Tăng gấp 3 lần chi phí dự phòng, SHB vẫn báo lãi quý 2 đạt 743 tỷ, nợ xấu tăng lên 2,4%
Trong quý 2/2020, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của SHB tăng vọt gấp 3 lần nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn đạt 743 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) công bố cáo tài chính hợp nhất quý 2/2020 với thu nhập lãi thuần tăng khá gần 40% so cùng kỳ khi đạt 2.319 tỷ đồng.
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng gấp 1,8 lần với gần 31 tỷ đồng. Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư nhích nhẹ lên gần 12 tỷ đồng.
Ngược lại, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ suy giảm 51% về còn 94 tỷ đồng. Hoạt động khác cũng lao dốc 67% về còn 6 tỷ đồng.
Trong khi đó, chi phí hoạt động của SHB kỳ này tăng 12% lên con số 881 tỷ đồng. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng vọt khi gấp 3 lần lên tới 664 tỷ đồng.
Dù vậy, SHB vẫn đạt 743 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 5,6% so cùng kỳ.
Video đang HOT
Luỹ kế 6 tháng, chi phí dự phòng lên tới 955 tỷ đồng, cũng gấp 4,3 lần nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn nhích nhẹ 1,5% khi đạt 1.328 tỷ đồng.
Tại thời điểm 30/6/2020, tổng tài sản có của SHB tăng thêm 26.155 tỷ lên 391.409 tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng chiếm 287.378 tỷ đồng, tăng 9,6% so đầu kỳ.
Đặc biệt, các khoản lãi, phí phải thu tiếp tục tăng mạnh gần 3.500 tỷ đồng lên tới 11.520 tỷ đồng.
Còn về nợ phải trả, tiền gửi của khách hàng tăng 7,8% lên 279.502 tỷ đồng.
Về chất lượng nợ cho vay, nợ xấu của SHB tăng mạnh 39% lên mức 7.045 tỷ đồng. Tương ứng tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,9% lên 2,4%.
Vì sao nợ xấu của Kienlongbank đột ngột tăng tới 6,6 lần so với đầu năm?
Tới cuối tháng 6/2020, Kienlongbank đang có tổng cộng 2.249 tỷ đồng nợ xấu, tăng tới 6,6 lần so với đầu năm. Trong đó, nợ xấu chủ yếu gia tăng ở nợ nhóm 5, với mức tăng tới gần 900%.
Ảnh minh họa.
Ngân hàng TMCP Kiên Long - Kienlongbank (mã KLB) vừa công bố BCTC hợp nhất quý II/2020 với phần lớn các mảng kinh doanh đều có dấu hiệu sa sút.
Theo đó, tín dụng vẫn đóng vai trò chính nhưng chỉ mang về cho ngân hàng khoản lãi 254 tỷ đồng, giảm 19,1% so với kết quả đạt được cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt 550 tỷ đồng, giảm 6%.
Lãi thuần từ mảng dịch vụ quý II/2019 cũng giảm 11,1%, đạt 16 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, mảng này lãi gần 36 tỷ đồng, tăng 20%.
Lãi từ kinh doanh ngoại hối kỳ này giảm 33% so với cùng kỳ, xuống 10 tỷ đồng, lãi lũy kế 6 tháng ở mức 19 tỷ đồng.
Lãi từ hoạt động khác giảm 2/3, xuống còn 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhờ lãi đột biến trong quý I nên lũy kế 6 tháng đầu năm, mảng này ghi nhận lợi nhuận 63 tỷ đồng, gấp 4,5 lần cùng kỳ.
Riêng mảng mua bán chứng khoán đầu tư ghi nhận tăng mạnh khi lợi nhuận 6 tháng đạt 38 tỷ đồng, gấp 6 lần cùng kỳ năm trước.
Chi phí hoạt động quý II/2020 của ngân hàng tương đương cùng kỳ, ở mức hơn 267 tỷ đồng, trong khi chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm 50%, xuống còn 10 tỷ đồng.
Dù vậy do hoạt động kinh doanh không mấy khả quan nên, kết thúc quý II/2019, Kienlongbank ghi nhận lợi nhuận trước thuế gần 46 tỷ đồng, giảm 37,8% so với cùng kỳ.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, ngân hàng đạt lợi nhuận 103 tỷ đồng, giảm 30,4% so với cùng kỳ năm trước.
Với kết quả này, Kienlongbank mới chỉ hoàn thành 13,7% kế hoạch lợi nhuận của cả năm (750 tỷ đồng).
Tại ngày 30/6/2020, tổng tài sản của Kienlongbank đạt 55,42 nghìn tỷ đồng, tăng 8,46% so với đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng tăng nhẹ 2%, lên hơn 34 nghìn tỷ đồng.
Tiền gửi của khách hàng tăng mạnh 10,42%, lên 36,34 nghìn tỷ đồng.
Về chất lượng tín dụng, tới cuối tháng 6/2020, Kienlongbank đang có tổng cộng 2.249 tỷ đồng nợ xấu, tăng tới 6,6 lần so với đầu năm. Trong đó, nợ xấu chủ yếu gia tăng ở nợ nhóm 5, với mức tăng tới gần 900%, lên 2.145 tỷ đồng.
Ngân hàng cho biết, trong số nợ có khả năng mất vốn này có 1.895 tỷ đồng dư nợ các khoản vay đối với một nhóm khách hàng với tài sản đảm bảo là cổ phiếu của một ngân hàng khác được phân loại nợ nhóm 5 theo Quyết định số 2595/QĐ-NHNN ngày 18/12/2019 và các công văn khác có liên quan đến NHNN.
Tỷ lệ nợ xấu, do đó, bị kéo lên tới 6,59%/tổng cho vay, so với mức chỉ 1% hồi đầu năm.
Ngân hàng mùa Covid: Đánh đổi giữa lợi nhuận và nợ xấu? Nợ xấu không chỉ là vấn đề sống còn của ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến toàn nền kinh tế. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo các ngân hàng phải có những biện pháp để hạn chế tình trạng gia tăng nợ xấu. Lo mới "nới" thêm cũ Nợ xấu giảm được kỳ vọng sẽ tạo đà cho các nhà băng...