Tăng cường trách nhiệm, hiệu quả công tác dân vận của hệ thống chính trị
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ về công tác dân vận và Quyết định số 290 của Bộ Chính trị (khóa X) về quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị .
Quy chế số 06 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, những năm qua, nhận thức của cấp ủy Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị tỉnh về vị trí, vai trò công tác dân vận từng bước được nâng lên; các cấp, sở, ban, ngành, chính quyền địa phương từ tỉnh đến cơ sở quan tâm đến công tác dân vận.
Tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới mạnh mẽ công tác dân vận, hướng mạnh về cơ sở và địa bàn dân cư
Theo Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy An Giang Nguyễn Văn Thạnh, thực hiện Quyết định số 290 của Bộ Chính trị (khóa X) và Quy chế số 06 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, những năm qua, công tác dân vận được đổi mới cả về nội dung và phương thức hoạt động, mở rộng hình thức tập hợp nhân dân, hướng mạnh về cơ sở. Kịp thời giải quyết nhiều vấn đề bức xúc ở cộng đồng dân cư, tạo sự đồng thuận xã hội. Từ đó, đã góp phần quan trọng vào thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội và xây dựng Đảng, hệ thống chính trị các cấp ở địa phương ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Đặc biệt, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội các cấp đã bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương; đa dạng hóa các hình thức tập hợp quần chúng, phát triển đoàn viên, hội viên mới để thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước. Làm nòng cốt trong việc tuyên truyền, tổ chức các mô hình “Dân vận khéo” và “Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới”; tranh thủ các dự án trong nước và quốc tế giúp đỡ đoàn viên, hội viên vay vốn, chuyển giao kỹ thuật trong sản xuất, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo.
10 năm qua, quỹ Vì người nghèo các cấp trong tỉnh đã vận động tiền và hiện vật quy tiền trên 1.375 tỷ đồng, cất mới và sửa chữa 25.226 căn nhà Đại đoàn kết; thăm hỏi, tặng quà Tết, hỗ trợ khó khăn đột xuất, trợ giúp học hành, hỗ trợ khám bệnh và sản xuất cho trên 3,4 triệu lượt hộ nghèo. Đến cuối năm 2019, toàn tỉnh giảm còn 14.170 hộ nghèo (chiếm 2,63%) và 29.414 hộ cận nghèo (chiếm 5,45%).
Theo Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Võ Anh Kiệt, nhờ thực hiện Quyết định số 290 của Bộ Chính trị (khóa X) về quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị, phong cách, thái độ, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng gần dân, phục vụ nhân dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Trong đó, cán bộ lãnh đạo, quản lý thường xuyên đi cơ sở, gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với dân; quan tâm giải quyết kịp thời công việc của nhân dân.
Tập trung thực hiện có hiệu quả hơn việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo ngay ở cơ sở, hạn chế phát sinh điểm nóng, gây mất trật tự, an toàn xã hội, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Qua đó, đã góp phần củng cố lòng tin của người dân đối với các cấp chính quyền và tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội; củng cố khối đoàn kết toàn dân.
Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, nhất là người đứng đầu tiếp tục quán triệt, nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường công tác dân vận của hệ thống chính trị gắn với xây dựng Đảng; HĐND, UBND các cấp cụ thể hóa chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của nhà nước về công tác dân vận thành chương trình, kế hoạch hoạt động và chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả, gắn quyền, lợi ích thiết thực của nhân dân. Tiếp tục xác định công tác dân vận là một trong những nội dung, nhiệm vụ chủ yếu và quan trọng trong hoạt động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang, mặt trận, đoàn thể.
Tăng cường giáo dục đạo đức công vụ, văn hóa công sở, nâng cao ý thức, trách nhiệm phục vụ nhân dân cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thực sự “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”. Tiếp tục nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh hiệu quả. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội tiếp tục đẩy mạnh đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở và địa bàn dân cư. Qua đó, nhằm phát huy truyền thống yêu nước, khát vọng phát triển, năng lực, trí tuệ, ý thức trách nhiệm của nhân dân, nhất là tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa các cấp ủy, chính quyền với các tầng lớp nhân dân để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Thái Bình thực hiện đúng tiến độ việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Đặng Trọng Thăng, với quyết tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, sự đồng thuận của nhân dân, Thái Bình đã thực hiện thành công, đúng tiến độ việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã.
Tổ chức lấy ý kiến của cử tri về phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã tại xã Thụy Hà (Thái Thụy). Ảnh: baothaibinh.com.vn
Đến nay, tại 21 đơn vị hành chính cấp xã mới thành lập, tình hình ổn định, đoàn kết, thống nhất, phấn khởi; công việc điều hành của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể diễn ra bình thường, theo đúng quy định của pháp luật. Việc tiếp nhận, chuyển giao giữa đơn vị hành chính cũ và mới được thực hiện chặt chẽ, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền liên tục, không bị gián đoạn trong việc giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức. Chế độ, chính sách đối với số cán bộ dôi dư được quan tâm chỉ đạo giải quyết theo đúng quy định của Chính phủ và của tỉnh.
Trước đây, Thái Bình có 857 cán bộ, công chức tại 47 đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp. Sau khi sắp xếp, tỉnh hiện có 453 cán bộ, công chức cấp xã dôi dư.
Để kịp thời động viên cán bộ, công chức cấp xã, giữ vững ổn định tình hình ở cơ sở, thực hiện tốt các giải pháp sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, vừa qua, tại kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh khóa XVI đã thông qua Nghị quyết Quy định chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2019-2021 và cán bộ cấp xã thôi tái cử cấp ủy nhiệm kỳ 2020-2025 trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Theo nghị quyết này, đối với nhóm những người là cán bộ cấp xã giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội cấp xã khi thôi giữ chức vụ lãnh đạo, được bố trí làm Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc cấp phó đoàn thể chính trị - xã hội ở đơn vị hành chính sau sắp xếp. Trường hợp không là người đang hưởng chế độ hưu trí, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định bố trí xuống làm cấp phó được hưởng nguyên mức lương chức vụ hoặc mức lương theo ngạch bậc công chức hành chính, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp chức vụ, mức chênh lệch bảo lưu lương; đồng thời được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo mức lương, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp chức vụ, mức chênh lệch bảo lưu lương đến hết nhiệm kỳ đại hội đương nhiệm của tổ chức đó. Đến hết nhiệm kỳ đại hội đương nhiệm của tổ chức, nếu được cấp có thẩm quyền tiếp tục bố trí làm Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc cấp phó đoàn thể chính trị - xã hội cấp xã thì được hưởng chế độ phụ cấp hằng tháng, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã theo quy định hiện hành. Trường hợp này, nếu được bố trí sang chức vụ, chức danh mới, chế độ, chính sách thực hiện theo quy định của chức vụ, chức danh mới; nếu không được bố trí sang chức vụ, chức danh mới thì nghỉ chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Đối với trường hợp đang hưởng chế độ hưu trí, khi thôi giữ chức vụ lãnh đạo được bố trí xuống làm cấp phó ở đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp, được hưởng chế độ phụ cấp hằng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo quy định hiện hành...
Đối với nhóm cán bộ, công chức cấp xã dôi dư có nguyện vọng được hưởng chính sách về hưu trước tuổi nhưng có độ tuổi, số năm công tác tham gia bảo hiểm xã hội chưa đủ điều kiện được hưởng chính sách về hưu trước tuổi, được tính mỗi năm công tác giữ chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp một tháng lương cơ bản và thời gian công tác giữ chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 3 - 6 tháng được tính thành nửa năm, nếu trên 6 tháng được tính thành một năm.
Bên cạnh đó, những người là cán bộ xã thôi tái cử cấp ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025, cấp có thẩm quyền quyết định cho nghỉ công tác do không đủ tuổi tái cử, được hỗ trợ hưởng nguyên mức lương chức vụ hoặc mức lương theo ngạch bậc, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, mức chênh lệch bảo lưu lương và được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định đến khi đủ tuổi sẽ nghỉ hưu. Trường hợp, cấp có thẩm quyền quyết định cho nghỉ công tác do thôi tái cử cấp ủy được hỗ trợ mỗi năm công tác giữ chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng một tháng lương cơ bản. Thời gian công tác giữ chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nếu từ 3 - 6 tháng được tính thành nửa năm, nếu trên 6 tháng được tính thành một năm.
Tiên Yên: Những dấu ấn nhiệm kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Tiên Yên lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020-2025, dự kiến diễn ra vào trung tuần tháng 7 này. Những ngày này, toàn huyện đang hân hoan chào đón sự kiện chính trị lớn với niềm tin sâu sắc và kỳ vọng về một Đại hội có nhiều đổi mới, tiếp tục đưa Tiên Yên vững bước...