Tăng huyết áp “kẻ” dẫn đường cho đột quỵ
Cần phòng ngừa đột quỵ ở người tăng huyết áp
Nếu tăng huyết áp là “kẻ giết người thầm lặng” thì đột quỵ ( tai biến mạch máu não) có thể coi là “phát súng cuối cùng” cướp đi tính mạng người bệnh.
Các chuyên gia nói gì?
TS. BS. Nguyễn Chương (Viện Quân y 103) cho biết: “Tai biến mạch máu não xuất hiện do rối loạn tuần hoàn não cấp tính. Đây là loại bệnh nặng, tỷ lệ tử vong cao và có nhiều di chứng. Nguy cơ gặp tai biến này rất lớn ở những người bị cao huyết áp”
Còn theo PGS-TS Đinh Thị Thu Hương ( Phó viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia Việt Nam) thì tăng huyết áp là nguyên nhân chính (chiếm tới 80%) gây nên tình trạng tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ. Đặc biệt, tình trạng tai biến mạch máu não rất dễ xảy ra nếu người bệnh có sẵn bệnh lý đái tháo đường hoặc rối loạn chuyển hóa lipid (tăng mỡ máu)
Vì sao tăng huyết áp dẫn đến đột quỵ?
Tăng huyết áp làm tăng áp lực thường xuyên của dòng máu lên trên thành mạch, làm cho thành mạch bị dãn dần ra và xuất hiện những tổn thương. Những tổn thương này xuất hiện ngày càng tăng cao (gặp trong những cơn cao huyết áp ác tính) có thể làm cho mạch máu bị vỡ ra, gây xuất huyết não. Nếu bị những tổn thương nhỏ, hệ thống tiểu cầu và các sợi fibrin sẽ đến để vá lại vết thương, hình thành các cục máu đông, cộng thêm tình trạng rối loạn mỡ máu, thừa cholesterol thường gặp ở những người cao huyết áp làm cho thành mạch bị dày lên, lâu dần dẫn đến bít tắc các mạch máu não đều làm ngừng trệ việc cung cấp máu, gây ra thiếu máu cục bộ tại não (nhồi máu não) và xuất hiện những triệu chứng lâm sàng mà người ta gọi là đột quỵ.
Người bị tai biến mạch máu não do tăng huyết áp sẽ gặp phải rất nhiều di chứng đáng sợ như nói ngọng, méo môm, mât trí nhớ hoặc nặng nề hơn như liệt nửa người, liệt toàn thân, bại não, sống thực vật … cùng với đó là gánh nặng cho bản thân, gia đình và xã hội trong việc chăm sóc, điều trị.
Video đang HOT
Phòng ngừa đột quỵ ở người tăng huyết áp
Theo khuyến cáo, nếu giảm huyết áp được 5 mmHg sẽ giảm 10% nguy cơ đột quỵ. Do đó, để phòng ngừa đột quỵ, trước hết cần phải kiểm soát và điều trị tốt tăng huyết áp. Mức huyết áp tối ưu là 120/90 mmHg. Ngoài việc dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sỹ, người bệnh cũng cần điều chỉnh lối sống hợp lý như rèn luyện thể lực, không hút thuốc lá, không uống rượu bia, chế độ ăn ít muối, ít mỡ động vật…
Việc ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông cũng đóng vai trò rất quan trọng vì đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nhồi máu não. Hiện nay, các thuốc chống huyết khối như aspirin, clopidogrel…hiện chỉ được dùng cho người đã bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim để ngăn ngừa tái phát, chứ chưa được sử dụng lâu dài cho người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch… để phòng tránh đột quỵ. Nguyên nhân là vì nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ cần kiểm soát kỹ, ví dụ gây xuất huyết tiêu hoá (chảy máu dạ dày – tá tràng). Để đảm bảo an toàn khi sử dụng phòng bệnh lâu dài, gần đây các Bác sĩ thường hay tư vấn cho người bệnh sử dụng chế phẩm sinh học chứa enzyme có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành và làm tan cục máu đông. Sản phẩm điển hình là NATTOCARE, do công ty GMP Product Inc (Mỹ) bào chế. NATTOCARE có chứa Nattokinase – enzyme chiết xuất từ đậu tương lên men với hàm lượng gấp đôi so với các sản phẩm cùng loại khác, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Theo nghiên cứu của tác giả Kim và cộng sự tại Nhật Bản, enzyme Nattokinase có trong NATTOCARE cũng có tác dụng làm giảm huyết áp tâm thu trung bình là 5,5mmHg, giảm áp lực của dòng máu trên thành mạch bị tổn thương, tăng ý nghĩa bảo vệ hệ tim mạch.
Ngoài ra, NATTOCARE còn bổ sung Rutin giúp làm bền thành mạch, giảm cholesterol, Vitamin B6 và Kẽm giúp bảo vệ tế bào thần kinh. Điều đáng quan tâm, đây là sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ, được sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn FDA nên chất lượng hoàn toàn đảm bảo, trong khi giá thành lại tiết kiệm đến 50% so với các sản phẩm khác sản xuất trong nước.
Người tăng huyết áp cũng nên lưu ý và đến bác sỹ ngay khi có những biểu hiện sau: nhức đầu, chóng mặt (cảm giác quay), có hiện tượng quên, rối loạn cảm xúc (buồn giận thất thường), hiện tượng ruồi bay (nhìn thấy những điểm đen). Kiểm soát huyết áp tốt và phòng ngừa đột quỵ từ sớm sẽ giúp người bệnh yên tâm chung sống với căn bệnh “giết người thầm lặng” này.
Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ: miền Bắc: 04 3538 1166, miền Nam: 091 771 6698 hoặc truy cập website
www.taibienmachmaunao.vn
Hồng Nhung (taibienmachmaunao.vn)
Theo 24h
Nguyên nhân gây tăng huyết áp và cách phát hiện sớm
Huyết áp (HA) là áp lực máu lưu thông tác động lên thành mạch. Huyết áp tối đa (HA tâm thu) là khi tim bóp tống máu (b/t:120mmHg), huyết áp tối thiểu (HA tâm trương) khi tim giãn (b/t: 80mmHg).
Tất cả sách giáo khoa và các hướng dẫn điều trị tăng huyết áp trên thế giới đều chọn ngưỡng gọi là tăng huyết áp đối với người từ 18 tuổi trở lên khi người đó có ít nhất một trong hai số huyết áp sau: (1) huyết áp tối đa lớn hơn hoặc bằng 140mmHg và/ hoặc (2) huyết áp tối thiểu lớn hơn hoặc bằng 90mmHg. Ví dụ, nếu con số huyết áp là 150/80, 130/100 hoặc 150/90mmHg sau nhiều lần đo đều được gọi là tăng huyết áp.
Một cách đầy đủ, tăng huyết áp là một hội chứng tim mạch tiến triển được khẳng định khi: (1) huyết áp đo tại cơ sở y tế lớn hơn hoặc bằng 140/90mmHg hoặc khi đo tại nhà và khi theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ lớn hơn hoặc bằng 135/85mmHg hoặc (2) chỉ số huyết áp không tăng nhưng có bằng chứng tăng huyết áp như đang dùng thuốc hạ huyết áp hoặc có biến chứng như bệnh tim do tăng huyết áp, tai biến mạch máu não.
THA được chia làm hai loại là THA nguyên phát và THA thứ phát, trong đó THA nguyên phát (tăng không rõ nguyên nhân) chiếm đến 93%-95%. Còn THA thứ phát là từ một nguyên nhân nào đó, chẳng hạn do hở van động mạch chủ u tủy thượng thận do bệnh thận cường giáp do sử dụng thuốc làm giữ muối, nước... Ở những trường hợp THA không rõ nguyên nhân, người ta nghĩ đến nhiều yếu tố phối hợp với nhau gây THA như: tuổi tác cao, giới tính (nữ ở độ tuổi sinh đẻ ít mắc bệnh tim mạch hơn nam giới), di truyền (cha mẹ mắc bệnh THA, sẽ có một tỷ lệ con cũng bị THA), béo phì, tiểu đường, hút thuốc lá, ít vận động, stress, thói quen ăn mặn...
Điểm khác biệt là tăng huyết áp có nguyên nhân thì chữa triệt để được, ví dụ tăng huyết áp do hẹp động mạch thận thì sau khi nong động mạch hẹp, huyết áp bình thường trở lại, không phải uống thuốc lâu dài.
Đo kiểm tra là cách đơn giản nhất, duy nhất để phát hiện sớm THA nhằm điều trị kịp thời. Để đo huyết áp, người được đo cần được nghỉ khoảng 5 phút trước khi đo không sử dụng các chất kích thích trước đó 2 giờ (bia, rượu, thuốc lá, cà phê... ) không dùng thuốc cường giao cảm (như một số thuốc nhỏ mũi...). Với người lớn, dù trong người thấy bình thường, nhưng cũng cần đo huyết áp kiểm tra định kỳ hằng năm.
Thay đổi hành vi, lối sống không có lợi cho sức khỏe như hút thuốc lá, uống rượu, bia quá độ... chế độ dinh dưỡng cần giảm muối, bớt mỡ, tăng cường rau, quả, trái cây tươi vận động thể lực đều đặn... là biện pháp hữu hiệu để phòng chống bệnh THA.
Thực hiện lối sống lành mạnh phòng chống tăng huyết áp.
- Hằng ngày tập thể dục, đi bộ 30-45 phút.
- Ăn nhạt.
- Tăng cường ăn rau xanh và hoa quả tươi.
- Hạn chế ăn mỡ động vật và thức ăn chứa nhiều cholesterol.
- Hạn chế uống rượu bia.
- Không hút thuốc lá, thuốc lào
- Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
Theo SKDS
Những nhân tố khiến huyết áp thay đổi đột biến Dưới ảnh hưởng của nhịp sinh học, mọi tiến trình thần kinh, nội tiết, biến dưỡng... không bao giờ vận hành theo kiểu một ngày như mọi ngày. Nếu nói riêng với hệ tim mạch, huyết áp không có trị số cố định nếu so sánh kết quả đo đạc vào buổi sáng với buổi chiều. Cũng chính vì thế mà người bệnh...