Tăng gấp 6 lần sau hơn 3 tháng, điều gì khiến cổ phiếu VCR “bốc hơi” 50% thị giá trong 1 tháng?
Chỉ tính riêng từ đầu tuần, cổ phiếu này đã giảm hơn 30% với 3 phiên nằm sàn và 1 phiên giảm gần 1,7%.
Ảnh minh họa.
Trong khoảng 4 tháng trở lại đây, cổ phiếu VCR của CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex (Vinaconex – ITC) là một trong những tâm điểm chú ý của giới đầu tư với điệp khúc “tăng nóng, giảm sốc”.
Trở lại thời điểm giữa đầu tháng 3, với thông tin tái khởi động lại dự án Cát Giá, Cát Bà, VCR bắt đầu nổi sóng với nhiều phiên tăng kịch trần liên tiếp. Sau nhiều sóng tăng mạnh với thanh khoản được cải thiện đáng kể, VCR leo lên đạt đỉnh 31.500 đồng/cổ phiếu trong phiên ngày 20/06, ghi nhận mức tăng gấp 6 lần trong khoảng hơn 3 tháng.
Tuy nhiên sau đó, VCR hạ nhiệt nhanh chóng sau khi đạt đỉnh và rơi xuống chỉ còn 15.700 đồng/cổ phiếu kết phiên 25/07, “bốc hơi” 50% thị giá trong khoảng hơn 1 tháng. Thậm chí, chỉ tính riêng từ đầu tuần, cổ phiếu này đã giảm hơn 30% với 3 phiên nằm sàn và 1 phiên giảm gần 1,7%.
Đáng chú ý, thời điểm cổ phiếu VCR liên tiếp giảm sàn trong những phiên vừa qua diễn ra đúng thời điểm xuất hiện thông tin cơ quan chức năng TP Hà Nội triệu tập ông Nguyễn Xuân Đông, Tổng giám đốc và người đại diện pháp luật của Vinaconex. Vinaconex đang là cổ đông lớn nhất tại Vinaconex – ITC với 55% cổ phần.
Video đang HOT
Trong văn bản ngày 24/7, Vinaconex cho biết, sau khi kiểm tra, rà soát lại, Vinaconex khẳng định, toàn bộ số hóa đơn liên quan đến giao dịch giữa Tổng công ty với các đối tượng trong danh sách công ty/đơn vị theo yêu cầu của cơ quan chức năng, được thực hiện trước thời điểm các cổ đông Nhà nước hoàn tất việc thoái vốn tại Vinaconex (tháng 12/2018, trước thời điểm ông Nguyễn Xuân Đông chưa tham gia bất kỳ công việc, chức vụ gì tại Tổng công ty).
Ngoài Vinaconex, Vinaconex – ITC còn có 02 cổ đông lớn khác là CTCP Chứng khoán Agribank (Agriseco – mã AGR) với 14% và Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank – mã EIB) với 11%.
*Diễn biến giao dịch cổ phiếu VCR trong 6 tháng trở lại đây
Khó có thể lý giải tường tận cho nhịp tăng, giảm sốc của cổ phiếu VCR. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư cho rằng, con sóng này xuất phát từ việc tái khởi động lại dự án Khu đô thị Du lịch Cái Giá – Cát Bà (Cát Bà Amatina) sau thời gian bị gián đoạn do quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh Hải Phòng (quyết định này sau đó đã được thu hồi vào ngày 05/11/2018).
Dù giải quyết được nguy cơ về việc bị thu hồi đất nhưng Vinaconex – ITC còn phải đối mặt với nỗi lo về tài chính để triển khai dự án Cát Bà Amatina.
Ngoài khoản nợ hơn 284 tỷ đồng tiền sử dụng đất của dự án, Vinaconex – ITC còn rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính khi nợ ngắn hạn vượt hơn 412 tỷ đồng tài sản ngắn hạn. Tính đến hết 30/06, Vinaconex – ITC có gần 184 tỷ đồng tài sản ngắn hạn với phần lớn là tiền và tương đương tiền (153 tỷ đồng) và khoảng hơn 800 tỷ đồng tài sản dài hạn nằm dưới dạng chi phí dở dang nằm tại dự án Cát Bà Amatina.
Nhằm giải quyết nhu cầu về tài chính phục vụ dự án, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019, Vinaconex – ITC đã được cổ đông thông qua phương án phát hành riêng lẻ 3 triệu trái phiếu chuyển đổi không có tài sản đảm bảo với giá phát hành 100.000 đồng/trái phiếu, dự kiến thu về khoảng 300 tỷ đồng.
Trong bối cảnh việc triển khai dự án vẫn còn nhiều vướng mắc, Vinaconex – ITC tiếp tục không không phát sinh doanh thu trong 2 quý đầu năm 2019 và phải chịu khoản lỗ gần 3,7 tỷ đồng sau 6 tháng do vẫn phải chịu chi phí hoạt động. Khoản lỗ này tiếp tục đào sâu số lỗ lũy kế lên hơn 84 tỷ đồng qua đó giảm vốn chủ sở hữu xuống còn hơn 283 tỷ đồng.
THANH HÀ
Theo bizlive.vn
Vì sao cổ phiếu VCR của CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex bị đưa vào diện kiểm soát?
Cổ phiếu VCR của CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex chỉ được giao dịch vào phiên thứ Sáu hàng tuần.
Phối cảnh tổng thể dự án Cát Bà Amatina do Vinaconex - ITC triển khai.
Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) có thông báo về việc đưa cổ phiếu của CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex (VINACONEX - ITC, mã chứng khoán: VCR) vào diện bị kiểm soát, hiệu lực bắt đầu từ ngày 25/02/2019.
Lý do cổ phiểu VCR bị đưa vào diện kiểm soát là do lợi nhuận sau thuế năm 2017 và năm 2018 tại Báo cáo tài chính tổng hợp kiểm toán năm 2018 của công ty là số âm, thuộc trường hợp bị kiểm soát theo quy định tại điểm 1.3 khoản 1 Điều 14 Quy chế niêm yết.
Với quyết định này, cổ phiếu VCR của công ty chỉ được giao dịch vào phiên thứ Sáu hàng tuần.
HNX sẽ có thông báo về việc đưa cổ phiếu VCR ra khỏi diện bị kiểm soát sau khi công ty khắc phục được nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị kiểm soát theo Quy chế niêm yết.
Được biết, ngày 01/3 tới, VCR sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 để thông qua các nội dung quan trọng về kế hoạch kinh doanh năm 2019, kiện toàn nhân sự HĐQT công ty và tăng vốn điều lệ để thực hiện dự án.
Nguyễn Huệ
Theo vietq.vn
Không phát sinh doanh thu sau 2 quý, Vinaconex ITC (VCR) báo lỗ, cổ phiếu vẫn tăng bất thường Tương tự như quý I, Vinaconex - ITC tiếp tục không phát sinh doanh thu trong kỳ và lỗ gần 2 tỷ đồng chi phí hoạt động qua đó nâng số lỗ sau nửa năm lên 3,7 tỷ đồng. Ảnh minh họa. CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex (Vinaconex - ITC, mã VCR) vừa công bố báo cáo tài chính...