Tăng cường quản lý hoạt động khai thác thủy, hải sản
Hiện nay, tình trạng người dân ở các địa phương trong tỉnh sử dụng xung điện, ngư cụ cấm trong khai thác thủy, hải sản còn diễn ra, làm cho nguồn lợi thủy, hải sản có xu hướng suy giảm, hệ sinh thái thủy sinh đang có nguy cơ suy thoái nghiêm trọng.
Tình trạng sử dụng kích điện khai thác thủy sản nội địa vẫn còn phổ biến.
Mặc dù các địa phương ven biển của tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp nhưng tình trạng người dân sử dụng xung điện, chất độc, chất nổ và ngư cụ cấm để khai thác thủy, hải sản tại các thủy vực nội đồng, vùng biển ven bờ vẫn diễn ra, đây là một trong những hành vi khai thác bất hợp pháp, không theo quy định, gây suy giảm nguồn lợi thủy sản, tác động xấu đến hệ sinh thái thủy sinh.
Vào hồi 9 giờ 15 phút ngày 10-12, tại vùng biển Cửa Lò ( Nghệ An), cách bờ biển khoảng 10 đến 12 hải lý về phía Đông, Hải đội 2 phối hợp cùng Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Cửa Lò – Bến Thủy (Nghệ An) đã phát hiện bắt giữ tàu cá mang biển hiệu TH 92062 TS do ông Trần Văn Phu, trú tại xã Quảng Trạch (Quảng Xương) làm thuyền trưởng và 6 thuyền viên đang có hành vi khai thác hải sản trái phép. Các lực lượng đã tiến hành lập biên bản, thu giữ tang vật và hoàn chỉnh hồ sơ xử phạt theo quy định của pháp luật… Trong khu vực cửa sông, nội đồng, tình trạng người dân sử dụng kích điện khai thác thủy sản vẫn còn diễn ra. Được biết, thiết bị này khá đa dạng với nhiều chủng loại khác nhau, có loại từ 12 đến 16 con sò (bóng công suất điện tử nhằm kích điện thế từ điện áp thấp lên điện áp cao), có bán kính hoạt động từ 8 đến 10m tùy vào mục đích sử dụng. Cũng có loại dùng bình ắc-quy 24V, để kích điện lên điện thế 220V và phạm vi hủy diệt rộng hơn. ánh cá bằng xung điện khá đơn giản, chỉ cần buộc hai cực điện vào hai đầu sào rồi đưa xuống nước với một khoảng cách nhất định dòng điện sẽ từ nguồn phóng qua nước làm cho các loài cá, tôm… thậm chí cả lươn, chạch dưới bùn sâu cũng bị giật chết. Khu vực thường có người khai thác thủy sản bằng xung điện là những cánh đồng trũng, ven sông, hồ và vùng cửa sông… Theo thống kê của Chi cục Thủy sản Thanh Hóa, nguồn thủy sản tự nhiên trên địa bàn tỉnh đang bị suy giảm nghiêm trọng, nhất là khu vực nội đồng. 5 năm trở lại đây, nhiều loài thủy sản bị suy giảm tới 80 – 90%, thậm chí sắp bị tuyệt chủng, như: Cá trê vàng, cá ngát, ốc nhồi, ếch đồng, tôm càng… Tình trạng cạn kiệt nguồn lợi thủy sản nghiêm trọng như hiện nay là do việc khai thác quá mức và sử dụng các phương pháp hủy diệt, như: Xung kích điện, các loại lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định, lưới bát quái…
Trước thực trạng trên, nhằm ngăn chặn tình trạng sử dụng xung điện, chất độc, chất nổ và nghề, ngư cụ cấm để khai thác thủy, hải sản, UBND tỉnh đã có Công văn số 13797/UBND-NN ngày 5-10-2020, yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan theo chức năng, tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng sử dụng xung điện, chất độc, chất nổ và nghề, ngư cụ cấm để khai thác thủy, hải sản theo quy định. Đồng thời, kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm đối với hành vi sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép và sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, kíp nổ, dây cháy chậm, xung điện, dòng điện, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt, tận diệt trong khai thác thuỷ, hải sản. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến với hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp văn hóa địa phương để nâng cao trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy, hải sản. Tổ chức cho cộng đồng tham gia đấu tranh, tố giác hành vi vi phạm pháp luật trong khai thác thủy, hải sản. Tổ chức, vận động Nhân dân ký cam kết không sử dụng xung điện để khai thác thủy, hải sản.
Video đang HOT
4 cơn bão nối đuôi nhau vần vũ miền Trung
Bão số 8 chưa vào đất liền, dự báo bão số 9 tiếp tục nối đuôi theo cùng hướng tuyến vào Trung bộ. Do đó, các địa phương phải hết sức cảnh giác.
Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường - Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, tại cuộc họp ứng phó bão số 8.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường - Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai chỉ đạo cuộc họp ứng phó bão số 8. Ảnh: Minh Phúc.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, chưa bao giờ trong lịch sử lặp lại tình cảnh trong 1 tháng có 5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Sau áp thấp nhiệt đới, bão số 6, số 7, số 8 và sắp tới là bão số 9 nôi đuôi nhau vần vũ các tỉnh miền Trung. Đây là hình thái hết sức nguy hiểm.
"Theo dự báo, cường độ của bão số 8 khi vào gần bờ không quá lớn nhưng phải đặc biệt cảnh giác. Bởi hướng tuyến của bão đổ bộ vào chính khu vực vừa qua bị tổn thương nặng nề, lũ chồng lũ, bão chồng bão. Bất kỳ tác động nào dù mưa hay gió đều gây tổn thương vô cùng lớn", Bộ trưởng Bộ NN-PTNT nói.
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho rằng, trong lịch sử, chưa bao giờ trên toàn tuyến miền Trung, đặc biệt là Bắc Trung bộ và Trung Trung bộ mưa tới 3.500mm trong 10 ngày; 7 lưu vực vượt mức lũ lịch sử. Đó là giọt nước tràn ly.
Toàn bộ sườn Tây rừng xanh ngắt nhưng vẫn ngậm đầy nước, kết cấu đất vùng này đã bở rời nên rất nguy hiểm khi kết hợp với lũ ống, lũ quét. Không những thế, đến tối ngày 26 và 27, một áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão số 9 và vào Biển Đông.
Hình ảnh lũ lụt tại Đông Hà, Quảng Trị. Ảnh: Nguyễn Đình Diệp.
Dự báo hướng tuyến của bão số 9 lại tiếp tục đi vào Trung bộ và với lượng mưa lớn hơn bão số 8. Do đó, dứt khoát phải đảm bảo an toàn trên biển. Hiện nay gần 30.000 tàu đã cơ bản về nơi an toàn. Còn 37 tàu ở khu vực nguy hiểm chúng ta đã định vị rõ thì phải bám đuổi đến cùng để hỗ trợ, hướng dẫn ngư dân vào vùng neo đậu an toàn.
"Trong 3 đợt thiên tai vừa rồi, rất may là 61.000 tàu khai thác thủy hải sản được đảm bảo an toàn. Nhưng 8 tàu vãng lai trong đó có 7 tàu vận tải và 1 tàu nạo vét gặp sự cố. Đó là bài học chúng ta cần phải lưu ý để rút kinh nghiệm", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Bộ trưởng cũng lưu ý, các đoàn công tác của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần hết sức lưu ý trong chỉ đạo điều hành, nhất là dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi sau lũ.
Tránh tình trạng dịch chồng dịch, bởi chưa bao giờ quy mô đàn gia cầm của Việt Nam lại lớn như hiện nay; chưa bao giờ tốc độ tái đàn lợn nhanh như thời gian vừa qua. Nếu dịch tả lợn châu Phi quay trở lại thì rất nguy hiểm .
Thanh Hóa: Cứu sống 5 ngư dân bị chìm tàu trên biển "5 ngư dân đang trên đường đi khai thác thủy sản thì bất ngờ bị dông lốc mạnh, gió to đánh vỡ lầu tàu và bị chìm hoàn toàn đã được cứu vớt" - ông Vũ Huy Hà - Phó Chủ tịch UBND xã Ngư Lộc (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) cho biết. Theo đó, khoảng 3h30 phút ngày 14/8/2020, ông Bùi...