Tăng cường quản lý chất lượng tín dụng
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Nai, trong những tháng cuối năm 2020, đơn vị sẽ tăng cường chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh triển khai các giải pháp tín dụng phù hợp, đúng quy định.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như: bất động sản, chứng khoán…, tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tiêu dùng, tín dụng đối với khách hàng, nhóm khách hàng có dư nợ lớn, đảm bảo tăng trưởng phù hợp, phấn đấu đạt tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Nai cho biết, tính đến đầu tháng 8-2020, tổng dư nợ cấp tín dụng trên địa bàn tỉnh ước đạt khoảng 221,2 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 4% so với đầu năm 2020. Trong đó, tổng dư nợ cho vay đạt hơn 219,4 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 4,1% so với đầu năm nay. Nợ xấu ước chiếm 0,69% trên tổng dư nợ cho vay.
Video đang HOT
Tăng dự phòng cho nợ xấu, ngân hàng phải hy sinh lợi nhuận
Trước tình trạng nợ xấu ngân hàng có chiều hướng tăng lên trong những tháng đầu năm, nhiều ngân hàng đã phải chấp nhận hy sinh lợi nhuận để tăng nguồn dự phòng rủi ro.
Nhiều ngân hàng vẫn có lãi dù phải tăng mạnh dự phòng rủi ro. Ảnh: Internet
Đến hiện tại, tất cả ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý 2. Khảo sát cho thấy, tổng chi phí dự phòng của 28 ngân hàng đạt trên 42.100 tỷ đồng, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiêu biểu như tại Ngân hàng Quân đội (MB), chi phí dự phòng trong nửa đầu năm của ngân hàng này đã tăng tới 40%, giúp tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức cao, lên đến 121%.
Tương tự, chi phí dự phòng trong nửa đầu năm nay của OCB cũng tăng lên đến 49%; Eximbank cũng đã trích lập hơn 220 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, trong khi cùng kỳ được hoàn nhập hơn 43 tỷ đồng; Vietcombank tăng 21% chi phí dự phòng...
Có thể nói, tỷ lệ bao phủ nợ xấu là một tiêu chí để đánh giá mức độ chống chịu của ngân hàng đối với tổn thất mà nợ xấu gây ra. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, dự báo các ngân hàng sẽ phải ghi nhận thêm lượng lớn nợ xấu trong tương lai.
Hiện đa số ngân hàng đều có tỷ lệ nợ xấu tăng lên so với hồi đầu năm, như tại Kienlongbank, nợ xấu tăng nhanh nhất tới 6,6 lần so với đầu năm, lên 2.249 tỷ đồng. Nợ xấu chủ yếu gia tăng ở nợ nhóm 5, với mức tăng tới gần 900%, lên 2.145 tỷ đồng.
Tại VietinBank, tổng nợ xấu tính đến cuối tháng 6/2020 cũng tăng tới 47,7%, lên 15.967 tỷ đồng. Một loạt các ngân hàng khác cũng có nợ xấu tăng mạnh trong kỳ bao gồm SHB (39,4%), ACB (32,4%), VIB (28,6%)...
Điều đáng nói, chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, Thông tư 01 của Ngân hàng Nhà nước về cơ cấu lại nợ, hỗ trợ tín dụng cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đang giúp một số doanh nghiệp không bị chuyển nhóm nợ thành nợ xấu, để tiếp tục được vay vốn. Điều này đẩy rủi ro về phía ngân hàng, bởi nợ xấu phát sinh thực chất vẫn tồn tại, không hiện trên báo cáo tài chính.
Do đó, việc tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng như nêu trên là vấn đề phải làm. Tuy vậy, việc này lại đang ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của các ngân hàng.
Như tại Eximbank, chi phí dự phòng cao đã khiến lợi nhuận trước và sau thuế giảm 28%, xuống mức gần 552 tỷ đồng và 441 tỷ đồng; Bắc Á Bank cũng ghi nhận chi phí dự phòng cũng tăng mạnh tới 45,6%, lên 166 tỷ đồng nhưng lợi nhuận trước thuế giảm mạnh 19% so với cùng kỳ năm trước; Sacombank tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 50% so với năm ngoái, lên đến hơn 1.565 tỷ đồng cũng khiến lợi nhuận sau thuế của ngân hàng giảm 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái...
Tuy vậy, vẫn có một số ngân hàng dù phải tăng dự phòng rủi ro nhưng lợi nhuận vẫn tăng đáng kể. Như tại OCB, lợi nhuận trước và sau thuế của ngân hàng này vẫn tăng 67%; MSB cũng tăng trích lập dự phòng rủi ro hơn 88%, nhưng lợi nhuận trước thuế vẫn đạt trên 974 tỷ đồng, tăng gần 72% so với cùng kỳ...
Theo Viện Nghiên cứu và Đào tạo BIDV, mức tăng nợ xấu nội bảng toàn hệ thống ngân hàng có thể lên 4%, cao hơn so với mức 1,89% cuối năm 2019 do tăng trưởng tín dụng ở mức thấp, hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng thấp.
Trước bối cảnh như vậy, trong những tháng còn lại của năm, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng phải kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là tín dụng đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, BOT, BT giao thông... Các tổ chức tín dụng cũng phải tập trung xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu và tập trung nguồn lực tài chính cho xử lý nợ xấu; hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh.
Dự báo bất ngờ về lợi nhuận ngân hàng năm 2020 Một số dự báo về bức tranh lợi nhuận ngân hàng trong nửa cuối năm 2020 cho thấy lợi nhuận của nhiều ngân hàng sẽ giảm mạnh do phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng... Theo báo cáo cập nhật ngành ngân hàng vừa được bộ phận nghiên cứu Công ty chứng khoán SSI (SSI Research) công bố, lợi nhuận của...