Tăng cường quảng bá lợi thế các địa phương khu vực phía Nam
Các đại sứ, tổng lãnh sự Việt Nam tại nước ngoài cam kết sẽ đồng hành, hỗ trợ các địa phương và doanh nghiệp khu vực phía Nam trong việc kết nối, giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thu hút đầu tư.
Tọa đàm giữa Đoàn Đại sứ, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại nước ngoài nhiệm kỳ 2020-2023 với lãnh đạo các địa phương khu vực phía Nam. (Ảnh: Huyền Trang-TTXVN)
Sáng 24/9, tại Bình Dương, Bộ Ngoại giao tổ chức tọa đàm giữa các đại sứ, tổng lãnh sự Việt Nam tại nước ngoài nhiệm kỳ 2020-2023 với lãnh đạo các địa phương khu vực phía Nam nhằm tìm hiểu và nắm thông tin, nhu cầu hợp tác, hội nhập quốc tế của các địa phương trước khi các đại sứ, tổng lãnh sự lên đường nhận nhiệm vụ tại nước ngoài.
Tham dự tọa đàm có 27 đại sứ, tổng lãnh sự Việt Nam tại nước ngoài nhiệm kỳ 2020-2023, các ban, ngành, lãnh đạo của tỉnh Bình Dương và hơn 100 đại biểu, lãnh đạo, doanh nghiệp đến từ 19 tỉnh, thành khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long; đại diện hiệp hội các ngành hàng của tỉnh Bình Dương.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết thời gian qua, công tác đối ngoại đã được triển khai tích cực, hiệu quả, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế- xã hội đất nước cũng như của tất cả các địa phương.
Video đang HOT
Công tác đối ngoại của các địa phương đã góp phần không nhỏ vào thành tựu chung, làm sâu sắc hơn các mối quan hệ của Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế.
Tại tọa đàm, nhiều lãnh đạo địa phương, doanh nghiệp khu vực phía Nam đã tham luận, trao đổi tương tác, đề bạt nguyện vọng và giới thiệu các ưu điểm của địa phương mình.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Trần Văn Nam cho biết ùvng kinh tế trọng điểm phía Nam và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 19 tỉnh và thành phố đang đóng góp 33% GDP, hơn 53% giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tỷ trọng công nghiệp chiếm 62,8% trong cơ cấu, GRDP cao gấp 2 lần của cả nước, tăng trưởng kinh tế bình quân cao gấp 1,2-1,4 lần của cả nước.
Tọa đàm lần này là cơ hội để Bình Dương và các địa phương khu vực phía Nam chia sẻ những tiềm năng, thế mạnh; đồng thời đề xuất những ý kiến, kiến nghị cụ thể đến các đại sứ, tổng lãnh sự Việt Nam tại nước ngoài, nhất là trong việc tăng cường hợp tác, liên kết, chủ động phát huy lợi thế và nội lực, đẩy mạnh thu hút đầu tư.
Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền kiến nghị các đại sứ và tổng lãnh sự Việt Nam tại nước ngoài tiếp tục hỗ trợ kết nối Bình Phước với các cơ quan, tổ chức xúc tiến thương mại, hợp tác quốc tế; đồng hành, hỗ trợ, giúp đỡ tỉnh tăng cường quảng bá hình ảnh, tiềm năng, lợi thế đến các nhà đầu tư quốc tế; hỗ trợ cung cấp thông tin, kết nối để các doanh nghiệp địa phương tháo gỡ khó khăn, tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu; giúp đưa hàng hóa của tỉnh vào được các chuỗi cung ứng, hệ thống phân phối của các nước; giới thiệu địa phương, các nhà đầu tư trong và ngoài nước có tiềm năng, có thương hiệu mạnh đầu tư vào các dự án then chốt, đặc biệt là các nhà đầu tư có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, có sản phẩm mang lợi thế cạnh tranh cao.
Tại tọa đàm, các đại sứ, tổng lãnh sự Việt Nam tại nước ngoài cam kết sẽ đồng hành, hỗ trợ các địa phương và doanh nghiệp khu vực phía Nam trong việc kết nối, giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thu hút đầu tư, đẩy mạnh hội nhập quốc tế phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương trong những năm tới.
Các đại biểu chứng kiến Lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp ( Becamex IDC) và Cục Ngoại vụ (Bộ Ngoại giao)./.
Hơn 2.500 tỷ đồng đầu tư nuôi bò sữa tập trung lớn nhất Tây Nguyên
Cụm trang trại thiết kế và vận hành bằng công nghệ chăn nuôi bò sữa tiên tiến của Israel, quản lý đàn bằng hệ thống vi tính 100% và dàn máy móc tự động, hiện đại hàng đầu thế giới.
Sáng 18/9, tại tỉnh Kon Tum, Tập đoàn TH tổ chức Lễ khởi công Dự án chăn nuôi bò sữa tập trung, quy mô công nghiệp công nghệ cao tại xã biên giới Mô Rai, huyện Sa Thầy.
Trang trại bò sữa và nhà máy chế biến sữa tươi sạch này có quy mô lớn nhất Tây Nguyên với tổng vốn đầu tư là 2.544 tỷ đồng.
Dự án có diện tích 441ha, với hai mô hình chăn nuôi khác nhau. Cụ thể, mô hình đàn bò nuôi tập trung là 10.000 con được nuôi trong một cụm trang trại trên diện tích 60ha cùng vùng nguyên liệu rộng lớn 378ha.
Cụm trang trại thiết kế và vận hành bằng công nghệ chăn nuôi bò sữa tiên tiến của Israel, quản lý đàn bằng hệ thống vi tính 100% và dàn máy móc tự động, hiện đại hàng đầu thế giới; mô hình đàn bò nuôi liên kết cùng người nông dân, thông qua hợp tác xã công nghệ cao, dự án đặt mục tiêu phát triển đàn bò sữa theo mô hình này lên 20.000 con, quy mô 5-10 con bò sữa/hộ.
Dự kiến sẽ có khoảng 2.000-4.000 hộ nông dân của huyện Sa Thầy và các vùng lân cận của tỉnh Kon Tum có thể tham gia dự án.
Trạng trại bò sữa của TH tại Kon Tum sẽ chủ động nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn cho bò bằng việc sử dụng nguồn cỏ, ngô trồng tại địa phương; bên cạnh đó dự án nhân giống, phát triển các giống cây trồng khác, hướng dẫn và khuyến khích bà con nông dân trong khu vực trồng các loại cây nguyên liệu và bao tiêu đầu ra cho cho các nông hộ.
Tham gia vào hợp tác xã công nghệ cao, người dân được hỗ trợ vay vốn ngân hàng để mua bò sữa và xây dựng chuồng trại; được các hỗ trợ về thú y, cung cấp thức ăn và bao tiêu hoàn toàn sữa tươi nguyên liệu. Đàn bò chăn nuôi tại nông hộ cũng sẽ được gắn chip để theo dõi mọi hoạt động, phòng bệnh và theo dõi chất lượng, sản lượng sữa.
Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa của TH tại Kon Tum đi theo hướng kinh tế xanh-kinh tế tuần hoàn. Đây là mô hình kinh tế đã được triển khai bài bản tại TH, thể hiện ở quy trình sản xuất khép kín "từ đồng cỏ xanh tới ly sữa sạch" của TH trong 10 năm qua.
Trong mô hình kinh tế tuần hoàn, các sản phẩm, phụ phẩm, thậm chí chất thải của hạng mục này là đầu vào của hạng mục khác. Cụ thể, chất thải của hệ thống chăn nuôi được thu gom để xử lý bằng hệ thống hầm biogas công suất lớn, ủ phân vi sinh bón cho các vùng nguyên liệu, các đồng cỏ, ngô phục vụ làm thức ăn cho bò sữa...
Sau Kon Tum, TH true MILK sẽ triển khai thêm các dự án khác ở An Giang, Cao Bằng, với mục tiêu tới năm 2025, tổng đàn bò sữa chăn nuôi tập trung và liên kết với nông dân của TH đạt 400.000 con./.
Địa phương lơ là, doanh nghiệp gian lận, nông sản Việt ăn "quả đắng" Nếu không kiểm tra, giám sát tốt các vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số, thường xuyên có các vùng trồng, cơ sở đóng gói vi phạm quy định của nước nhập khẩu, nguy cơ mất thị trường của nông sản Việt rất cao. Nếu không được cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói thì nông sản...