Tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi có tác động như thế nào?
Quý III/2020, Chính phủ đã công bố dự thảo Quyết định của Thủ tướng về hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi (BHTG). Mức chi trả tối đa dự kiến tăng lên 125 triệu đồng đối với mỗi người gửi tiền tại một tổ chức tham gia BHTG khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm sẽ tác động đến nhiều đối tượng.
Với hạn mức đề xuất là 125 triệu đồng, đã có 90,94% người gửi tiền trong hệ thống ngân hàng được bảo hiểm toàn bộ.
Người gửi tiền hưởng lợi gì khi tăng hạn mức trả tiền bảo hiểm?
Video đang HOT
Hạn mức BHTG hiện hành là 75 triệu đồng đối với mỗi người gửi tiền tại một tổ chức tham gia BHTG, nếu điều chỉnh lên 125 triệu đồng nghĩa là hạn mức sẽ tăng hơn 1,5 lần, cụ thể là 66%. Đây là mức điều chỉnh tương đối mạnh, cho thấy Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng như Chính phủ đã có những thay đổi trong cách thức đánh giá mức độ phù hợp của hạn mức, nhằm đưa công cụ chính sách này bắt kịp với thực trạng hoạt động hệ thống ngân hàng và các điều kiện kinh tế vĩ mô.
Hạn mức BHTG cao hơn trước hết là một sự bảo đảm tốt hơn, cam kết mạnh mẽ hơn của Chính phủ, NHNN và tổ chức BHTG trong khả năng của mình để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Ngay trong điều kiện hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định, hạn mức BHTG trước hết là một sự trấn an về mặt tâm lý. Nếu đa số người gửi tiền đã được bảo vệ toàn bộ trong phạm vi hạn mức, sẽ hạn chế nguy cơ người gửi tiền rút tiền hàng loạt khi có những biến động trong hoạt động ngân hàng.
Ông Vũ Văn Long – Phó Tổng giám đốc BHTGVN – cho biết: “Với hạn mức đề xuất là 125 triệu đồng, đã có 90,94% người gửi tiền trong hệ thống ngân hàng được bảo hiểm toàn bộ. Hạn mức nói trên cũng phù hợp với thông lệ quốc tế, bởi khuyến nghị của Hiệp hội BHTG quốc tế là duy trì tỷ lệ này trong khoảng 90-95%.” Như vậy, có thể nói, việc điều chỉnh tăng hạn mức BHTG, người gửi tiền là bên thụ hưởng chính sách đầu tiên và trực tiếp nhất, và họ không phải đứng ra “mua” hay nộp phí như với các loại hình bảo hiểm thương mại.
Hạn mức BHTG tăng cũng đem lại lợi ích không nhỏ cho các tổ chức tín dụng (TCTD) nhận tiền gửi, góp phần duy trì niềm tin của người gửi tiền đối với hệ thống các TCTD, thúc đẩy tăng trưởng huy động vốn của toàn hệ thống. Bên cạnh các yếu tố về kỳ hạn hay lãi suất của từng ngân hàng, việc hạn mức BHTG cao cũng giúp người dân tự tin hơn khi thực hiện quyết định gửi tiền, qua đó đưa nguồn tiền nhàn rỗi vào lưu chuyển vốn, trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế.
Cũng theo ông Vũ Văn Long, cùng với lý do nâng hạn mức để đạt thông lệ quốc tế, việc xem xét nâng hạn mức vào thời điểm này là bởi các điều kiện kinh tế vĩ mô liên quan đến hạn mức trả tiền bảo hiểm như GDP bình quân đầu người, lạm phát, tỷ giá, lãi suất,… có nhiều thay đổi. Quy mô tiền gửi của dân cư tăng, hệ thống ngân hàng Việt Nam không ngừng lớn mạnh về quy mô vốn cũng như tài sản, đảm bảo nhiệm vụ lưu thông vốn và đóng góp ngày càng quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế.
Cam kết bảo vệ người gửi tiền
Về phía BHTGVN, hạn mức trả tiền bảo hiểm được tăng lên cũng có nghĩa áp lực tài chính đối với tổ chức này cũng tăng lên, nhất là khi mức phí mà các tổ chức tham gia BHTG phải nộp vẫn được giữ nguyên nhằm chia sẻ khó khăn, đồng hành cùng các TCTD. Đại diện tổ chức BHTG khẳng định, hạn mức BHTG 125 triệu đồng đối với mỗi người gửi tiền được bảo hiểm tại một tổ chức tham gia BHTG là phù hợp với năng lực tài chính của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, đảm bảo có đủ nguồn lực để ứng phó trường hợp cần đứng ra chi trả cho người gửi tiền. Trong thời gian qua, nguồn vốn của BHTGVN đã không ngừng tăng trưởng. Tính đến hết 30/9/2020, tổng tài sản của BHTGVN đạt hơn 67 nghìn tỷ đồng, trong đó Quỹ dự phòng nghiệp vụ đạt gần 60 nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong dài hạn, cần không ngừng nâng cao năng lực tài chính của tổ chức BHTG một cách tương xứng với quy mô tiền gửi được bảo hiểm trong hệ thống ngân hàng thông qua các giải pháp đa dạng hóa hình thức và danh mục đầu tư, tính và thu phí đầy đủ. Đồng thời, cần xây dựng và hoàn thiện cơ chế dự phòng nhằm giúp BHTGVN tiếp cận nguồn tài chính hỗ trợ trong trường hợp nguồn vốn tạm thời không đáp ứng đủ nhu cầu trả tiền bảo hiểm.
Không chỉ có chức năng chi trả tiền gửi được bảo hiểm khi tổ chức tham gia BHTG bị mất khả năng chi trả hoặc phá sản, BHTGVN còn bảo vệ người gửi tiền thông qua nghiệp vụ cấp, thu hồi chứng nhận tham gia BHTG, giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ, tham gia kiểm soát đặc biệt cũng như hỗ trợ cho quá trình phục hồi của TCTD gặp vấn đề. Tuy nhiên, hạn mức BHTG là nội dung chính sách sát sườn, trực tiếp nhất tác động tới quyền lợi của người gửi tiền. Hạn mức BHTG được gia tăng như nội dung dự thảo mới đây Chính phủ công bố chắc chắn sẽ là một điểm tựa củng cố niềm tin của người gửi tiền, gia tăng hoạt động ổn định, lành mạnh của hệ thống ngân hàng.
Ngân hàng "ép" khách vay tiền mua bảo hiểm sẽ bị xử lý
Nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện đúng theo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, tăng cường kiểm soát nội bộ, xử lý nghiêm trường hợp "ép", bắt buộc khách vay vốn mua bảo hiểm.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại chấp hành nghiêm quy định về kinh doanh bảo hiểm. Đáng lưu ý, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng rà soát, tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động đại lý bảo hiểm trên toàn hệ thống. Xử lý nghiêm những trường hợp "ép", bắt buộc khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểm khác khi cấp tín dụng cho khách hàng, gắn việc bắt buộc mua bảo hiểm với việc cấp tín dụng cho khách hàng.
Văn bản của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng- Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng phải chào bán, giải thích điều khoản, điều kiện của sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng mua bảo hiểm của ngân hàng cho khách hàng có nhu cầu và giúp khách hàng hiểu đúng, đủ quyền và lợi ích, các điều kiện, điều khoản thanh toán của hợp đồng bảo hiểm... Ngân hàng thương mại phải quán triệt, phổ biến pháp luật kinh doanh bảo hiểm cho nhân viên, trong đó cần đặc biệt lưu ý đối với những hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
Động thái chấn chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm của các tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước đưa ra trong bối cảnh nhiều ngân hàng thương mại đang đẩy mạnh kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng, phân phối độc quyền bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm lớn. Doanh thu từ kênh bán bảo hiểm của nhiều ngân hàng cũng liên tục tăng thời gian qua. Năm 2019, nhiều ngân hàng đã ghi nhận doanh thu bán chéo bảo hiểm qua kênh ngân hàng tăng trưởng khá cao, thu về từ vài trăm tỷ đến hơn nghìn tỷ đồng, lợi nhuận của mảng kinh doanh này được xem là "gà đẻ trứng vàng" cho không ít nhà băng.
10 tháng, bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế 434.625 tỷ đồng Số liệu từ Bộ Tài chính cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2020, thị trường bảo hiểm duy trì đà tăng trưởng khả quan, với tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 148.547 tỷ đồng, tăng 16% so cùng kỳ năm 2019. Cũng trong 10 tháng qua, tổng giá trị tài sản của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm đạt...