện thoại đường dây nóng của cơ sở y tế gần nhất, gọi hỗ trợ (hoặc nhờ con cháu gọi) khi có triệu chứng về hô hấp như: ho, sốt, tức ngực, khó thở...hoặc cần tư vấn các vấn đề về sức khỏe.

8. Chuẩn bị trước một số việc cần làm nếu không may bản thân bị ốm hoặc bị cách ly

- Có sẵn thông tin, số điện thoại của Trạm y tế xã phường, Bác sĩ hiện đang chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi để được tư vấn khi cần thiết.

- Hãy lưu số điện thoại của người thân, hàng xóm...

- Dự phòng người chăm sóc (nhiều phương án vì người chăm sóc mình không có khả năng như bị cách ly hoặc bị ốm...)

- Chuẩn bị vật dụng thiết yếu, thức ăn, thuốc thiết yếu, thuốc điều trị bệnh hàng ngày...

- Nếu người cao tuổi không có người chăm sóc báo với chính quyền địa phương để được giúp đỡ khi cần.

Ngọc Minh

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phát hiện hóa thạch 'ngoài hành tinh' gần thị trấn 'ma' ở MỹPhát hiện hóa thạch 'ngoài hành tinh' gần thị trấn 'ma' ở Mỹ
06:51:34 23/12/2024
Thủng mũi, biến dạng khuôn mặt: cô gái trẻ hối hận vì căng chỉ mũiThủng mũi, biến dạng khuôn mặt: cô gái trẻ hối hận vì căng chỉ mũi
05:46:40 22/12/2024
Từ ca bệnh mắc ung thư dạ dày, bác sĩ cảnh báo thói quen ăn lẩuTừ ca bệnh mắc ung thư dạ dày, bác sĩ cảnh báo thói quen ăn lẩu
07:53:07 22/12/2024
Sáp ong tốt cho sức khỏe, vừa trị bệnh vừa làm đẹpSáp ong tốt cho sức khỏe, vừa trị bệnh vừa làm đẹp
10:50:47 22/12/2024
Mối lo viêm gan virusMối lo viêm gan virus
05:59:34 22/12/2024
Bệnh Zona: Tác nhân làm tăng biến cố tim mạch và đột quỵBệnh Zona: Tác nhân làm tăng biến cố tim mạch và đột quỵ
10:59:54 23/12/2024
Điều trị cười hở lợi bằng niềng răngĐiều trị cười hở lợi bằng niềng răng
11:16:48 23/12/2024
Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏeNhững lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe
18:19:03 23/12/2024

Tin đang nóng

Lời khai của tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên QuangLời khai của tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên Quang
22:48:46 23/12/2024
Một trường ở TP.HCM chi gần 2 tỷ đồng thưởng Tết cho giáo viênMột trường ở TP.HCM chi gần 2 tỷ đồng thưởng Tết cho giáo viên
19:20:22 23/12/2024
Vĩnh Long: Bắt được kẻ chủ mưu trong vụ nổ súng ở quán bidaVĩnh Long: Bắt được kẻ chủ mưu trong vụ nổ súng ở quán bida
20:45:15 23/12/2024
Vợ kém 7 tuổi của CEO mặc mốt giấu quần ra mắt họ hàng, tuyên bố không nấu ăn, không làm việc nhà sau khi kết hônVợ kém 7 tuổi của CEO mặc mốt giấu quần ra mắt họ hàng, tuyên bố không nấu ăn, không làm việc nhà sau khi kết hôn
17:32:17 23/12/2024
Hoa hậu Đẹp nhất châu Á 2009 tiết lộ lý do kết hôn ở tuổi 23 và cái kết sau 14 nămHoa hậu Đẹp nhất châu Á 2009 tiết lộ lý do kết hôn ở tuổi 23 và cái kết sau 14 năm
19:02:22 23/12/2024
Thấy chồng buồn bã khi bác sĩ thông báo vợ mang thai con gái, cô liền nháy mắt nói một câu khiến anh tá hỏaThấy chồng buồn bã khi bác sĩ thông báo vợ mang thai con gái, cô liền nháy mắt nói một câu khiến anh tá hỏa
20:13:11 23/12/2024
Đặt cọc gần 200 triệu đồng mua BMW nhưng 8 năm sau mới nhớ ra, người phụ nữ đến mua xe thì cửa hàng phản hồi: "Chị phải bồi thường cho chúng tôi"Đặt cọc gần 200 triệu đồng mua BMW nhưng 8 năm sau mới nhớ ra, người phụ nữ đến mua xe thì cửa hàng phản hồi: "Chị phải bồi thường cho chúng tôi"
19:51:25 23/12/2024
Đỗ Mỹ Linh khoe khung cảnh giáng sinh bên trong dinh thự bạc tỉ nhà chồng chủ tịch CLB Hà NộiĐỗ Mỹ Linh khoe khung cảnh giáng sinh bên trong dinh thự bạc tỉ nhà chồng chủ tịch CLB Hà Nội
21:06:56 23/12/2024

Tin mới nhất

Công bố 100 ca mổ não, tủy sống đầu tiên bằng Robot AI tại Việt Nam

Công bố 100 ca mổ não, tủy sống đầu tiên bằng Robot AI tại Việt Nam

22:45:12 23/12/2024
Hiện Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là đơn vị y tế duy nhất tại Việt Nam sở hữu công nghệ mổ não và tủy sống bằng Robot AI Modus V Synaptive.
Vì sao bắp cải trở thành món ăn may mắn ngày đầu năm mới?

Vì sao bắp cải trở thành món ăn may mắn ngày đầu năm mới?

22:42:26 23/12/2024
Bắp cải không chỉ là món ăn quen thuộc, mà còn mang ý nghĩa may mắn đầu năm, tượng trưng cho tài lộc và thịnh vượng.
Làm gì để ngăn ngừa cơn đột quỵ từ sớm?

Làm gì để ngăn ngừa cơn đột quỵ từ sớm?

22:22:38 23/12/2024
Các triệu chứng của cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua có thể qua nhanh, nhưng bạn không nên chủ quan, nó là một dấu hiệu cảnh báo và bạn hãy coi đó là cơ hội để giảm nguy cơ đột quỵ toàn diện.
Loại cây cỏ của Việt Nam được xem là thuốc quý nhưng ít ai biết, tại phương Tây được săn lùng

Loại cây cỏ của Việt Nam được xem là thuốc quý nhưng ít ai biết, tại phương Tây được săn lùng

20:46:22 23/12/2024
Loại cây này mọc dại tại nhiều nơi nhưng chưa nhiều người biết tới công dụng thực sự của nó.
Đồng thời mổ lấy thai và phẫu thuật viêm ruột thừa cấp cho sản phụ mang thai 36 tuần

Đồng thời mổ lấy thai và phẫu thuật viêm ruột thừa cấp cho sản phụ mang thai 36 tuần

20:43:29 23/12/2024
Tại đây, qua quá trình thăm khám và hội chẩn liên chuyên khoa, sản phụ được chẩn đoán viêm ruột thừa cấp trên nền mang thai 36 tuần 5 ngày và có biểu hiện chuyển dạ.
Người phụ nữ nguy kịch do thường xuyên ngâm chân trong nước

Người phụ nữ nguy kịch do thường xuyên ngâm chân trong nước

20:35:12 23/12/2024
Với những trường hợp nặng, bệnh thường tiến triển nhanh, thời gian điều trị trung bình kéo dài từ 10 đến 14 ngày nếu bệnh nhân đáp ứng tốt với thuốc. Bà G may mắn được nhập viện kịp thời.
Chữa đột quỵ bằng 'ho mạnh, sấy vào gáy', bác sĩ lên tiếng

Chữa đột quỵ bằng 'ho mạnh, sấy vào gáy', bác sĩ lên tiếng

20:28:31 23/12/2024
Khi cơn đột quỵ xảy ra, cứ mỗi phút trôi qua sẽ làm mất 2 triệu tế bào thần kinh. Do đó, phải tiếp cận điều trị càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không áp dụng các mẹo điều trị, uống bất cứ loại thuốc gì làm chậm quá trình can thiệp cho nạn ...
Chuyên gia y tế: Nhiều nguy cơ rủi ro khi tham gia các giải đấu thể thao không chuyên

Chuyên gia y tế: Nhiều nguy cơ rủi ro khi tham gia các giải đấu thể thao không chuyên

20:25:17 23/12/2024
Theo chuyên gia y tế, việc tham gia các hoạt động thể thao không chuyên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe.
Ngộ độc rượu làm nhiều người nhập viện, Bộ Y tế cảnh báo rượu không có nguồn gốc

Ngộ độc rượu làm nhiều người nhập viện, Bộ Y tế cảnh báo rượu không có nguồn gốc

20:21:03 23/12/2024
Để hạn chế tình trạng ngộ độc rượu, Bộ Y tế cũng khuyến cáo các cơ sở sản xuất, kinh doanh tuyệt đối không sản xuất kinh doanh loại rượu pha chế từ nguyên liệu, cồn không bảo đảm chất lượng, không nhãn mác, chưa công bố tiêu chuẩn.
6 tác dụng của hoa dâm bụt với sức khỏe

6 tác dụng của hoa dâm bụt với sức khỏe

20:08:14 23/12/2024
Mỡ máu cao là vấn đề nguy hiểm vì có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ. Một số nghiên cứu lâm sàng cũng cho thấy trà dâm bụt tác dụng giảm cholesterol trong máu.
3 việc người già không nên làm vào sáng sớm

3 việc người già không nên làm vào sáng sớm

19:53:23 23/12/2024
Cách duy trì sức khỏe của người lớn tuổi sau khi thức dậy buổi sáng có nhiều điều đáng lưu ý.
Thử nghiệm lâm sàng thuốc điều trị ung thư tại Việt Nam

Thử nghiệm lâm sàng thuốc điều trị ung thư tại Việt Nam

19:51:15 23/12/2024
Dữ liệu từ các nghiên cứu này cho thấy RBS2418 có hiệu quả tiềm năng chống lại sự tiến triển của khối u, cả khi sử dụng đơn lẻ và kết hợp với thuốc ức chế chốt kiểm miễn dịch.

Có thể bạn quan tâm

Nhan sắc đẹp tuyệt trần của nữ chính Karate Kid bản gốc, sau 40 năm vẫn cực đỉnh cao khó ai bì kịp

Nhan sắc đẹp tuyệt trần của nữ chính Karate Kid bản gốc, sau 40 năm vẫn cực đỉnh cao khó ai bì kịp

Hậu trường phim

23:54:33 23/12/2024
So với các vai nữ chính khác trong những phiên bản Karate Kid sau này, Tamlyn Tomita vượt trội hơn cả về nhan sắc lẫn sự nghiệp.
Nữ giám đốc ở TPHCM vẽ dự án "ma", chiếm đoạt hơn 830 tỷ đồng

Nữ giám đốc ở TPHCM vẽ dự án "ma", chiếm đoạt hơn 830 tỷ đồng

Pháp luật

23:48:41 23/12/2024
Phạm Thị Tuyết Nhung, Trần Thị Mỹ Hiền và các đồng phạm đã lập 18 dự án không có thật để chuyển nhượng với 589 cá nhân, chiếm đoạt hơn 834 tỷ đồng.
Cặp đôi ngôn tình "xé truyện bước ra" chemistry tràn màn hình, nhà gái đẹp điên đảo bùng nổ cõi mạng

Cặp đôi ngôn tình "xé truyện bước ra" chemistry tràn màn hình, nhà gái đẹp điên đảo bùng nổ cõi mạng

Phim châu á

23:45:31 23/12/2024
Bộ phim truyền hình Motel California với sự tham gia của Lee Se Young và Na In Woo dự kiến sẽ ra mắt trong tháng 1 nhưng hiện nhà đài đã tích cực thực hiện chiến dịch quảng bá.
Ông Trump muốn đặt lại tên cho ngọn núi cao nhất nước Mỹ

Ông Trump muốn đặt lại tên cho ngọn núi cao nhất nước Mỹ

Thế giới

23:44:25 23/12/2024
Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22/12 tuyên bố ông sẽ đổi tên ngọn núi cao nhất nước Mỹ - Núi Denali trở lại tên cũ là Núi McKinley .
Mỹ nhân 1.000 ngày không ai mời đóng phim vì gương mặt biến dạng, hết thời vẫn sống sung túc trong biệt thự 4.000 m2

Mỹ nhân 1.000 ngày không ai mời đóng phim vì gương mặt biến dạng, hết thời vẫn sống sung túc trong biệt thự 4.000 m2

Sao châu á

23:43:04 23/12/2024
Ngày 21/12, QQ đưa tin nữ diễn viên Lâu Nghệ Tiêu khiến công chúng sửng sốt khi khoe biệt thự rộng tới 4.000 m2 nằm dưới chân Vạn Lý Trường Thành của mình.
Vụ xe lao vào nhà tông bé gái tử vong: Gia đình hiếm muộn chỉ có một con

Vụ xe lao vào nhà tông bé gái tử vong: Gia đình hiếm muộn chỉ có một con

Tin nổi bật

23:42:14 23/12/2024
Lãnh đạo UBND TP Tuyên Quang cho biết, bố mẹ cháu bé làm kinh doanh, gia đình hiếm muộn, mãi mới có được một người con thì lại xảy ra tai nạn thương tâm.
Quỳnh Nga - Việt Anh check-in ở Tokyo, NSND Thu Quế tuổi 55 trẻ đẹp khi mặc quân phục

Quỳnh Nga - Việt Anh check-in ở Tokyo, NSND Thu Quế tuổi 55 trẻ đẹp khi mặc quân phục

Sao việt

23:33:36 23/12/2024
Diễn viên Quỳnh Nga, Việt Anh đăng ảnh riêng lẻ tại Tokyo, Nhật Bản cùng thời điểm. NSND Thu Quế tuổi 55 trẻ đẹp khi mặc quân phục
Quán quân Học viện cải lương 2024 khoe dáng, vũ đạo gợi cảm

Quán quân Học viện cải lương 2024 khoe dáng, vũ đạo gợi cảm

Nhạc việt

23:26:00 23/12/2024
Ca sĩ Tú Tri lột xác lạ lẫm cả về thời trang lẫn phong cách âm nhạc, sau 6 tháng đoạt Quán quân Học viện cải lương 2024.
Diễn viên Die Hard 2, Art Evans qua đời

Diễn viên Die Hard 2, Art Evans qua đời

Sao âu mỹ

23:16:22 23/12/2024
Diễn viên Art Evans, nổi tiếng với vai diễn trong phim A Soldier s Story và Die Hard 2 , vừa qua đời ở tuổi 82.
Tiền đạo Rashford khăn gói rời Man United

Tiền đạo Rashford khăn gói rời Man United

Sao thể thao

22:55:06 23/12/2024
Gary Neville, cựu hậu vệ của Manchester United, tin rằng tiền đạo Rashford đang chạm đến cái kết không thể tránh khỏi trong sự nghiệp tại Old Trafford, sau khi ngôi sao người Anh này tiếp tục vắng mặt trận thứ ba liên tiếp.
Phát hiện mới nhất về "Đội quân đất nung" của Tần Thủy Hoàng

Phát hiện mới nhất về "Đội quân đất nung" của Tần Thủy Hoàng

Lạ vui

22:51:56 23/12/2024
Các nhà khảo cổ học đang nghiên cứu Đội quân đất nung nổi tiếng của Trung Quốc đã phát hiện ra thứ mà họ tin là bức tượng hiếm có.