Tăng cường thực hiện chính sách BHXH, BHYT
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành chỉ thị yêu cầu tăng cường thực hiện chính sách BHXH, BHYT, huy động mọi nguồn lực hỗ trợ người dân tham gia 2 loại hình bảo hiểm trên.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế khẩn trương hoàn thiện chính sách, đổi mới cơ chế tài chính, xây dựng giá dịch vụ y tế theo lộ trình tính đúng, tính đủ, đổi mới phương thức thanh toán Bảo hiểm y tế (BHYT); tổ chức tốt việc khám bệnh, chữa bệnh BHYT, đảm bảo cung ứng dịch vụ y tế có chất lượng, nhất là y tế tuyến cơ sở.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội triển khai hiệu quả các giải pháp góp phần tăng nhanh số người tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH). UBND các tỉnh, thành phố xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT tại địa phương. Đồng thời, huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ cho người dân tham gia BHYT.
Bộ Tài chính chủ trì xây dựng, trình Chính phủ ban hành văn bản quy định chi tiết Luật BHXH sửa đổi; bố trí đầy đủ, kịp thời kinh phí đóng BHYT và hỗ trợ mức đóng BHXH, BHYT cho các nhóm đối tượng.
Theo_VTV
Video đang HOT
Sập giàn giáo ở Formosa: Bảo hiểm chưa đóng nhưng 'tiền cọc' phải có
Nhiều công nhân bị thương trong vụ sập giàn giáo ở Formosa Hà Tĩnh khẳng họ chưa được Công ty Nibelc Việt Nam đóng các loại bảo hiểm theo quy định. Tuy nhiên, họ phải đóng 'tiền cọc' trước khi được nhận vào làm việc.
Hiện trường vụ sập giàn giáo
Sáng nay 28.3, anh Phan Anh Dũng (23 tuổi, ngụ xã Trung Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) đang nằm điều trị tại phòng 405, Khoa chấn thương Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh, đã dần bình phục. Anh Dũng đã có thể nói rõ ràng thông suốt và ăn được cháo.
Trao đổi với chúng tôi, anh Dũng cho biết anh được Công ty Nibelc Việt Nam tuyển vào làm thợ sắt tại công trường Formosa đã hơn một năm, nhưng đến nay vẫn chưa được công ty này đóng bảo hiểm (gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp - NV).
Nước mắt của thân nhân người bị nạn trong vụ sập giàn giáo
Cũng theo anh Dũng, bình thường mỗi ngày anh phải làm việc 11 tiếng, ngày tăng ca làm tới 16 tiếng. "Công việc khá vất vả, lương nhận được từ 7 - 10 triệu đồng/tháng", anh Dũng nói.
Anh Nguyễn Minh Phương (24 tuổi, ngụ xã Trung Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) cho biết anh được Nibelc Việt Nam tuyển vào làm việc công trường Formosa từ hơn 2 năm, với mức lương từ 7 - 9 triệu đồng/tháng.
"Từ tháng 6.2013 đến tháng 9.2013, công ty có trừ lương 185.000 đồng/tháng của tôi để đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, sau đó không hiểu vì lý do gì mà họ đã cắt, không đóng bảo hiểm cho tôi nữa. Từ sau tháng 9.2013 đến nay, tôi không được đóng bảo hiểm và không có thẻ bảo hiểm", anh Phương nói.
Anh Dũng, anh Phương và một số công nhân bị thương trong vụ sập giàn giáo tại công trường Formosa cho biết thêm là mỗi lao động được tuyển dụng đều phải đóng thêm một khoản "tiền cọc" từ 2 - 5 triệu đồng, tùy vào thời điểm cụ thể.
Bà Phạm Thị Ý, Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), cho biết khoảng tháng 6.2013, Công ty Nibelc Việt Nam có đăng ký đóng bảo hiểm xã hội cho một số công nhân tại đơn vị này. "Nhưng chỉ đóng được 3 - 4 tháng gì đó thì không thấy họ đến đóng bảo hiểm cho công nhân nữa. Chừ chúng tôi không biết họ đã đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân ở đâu", bà Ý nói.
Các y bác sĩ đang chăm sóc cho các nạn nhân vụ sập giàn giáo
Ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Tĩnh, cho biết hôm nay 28.3, đơn vị này đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức đoàn công tác vào thanh, kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ của 13 lao động tử vong, 28 lao động bị thương và toàn bộ lao động của Công ty Nibelc Việt Nam, đang làm việc tại công trường thi công cầu cảng Sơn Dương cho Công ty Samsung C&T (Hàn Quốc), để tìm hiểu sâu hơn về vụ việc, trong đó có vấn đề quyền lợi bảo hiểm của người lao động.
Bác sĩ Đào Xuân Lý, phó khoa Chấn thương Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh, cho biết hiện nhiều nạn nhân vụ sập giàn giáo ở Formosa đã qua cơn nguy kịch, nhưng vẫn chưa thể tiên đoán trước được điều gì chắc chắn, tình huống xấu vẫn có thể xảy ra.
Bác sĩ Lý thông tin thêm, có tất cả 22 nạn nhân trong vụ sập giàn giáo được chuyển tới Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh điều trị nhưng đã có 3 người bị thương nặng được chuyển ra Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) để chữa trị.
"19 người còn lại đều bị đa chấn thương, nhiều người bị tổn thương lách, phổi, chấn thương sọ não, gãy tay chân... nhưng toàn bộ số người này chưa có ai đăng ký bảo hiểm y tế tại Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh", ông Lý nói.
Bài, ảnh: Nguyên Dũng
Theo Thanhnien
Công nhân vụ sập giàn giáo được bảo hiểm tối đa 50 triệu đồng Gia đình mỗi công nhân tử nạn vừa được đơn vị bảo hiểm tạm ứng 25 triệu đồng, trong khi số tiền với các trường hợp bị thương tối đa là 5 triệu. Hai ngày sau vụ sập giàn giáo tại công trình làm đê chắn sóng, cảng nước sâu Sơn Dương thuộc khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) tối 25/3, Tổng...