Tăng giá nước sạch tại TP.HCM từ hôm nay
Giá nước sạch sinh hoạt mới áp dụng từ ngày 15/11 cao hơn mức cũ 6%. Đơn giá cao nhất là 12.100 đồng/m3, áp dụng với định mức sử dụng nước trên 6 m3/người/tháng.
Theo quyết định 25 ban hành giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM lộ trình 2019-2022 của UBND TP.HCM, giá nước mới sẽ được áp dụng từ hôm nay, ngày 15/11. Mức tăng bình quân là 6%.
Với định mức sử dụng nước dưới 4 m3/người/tháng, giá nước sẽ tăng từ 5.300 đồng/m3 lên 5.600 đồng/m3.
Riêng hộ nghèo và hộ cận nghèo được hỗ trợ với giá 5.300 đồng/m3 cho định mức trên.
Nếu sử dụng nước trong định mức từ 4 m3 đến 6 m3/người/tháng, đơn giá mới là 10.800 đồng/m3 so với mức cũ 10.200 đồng/m3.
Video đang HOT
Với định mức cao nhất trên 6 m3/người/tháng, đơn giá nước mới là 12.100 đồng/m3 so với con số 11.400 đồng/m3 trước đây.
Đây là đơn giá chưa gồm thuế giá trị gia tăng.
Theo lộ trình được UBND TP.HCM phê duyệt, giá nước sạch sinh hoạt cũng sẽ tăng lũy tiến, đến năm 2022 cao nhất là 14.400 đồng/m3.
Định mức sử dụng nước sạch được xác định trên số nhân khẩu thường trú và tạm trú dài hạn căn cứ theo sổ hộ khẩu thường trú và sổ tạm trú. Mỗi nhân khẩu chỉ được đăng ký định mức tại một thuê bao đồng hồ nước.
Trường hợp nhiều hộ gia đình sử dụng chung một đồng hồ nước (địa chỉ trong sổ hộ khẩu thường trú và sổ tạm trú khác với địa chỉ đặt đồng hồ nước), tính định mức các nhân khẩu sử dụng chung cho khách hàng đứng tên thuê bao đồng hồ nước.
Với trường hợp sinh viên và người lao động thuê nhà để ở (không có hộ khẩu thường trú tại TP.HCM) có thời hạn hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên, sẽ căn cứ vào giấy xác nhận tạm trú và hợp đồng thuê nhà có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, được tính định mức như nhân khẩu thường trú.
Theo Zing.vn
Mất khoảng 30 ngày để đưa tàu VietSun Integrity bị đắm vào bờ
Sau khi tàu đắm, lượng hàng hóa ngâm lâu trong nước khiến trọng lượng các container tăng lên làm việc trục vớt gặp nhiều khó khăn.
UBND TP.HCM đã có báo cáo tình hình xử lý vụ tai nạn chìm tàu VietSun Integrity. Theo đó, trong điều kiện thuận lợi nhất, việc đưa tàu VietSun Integrity vào bờ sẽ mất tối thiểu 30 ngày.
Cảng vụ Hàng hải TP.HCM đã rà soát và phát hiện 60 container trôi nổi và bị chìm dưới nước. Do bị ngâm nước lâu ngày, trọng lượng của các container tăng, kết cấu các container hư hỏng nặng khiến việc trục vớt gặp nhiều khó khăn.
Hiện trường vụ tai nạn chìm tàu. Ảnh: Nguyễn Huy.
Đến ngày 28/10, việc bơm hút dầu đã được hoàn tất, cơ quan chức năng không còn thấy dấu hiệu dầu tại khu vực thân tàu.
Hiện, Công ty cổ phần Dịch vụ vận tải biển Hải Vân vẫn tiếp tục quây phao chống tràn dầu tại hiện trường để ngăn ngừa sự cố tràn dầu.
Thời gian tới, UBND TP.HCM sẽ tiếp tục chỉ đạo các sở ngành phối hợp chặt chẽ với Cục Hàng hải Việt Nam, Cảng vụ Hàng hải TP.HCM điều tiết giao thông qua nơi tàu đắm, thường xuyên lấy mẫu, xét nghiệm chất lượng nước để cảnh báo các sự cố về môi trường.
Vụ chìm tàu xảy ra khoảng 23h30 ngày 18/10, trên sông Lòng Tàu, huyện Cần Giờ, TP.HCM.
Thời điểm trên, tàu hàng VietSun Integrity (Công ty cổ phần Nhật Việt) dài 132 m, tải trọng hơn 8.000 tấn đang vận chuyển khoảng 285 container từ cảng VICT - TP.HCM đi Hải Phòng. Khi đến đoạn hạ lưu phao số 28 đến 30 sông Lòng Tàu, thượng lưu mũi An Thạnh (huyện Cần Giờ), tàu hàng bất ngờ gặp nạn.
Vụ việc không gây thương vong về người nhưng đã khiến số lượng lớn container chở hàng hóa chìm và trôi nổi trên sông.
Khu vực gần nơi xảy ra vụ chìm tàu Vietsun Integrity. Ảnh: Google Maps.
Theo Zing.vn
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong xử lý vi phạm giao thông Ngày 26-10, UBND TPHCM tổ chức hội nghị về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong xử lý vi phạm và quản lý điều hành giao thông vận tải. Theo dõi giao thông TPHCM qua Cổng Thông tin giao thông trong Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn. Ảnh: CAO THĂNG Tham dự hội nghị có Bộ trưởng Bộ GTVT...