Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với quân đội
Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã khẳng định con đường cách mạng vô sản là con đường bạo lực vũ trang. Chánh cương sách lược vắn tắt (tháng 2-1930) của Đảng chỉ rõ phải “ Tổ chức ra quân đội công nông”.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng (tháng 3-1935) khẳng định “Công nông cách mạng tự vệ đội là dưới quyền chỉ huy thống nhất của Trung ương quân ủy Đảng Cộng sản… luôn luôn phải giữ quyền chỉ huy nghiêm ngặt của Đảng trong đội tự vệ”. Tư tưởng đó đã đặt nền móng cho việc tổ chức lực lượng vũ trang nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam sau này.
Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 7, Trung tướng Trần Hoài Trung thăm và làm việc với lãnh đạo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh. Ảnh: NAm Anh
* Quân đội của dân…
Xuất phát từ thực tiễn cách mạng của đất nước, Đảng ta tiến hành xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng từ không đến có, từ nhỏ đến lớn, từ phong trào của quần chúng tổ chức ra các đội tự vệ, đội du kích và từng bước phát triển thành Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Mỗi giai đoạn cách mạng, việc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng có yêu cầu cụ thể khác nhau, song điều nhất quán xuyên suốt trong sự nghiệp ấy là Đảng phải nắm quyền lãnh đạo chặt chẽ quân đội, quân đội phải đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng không chấp nhận và không bao giờ phân chia, nhân nhượng quyền lãnh đạo quân đội cho bất kỳ cá nhân, tổ chức hoặc đảng phái chính trị nào. Đó cũng là quy luật, là nguyên tắc cơ bản nhất trong quá trình xây dựng quân đội, là nguồn gốc của sự trưởng thành và chiến thắng của quân đội ta trong các thời kỳ, các giai đoạn cách mạng.
Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội của dân, do dân và vì dân, giữ vị trí là công cụ sắc bén của Đảng và Nhà nước ta. Chức năng chủ yếu của quân đội là chiến đấu bảo vệ đất nước, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ nhân dân. Do đó, để thực sự là đội quân cách mạng và hoàn thành chức năng, nhiệm vụ vẻ vang mà Đảng và nhân dân giao phó, quân đội cần có sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng. Sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố quyết định bản chất giai cấp công nhân, bản chất cách mạng của quân đội, quyết định sức mạnh chiến đấu và khả năng chiến thắng của quân đội. Sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội là quyết định hệ tư tưởng, nguyên tắc tổ chức, mục tiêu chiến đấu, nhiệm vụ, chức năng của quân đội. Đó là cơ sở tạo ra lòng trung thành tuyệt đối của quân đội đối với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, với sự nghiệp cách mạng của giai cấp và của dân tộc. Sự trưởng thành và chiến thắng của quân đội ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là minh chứng sát thực nhất khẳng định quyền lãnh đạo và vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội là tất yếu khách quan, là quy luật không thể đảo ngược.
Video đang HOT
* Trung thành tuyệt đối với Đảng
Quân đội ta luôn luôn giữ vững bản chất giai cấp công nhân, trung thành tuyệt đối với Đảng, với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng chiến thắng. Quân đội ta xứng đáng là trụ cột vững chắc của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ cuộc sống hòa bình của nhân dân. Mỗi bước trưởng thành và chiến thắng của quân đội đều bắt nguồn từ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
Tình hình nhiệm vụ cách mạng thời kỳ mới đang đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, khó khăn, phức tạp, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải nỗ lực phấn đấu vượt qua. Công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập quốc tế đang đặt ra yêu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội phải đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong khi đó, các thế lực thù địch đang ráo riết thực hiện âm mưu Diễn biến hòa bình kết hợp với bạo loạn lật đổ hòng xóa bỏ chế độ chủ nghĩa xã hội ở nước ta, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, lái nước ta đi theo đường hướng khác…
Thực tế đó đòi hỏi quân đội ta phải có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ phải gắn liền với bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ; ngăn ngừa mọi âm mưu hoạt động gây mất ổn định chính trị – xã hội, xâm phạm độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, gây tổn hại cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Song, để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn cách mạng mới, vấn đề đặc biệt quan trọng đặt ra là phải chăm lo xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân, trong đó lấy xây dựng quân đội làm lực lượng nòng cốt. Muốn vậy, hơn lúc nào hết cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng.
TS.Vũ Thị Nghĩa
Theo Đongnai
Không để bị chi phối bởi tin giả khi làm nhân sự
Bên cạnh hướng dẫn về cơ cấu, độ tuổi, trình độ, phẩm chất của cán bộ các cấp cho giai đoạn 2020-2025, Ban Tổ chức Trung ương nhấn mạnh phải kiểm soát quyền lực; chống chạy chức, chạy quyền...
Ban Tổ chức Trung ương vừa ban hành Văn bản số 26 hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Một trong những nội dung quan trọng của văn bản này là xây dựng đề án nhân sự nhiệm kỳ 2020-2025.
Khi làm nhân sự phải trí tuệ, đoàn kết
Theo hướng dẫn này, việc xây dựng đề án nhân sự phải bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy đối với địa bàn, lĩnh vực quan trọng và cơ cấu, tỉ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số theo quy định.
Đề án nhân sự cần phải được thảo luận dân chủ, kỹ lưỡng, phát huy trí tuệ và tạo sự đoàn kết, thống nhất, đồng thuận trong tập thể cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy. Đồng thời chủ động phòng ngừa, cảnh giác, ngăn chặn, đấu tranh, không để tác động, chi phối bởi những thông tin không chính thức, thông tin giả, xấu độc, bịa đặt, xuyên tạc trên Internet, mạng xã hội... liên quan đến nhân sự và công tác chuẩn bị nhân sự. Đối với một số chức danh, cần xem xét cụ thể theo hướng: Người được dự kiến giới thiệu làm bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch HĐND hoặc chủ tịch UBND; lãnh đạo chủ chốt HĐND, UBND nhiệm kỳ 2021-2026 ngoài việc đáp ứng tiêu chuẩn chức danh theo quy định phải là người có kiến thức, am hiểu và có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ thuộc lĩnh vực phụ trách.
Người được dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, đồng thời phải có trình độ, năng lực và điều kiện thực hiện nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND.Người dự kiến giới thiệu làm lãnh đạo chủ chốt ở cấp trên ngoài việc đáp ứng tiêu chuẩn chức danh theo quy định cần kinh qua lãnh đạo chủ chốt cấp dưới trực tiếp (trừ trường hợp là cán bộ điều động, luân chuyển). Trường hợp đặc biệt, nếu nhân sự chưa kinh qua lãnh đạo chủ chốt cấp dưới trực tiếp thì cấp ủy trực tiếp quản lý cán bộ phải báo cáo về nguồn cán bộ của địa phương, cơ quan, đơn vị; đánh giá, nhận xét về phẩm chất, năng lực, uy tín đối với nhân sự và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Quang cảnh Hội nghị lần thứ 11, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Ảnh: chinhphu.vn
Chống chạy chức, chạy quyền
Cùng với việc thực hiện công tác quy hoạch theo định kỳ, các cấp ủy tổ chức Đảng tập trung chỉ đạo thực hiện công tác rà soát quy hoạch cán bộ vào quý IV-2019, trong đó lấy quy hoạch cấp ủy làm cơ sở để quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý.
Để chuẩn bị một bước nhân sự cấp ủy nhiệm kỳ 2020-2025, các cấp ủy tổ chức Đảng cần chủ động thực hiện điều động, luân chuyển, phân công, bố trí cán bộ theo sát đề án nhân sự cấp ủy đã được thông qua. Trong đó, các cấp ủy cần quan tâm lãnh đạo, tăng cường cán bộ cho những nơi còn thiếu hoặc có phương án điều động, phân công công tác khác đối với nhân sự ngay sau đại hội. Cùng đó là tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xử lý dứt điểm đối với những nơi nội bộ có biểu hiện mất đoàn kết hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài...Hướng dẫn này cũng yêu cầu trong công tác nhân sự phải thực hiện đúng nguyên tắc, cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình nhân sự theo quy định; bảo đảm chặt chẽ, đồng bộ, dân chủ, khách quan, công tâm, công khai, minh bạch; phát huy trí tuệ, trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu cấp ủy và cán bộ, đảng viên. Đồng thời phải thực hiện nghiêm việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền theo tinh thần Quy định số 205 ngày 23-9-2019 của Bộ Chính trị.
Cơ cấu cấp ủy với ba độ tuổi
Cơ cấu cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ cấp tỉnh, cấp huyện phải được xây dựng nghiêm theo hướng cơ cấu ba độ tuổi: Dưới 40 tuổi chiếm từ 10% trở lên; từ 40 đến 50 tuổi chiếm khoảng 40%-50%; còn lại trên 50 tuổi. Đối với cấp xã do ban thường vụ cấp ủy trực thuộc trung ương hướng dẫn cụ thể cho phù hợp...
Về số lượng cấp ủy, đối với cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương: Thực hiện giảm khoảng 5% số lượng cấp ủy viên so với số lượng tối đa được cấp có thẩm quyền xác định ở nhiệm kỳ 2015-2020 (không tính các cán bộ trung ương luân chuyển về địa phương).
Đối với đảng bộ cấp cơ sở (gồm cả đảng bộ cấp xã và đảng bộ cơ sở mà đảng ủy được giao hoặc thí điểm giao một số quyền cấp trên cơ sở), cơ bản thực hiện số lượng như nhiệm kỳ 2015-2020 và do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
LƯU ĐỨC
Theo chinhphu.vn
Tuyên dương 99 tập thể, cá nhân có thành tích xây dựng nền quốc phòng toàn dân Chiều 3-10, Trung tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Quân khu 7 và Trung tướng Trần Hoài Trung, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 7 chủ trì buổi gặp mặt, tuyên dương 99 tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng nền quốc phòng toàn...