Tăng giá xăng thì liên quan gì “trách nhiệm người dân”?
Ngân sách nhà nước làm sao lại có thể cứ trông chờ vào việc tăng giá xăng, trong khi người ta cần tham gia WTO để giảm giá thì ông Chủ tịch Hiệp hội Xăng Dầu Việt Nam lại đòi tăng giá xăng.
Tôi có nhớ một bản tin trên báo nói về việc khoảng 100 người, đứng đầu là Giám đốc Công ty Akagi Nhật Bản đã cúi gập người trong một video được đăng tải trên YouTube xin lỗi người tiêu dùng vì đã tăng giá kem thêm 10 Yên Nhật (khoảng 2.000 đồng tiền Việt) sau khi giữ giá trong suốt … 25 năm.
Dù động thái tăng giá là một điều tiêu cực nhưng thay vì âm thầm thực hiện điều này, công ty đã đăng tải thông báo lên nhiều phương tiện truyền thông như TV, báo đài và kênh YouTube với tâm thế của một công ty luôn cố gắng để đảo ngược cảm giác từ tiêu cực đến tích cực của khách hàng.
5 tháng đầu năm nay, mức doanh thu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) tăng vọt tới trên 30% so với cùng kỳ, tổng lợi nhuận hợp nhất của Tập đoàn chỉ đạt 1.350 tỉ đồng, đạt 28,8% kế hoạch và bằng 98,4% so với cùng kỳ.
Thế nhưng, phát biểu tại Hội thảo Thị trường xăng dầu và vấn đề thể chế diễn ra sáng ngày 16.5, ông Phan Thế Ruệ – Chủ tịch Hiệp hội Xăng Dầu Việt Nam nói: “Về động tĩnh tăng thuế bảo vệ môi trường lên 8.000 đồng/lít nhưng chưa có lộ trình cụ thể. Chúng tôi rất ủng hộ sớm điều chỉnh thuế nội địa lên, ít nhất là đưa thuế tiêu thụ đặc biệt và bảo vệ môi trường lên làm sao cho chiếm trên 50% cơ cấu giá để đảm bảo thu ngân sách Nhà nước”.
Theo đại diện Hiệp hội Xăng Dầu Việt Nam thì “Thuế nhập khẩu giảm tiếp xuống 0% thì phải tăng thuế khác để bù vào. Rõ ràng đây là trách nhiệm của công dân với đất nước. Nếu giảm thuế nhập khẩu mà tăng thuế nội địa thì giá bán lẻ xăng dầu không thay đổi, giá vẫn thế. Vì giá bán lẻ phụ thuộc vào nhiều loại thuế, tăng cái này, giảm cái kia thì vẫn không thay đổi”.
Với lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu bằng 0% khi gia nhập WTO, người dân chờ đợi sự giảm giá bán lẻ xăng dầu chứ chả ai lại hô khẩu hiệu vì trách nhiệm công dân với đất nước để lại tiếp tục…tăng giá xăng như ông Chủ tịch Hiệp hội Xăng Dầu Việt Nam.
Giá xăng có đồng nghĩa với việc “Trách nhiệm người dân”? Ảnh: VNE
Video đang HOT
Tăng giá xăng được hiểu ngay lập tức là sẽ kéo theo việc tăng giá hàng loạt hàng hóa khác kể cả mặt hàng liên quan lẫn không liên quan bởi tình trạng “té nước theo mưa”.
Trách nhiệm của công dân với đất nước là gì? Là lao động miệt mài, là nộp nghĩa vụ thuế đầy đủ…Đổi lại nhà nước cho họ gì? Cho họ sự minh bạch về quản lý, về thủ tục, điều tiết tốt nhất để có thể giảm được giá nào hay giá đó chứ không phải cứ tăng với ngụy biện rằng do tham gia thị trường thế giới WTO.
Ngay cả phần thuế gọi là “thuế môi trường” thông qua giá xăng cho đến lúc này vẫn chưa công bố minh bạch để người tiêu dùng biết, bao nhiêu trong số ấy là để cải thiện môi trường và bao nhiêu trong số ấy dùng để làm gì?
Ngân sách nhà nước làm sao lại có thể cứ trông chờ vào việc tăng giá xăng, trong khi người ta cần tham gia WTO để giảm giá thì ông Chủ tịch Hiệp hội Xăng Dầu Việt Nam lại đòi tăng giá xăng.
Một khi doanh nghiệp phải tăng giá, đó là sự đau đớn, dằn vặt ghê gớm vì đạo đức, phẩm chất kinh doanh không cho họ thích thì tăng giá. Chỉ trong điều kiện bất khả kháng phải tăng như Công ty kem Akagi Nhật Bản, lãnh đạo Công ty này đã cúi đầu xin lỗi khách hàng chứ họ không hô khẩu hiểu “Người dân phải chấp nhận giá cao hơn vì trách nhiệm với đất nước”.
Nhiều năm nay, hễ mỗi lần tăng giá xăng, nhà kinh doanh biện lý do bị lỗ, nhưng có lẽ giờ lý do đó không mấy thuyết phục thì lại bám vào lý do gia nhập WTO để tăng giá…
Nhìn vào lợi nhuận khổng lồ của Tập đoàn Xăng dầu thì người tiêu dùng sẽ nghĩ gì khi phải móc túi trả thêm tiền mua xăng để…góp sức tăng lợi nhuận cho Tập đoàn này.
Nhìn vào thuế môi trường được tính vào giá xăng và thông tin không minh bạch trong việc sử dụng quỹ bình ông giá tại Petrolimex, để hiểu, đây vẫn là cách để “lấy tiền” khách hàng hợp pháp mà không thèm ngó ngàng gì đến sự công khai chi tiêu.
Đừng kêu gọi sự đóng góp của khách hàng một khi tiền đóng góp của họ chưa được minh bạch.
Kinh doanh là phải rõ ràng, khi thuế nhập khẩu 0% thì giá mua phải giảm, dứt khoát như thế, còn việc kêu gọi “trách nhiệm của người dân với đất nước” sẽ không liên quan đến chuyện làm ăn của doanh nghiệp.
Theo Danviet
Tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng là đề xuất một phía từ Bộ Tài chính
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Trương Minh Hoàng, đây chỉ là đề xuất từ một phía từ Bộ Tài chính và khi mới chỉ là đề xuất thì chắc chắn còn nhiều bước phải thực hiện trước khi có thể trình Quốc hội.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Trương Minh Hoàng.
Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường lên 8.000 đồng/lít đối với xăng trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế bảo vệ môi trường. Điều này gây lo ngại giá xăng sẽ tăng, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người tiêu dùng cũng như sản xuất,... Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Đây mới chỉ là đề xuất của Bộ Tài chính. Theo quy định của pháp luật, để có thể trình Quốc hội, cần phải có thẩm định của Bộ Tư pháp, lộ trình thống nhất của Chính phủ và Ủy ban Tài chính Ngân sách. Các ủy ban chuyên trách của Quốc hội cũng sẽ có ý kiến về vấn đề này. Sau đó, nếu được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua thì mới trình Quốc hội.
Nhưng với cá nhân tôi, nếu vấn đề này được đưa ra thì đề nghị phải làm kỹ phần ý kiến đánh giá tác động của xã hội, khi đưa ra chủ trương thì tác động như thế nào. Tôi thường xuyên gặp gỡ người dân, gia đình mình cũng thường xuyên tiêu thụ xăng dầu. Việc đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc tăng giá xăng, từ đó kéo theo ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày.
Cụ thể, việc đánh giá tác động cần thực hiện như thế nào, dựa trên những mặt nào, thưa ông?
Một là, nếu đây là thuế bảo bệ môi trường thì mục đích là gì khi đưa ra đề xuất này. Nếu vừa nhằm đảm bảo chi phí cho bảo vệ môi trường vừa có ý nghĩa là để giảm mật độ hoạt động của phương tiện cá nhân,... thì còn nhiều giải pháp khác và phải được tiến hành đồng bộ, có lộ trình. Ví dụ muốn giảm lượng xe cá nhân cũng như xe công vụ thì cần cải thiện cơ sở vật chất cho tốt. Đường sắt hoạt động hiệu quả hơn cũng có thể để giảm lưu ô tô, xe máy, giảm thải khí ra môi trường. Thế giới, có nước đã có đường riêng dành cho xe đạp, thậm chí có nhiều xe điện, hoặc dành khu bến bãi riêng trong nội ô dành cho các phương tiện.
Ở góc độ khác, như các chuyên gia kinh tế nhận định, việc tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng để bù hụt thu ngân sách khi thực hiện các cam kết hội nhập; thì đây là phương án thu nhanh nhất tiền mặt, bán xăng là có ngay. Nhưng chỉ để bù hụt thu ngân sách thì còn nhiều cách khác, tiết kiệm chi các thứ khác. Chẳng hạn, tinh giảm biên chế đẩy mạnh hơn, tính toán kỹ sử dụng tài sản công. Tính toán thế nào đầu tư có hiệu quả, tiết kiệm thật sự cho đầu tư công như đầu tư công trình trụ sở, phương tiện hoạt động vẫn hoạt động được thì nên tận dụng, trừ trường hợp không thể sử dụng được. Nghĩa là, còn rất nhiều cách để tiết kiệm, tăng thêm ngân sách, giảm bội chi.
Mà thực tế, nếu tăng thuế như thế này chắc chắn tác động trực tiếp đến người tiêu dùng, xăng tăng hàng loạt giá dịch vụ hàng hóa sẽ tăng lên. Hàng hóa tăng lên thì người tiêu dùng giảm mua, sẽ kéo theo sự trì trệ của sản xuất. Tôi vừa rồi đi thăm các bếp ăn của công nhân, có bếp ăn họ chỉ 11000 đồng/suất, có bếp ăn 16.000-24.000 đồng/suất. Nhưng người công nhân phải tự lực về phương tiện, xăng dầu... nếu như tăng giá xăng thì chắc chắn tăng đến túi tiền của người lao.
Do đó, theo tôi, muốn tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng thì phải báo cáo cho kỹ tác động về giá tăng và nếu có tăng thì phải có lộ trình. Tôi tin chắc có đưa ra Quốc hội thì Quốc hội cũng sẽ yêu cầu lộ trình
Theo thống kê Bộ Tài chính, thuế bảo vệ môi trường với xăng tăng liên tục những năm qua nhưng chi phí dành cho bảo vệ môi trường thấp. Việc tăng thuế bảo vệ môi trường thì đầu tư cho bảo vệ môi trường liệu có tăng theo?
Điều này thì tôi cũng rất lo và đương nhiên khi Bộ Tài chính đề xuất như vậy phải nêu rõ nếu như tăng thuế bảo vệ môi trường thì đầu tư trực tiếp cho vấn đề môi trường sẽ là bao nhiêu, tỷ lệ bao nhiêu % và hiệu quả có tốt hơn hay không.
Tăng thuế có cải thiện được vấn đề môi trường hay không? Bởi thực tế, vấn đề bảo vệ môi trường nhìn chung còn chưa đạt. Thành ra khi nói tăng phí bảo vệ môi trường thì đương nhiên khách quan người ta sẽ nhìn nhận do thiếu hụt cái khác thì tăng chứ không phải là do môi trường.
Theo số liệu từ Bộ Tài chính giai đoạn 2012-2016, tổng thu thuế bảo vệ môi trường đạt 11.160 tỷ đồng vào năm 2012 (chiếm 1,48% tổng thu ngân sách nhà nước); tăng mạnh lên 27.020 tỷ đồng năm 2015 (chiếm 2,7% tổng thu ngân sách), và ước đạt 42.393 tỷ đồng năm 2016 (chiếm 4,08% tổng thu ngân sách). Dù đạt được số thu lớn nhưng số chi cho bảo vệ môi trường vẫn thấp hơn số thu, thậm chí chỉ bằng 1/4 số thu.
(Theo Tin Tức)
Người tài Việt Nam tại 'túi khôn của thế giới' hiến kế giúp đất nước Cơ hội và may mắn của các trí thức Việt Nam được sống và làm việc tại Thụy Sĩ, quốc gia được ví là "túi khôn của thế giới" vì là nước luôn dẫn đầu về chỉ số sáng tạo toàn cầu và luôn dành nguồn lực lớn cho nghiên cứu và phát triển. Đại sứ Dương Chí Dũng phát biểu tại toạ...