Tăng cường tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp, người dân do ảnh hưởng của dịch
Ngày 22-4, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng đã chủ trì Hội nghị trực tuyến “Tăng cường tín dụng ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19″, với sự tham dự của các lãnh đạo NHNN, các Vụ, Cục chức năng, lãnh đạo NHNN chi nhánh 63 tỉnh, thành phố cùng lãnh đạo của các tổ chức tín dụng (TCTD).
Ngan hang tang cuong von ho tro nguoi dan, doanh nghiep. (Anh: LÂM THANH)
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng nhận định: Dịch Covid 19 có diễn biến rất phức tạp. Đảng, Chính phủ, Quốc hội đã có nhiều biện pháp quyết liệt, cụ thể. Trong đó, ngân hàng là một trong những ngành đi đầu trong việc tham mưu, ban hành, triển khai các chính sách tháo gỡ khó khăn, giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tế.
Cụ thể, NHNN đã điều hành chính sách linh hoạt, thận trọng, góp phần tạo môi trường vĩ mô ổn định. Đây được xác định là nhân tố quan trọng giúp doanh nghiệp, người dân vượt qua dịch bệnh. Đồng thời, cũng đã có những chính sách hỗ trợ kịp thời, quyết liệt, thực chất và đi vào cuộc sống. “Các TCTD đã vào cuộc rất quyết liệt. Hệ thống NHNN các tỉnh, thành phố cũng rất quyết liệt. Song yêu cầu thực tiễn đòi hỏi phải quyết liệt hơn nữa để đưa được những giải pháp, chính sách theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN đi vào cuộc sống, tháo gỡ kịp thời tất cả khó khăn vướng mắc phát sinh của các doanh nghiệp”, Thống đốc Lê Minh Hưng nêu rõ.
Video đang HOT
Đến nay, kết quả triển khai bước đầu đã đạt được rất tích cực, thể hiện tính chủ động, quyết liệt của các TCTD. Hệ thống ngân hàng đã cho vay, cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho gần 167 nghìn khách hàng với dư nợ gần 63 nghìn tỷ đồng. Miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ cho hơn 14 nghìn khách hàng với dư nợ hơn 12 nghìn tỷ đồng. Hạ lãi suất với dư nợ hiện hữu cho hơn 289 nghìn khách hàng với dư nợ khoảng 948.407 tỷ đồng. Cho vay mới lãi suất ưu đãi cho 146.571 khách hàng với dư nợ cho vay mới đạt 511.230 tỷ đồng. Riêng Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) đã thực hiện gia hạn nợ cho 102.930 khách hàng với dư nợ 2.815 tỷ đồng, cho vay mới đối với 516.668 khách hàng với dư nợ 18.825 tỷ đồng. Ngoài ra, đã thực hiện miễn giảm phí thanh toán cho khách hàng đến hết năm 2020 khoảng hơn 1.000 tỷ đồng. “Đây là những con số thể hiện sự chia sẻ đồng hành của cả hệ thống ngân hàng với nền kinh tế và khách hàng vay vốn. Kết quả này cũng là bước đi quan trọng để chúng ta kịp thời tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, khách hàng vay vốn, tạo điều kiện cho nền kinh tế có thể phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh sau dịch, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế” – Thống đốc NHNN khẳng định.
Đánh giá cao kết quả triển khai bước đầu của các TCTD, nhưng Thống đốc Lê Minh Hưng cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế và vướng mắc khi triển khai trong thực tế cần tháo gỡ. Theo đó, Thống đốc NHNN quán triệt toàn hệ thống tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Các TCTD chia sẻ tối đa khó khăn với khách hàng vay vốn, với nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay cũng như sau khi dịch kết thúc.
Thống đốc cũng chỉ đạo các TCTD cắt giảm thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp nhưng không được hạ tiêu chuẩn cho vay vì tránh hệ lụy lâu dài cho nền kinh tế; lắng nghe doanh nghiệp và tường minh thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng vì sao những doanh nghiệp không được vay; NHCSXH tiếp tục thực hiện hỗ trợ cho đối tượng chính sách bị ảnh hưởng dịch bệnh; thúc đẩy miễn giảm phí và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt… “Trong quá trình cơ cấu lại nợ, không chỉ khách hàng doanh nghiệp, mà cả khách hàng cá nhân, đề nghị các ngân hàng thương mại phải xem xét khách hàng cá nhân bị khó khăn trong thu nhập để cơ cấu lại nợ, cả nợ gốc và nợ lãi. Ngoài ra, còn một số TCTD chưa ban hành hướng dẫn triển khai Thông tư 01 thì tôi yêu cầu cũng phải kịp thời làm ngay” – Thống đốc Lê Minh Hưng chỉ rõ.
HỒNG ANH
Dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 đã lên tới 2 triệu tỷ đồng
Theo đánh giá sơ bộ của NHNN, tác động của dịch với đối với dư nợ của hệ thống ngân hàng hiện nay là khoảng 2 triệu tỷ đồng, tức là 23% dư nợ hiện hữu của hệ thống ngân hàng có thể chịu tác động của dịch bệnh.
Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng cho biết trong thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, toàn ngành ngân hàng đã và đang triển khai quyết liệt, mạnh mẽ và có hiệu quả các giải pháp về điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, tập trung các nguồn lực thực hiện kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp và người vay vốn bị thiệt hại bởi dịch bệnh.
Theo đánh giá sơ bộ của NHNN, tác động của dịch với đối với dư nợ của hệ thống ngân hàng hiện nay là khoảng 2 triệu tỷ đồng, tức là 23% dư nợ hiện hữu của hệ thống ngân hàng có thể chịu tác động của dịch bệnh.
Trong đó, ngành kinh doanh khoáng sản, nhiên liệu, nguyên vật liệu xây dựng, kinh doanh ô tô và phụ tùng là nhóm có nhiều dư nợ bị ảnh hưởng nhất với 548.000 tỷ đồng, chiếm 6,6% tổng dư nợ.
Nhóm công nghiệp chế biến-chế tạo với dư nợ bị ảnh hưởng khoảng 520.000 tỷ đồng, chiếm 6,3% tổng dư nợ, trong đó ngành chế biến thực phẩm, đồ uống bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Dư nợ tín dụng lên tới 2 triệu tỷ đồng do COVID-19.
Nhóm dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ có 169.000 dư nợ bị ảnh hưởng chiếm 2% tổng dư nợ. Nhóm nông lâm nghiệp và thủy sản có số dư nợ bị ảnh hưởng là 157.000 tỷ đồng, chiếm 1,9% dư nợ nền kinh tế tập trung vào các ngành hàng rau quả, thủy sản, cao su, cà phê, chè, hạt tiêu.
Nhóm kinh doanh bất động sản có 145.000 tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng, chiếm 1,75%; Nhóm vận tải có 139.000 tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng, chiếm 1,68%; Nhóm các dự án BOT, BT có 110.000 tỷ đồng bị ảnh hưởng, chiếm 1,35% tổng dư nợ,...
Bên cạnh các tổ chức tín dụng thương mại, NHNN cũng chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ với trên 40.000 khách hàng với dư nợ tín dụng khoảng 1.400 tỷ. Cho vay mới với hơn 275.000 khách hàng, doanh số cho vay là khoảng 12.000 tỷ.
NHNN cũng đang tổng hợp các kiến nghị, báo cáo Thủ tướng xem xét giảm lãi xuất cho vay một số đối tượng, một số chương trình vay của Ngân hàng Chính sách xã hội để giảm bớt khó khăn cho đối tượng chính sách.
Tới đây, triển khai Nghị quyết của Chính phủ về an sinh xã hội, NHNN sẽ hướng dẫn Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện các thủ tục cho vay tái cấp vốn của NHNN cho Ngân hàng này khoảng 16 nghìn tỷ với lãi suất 0% để cho vay người lao động bị ngừng việc tạm thời.
Anh Nhi
Ngành ngân hàng có đủ công cụ để ổn định tỷ giá Tỷ giá và thị trường ngoại tệ về cơ bản ổn định, tâm lý thị trường không xáo trộn, nhất là cân đối cung - cầu ngoại tệ vẫn khá thuận lợi, thanh khoản thông suốt, đó là khẳng định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương ngày 10/4. Bối cảnh...