Tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng mùa tựu trường
Bộ Y tế đã có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng dịp khai trường.
Các trường tăng cường công tác vệ sinh trước mùa khai trường. Ảnh minh họa
Bộ Y tế yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành tham mưu cho UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo UBND các cấp, huy động các ban, ngành, các tổ chức chính trị, xã hội phối hợp chặt chẽ với ngành y tế chủ động tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe với phương châm truyền thông đi trước một bước, lấy phòng bệnh là chính.
Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2019 đến nay, cả nước đã ghi nhận trên 20.000 người mắc tay chân miệng, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2018. Số ca mắc tay chân miệng tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam và một số tỉnh miền Trung như Đồng Nai, Đồng Tháp, Cà Mau, Bình Dương, Bạc Liêu, TPHCM, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Ngãi. Bộ Y tế cảnh báo, thời gian tới, tình hình dịch bệnh tay chân miệng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gia tăng số người mắc tại các địa phương do học sinh tập trung trở lại vào năm học mới.
Để tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, Cuc Y tê dư phong, Bô Y tê đề nghị Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn triển khai tích cực các nội dung:
Tham mưu cho Uy ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp, huy động các ban, ngành, các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội phối hợp chặt chẽ với ngành y tế chủ động tăng cường các hoạt động phòng, chống dịch bệnh nói chung, trong đó có bệnh tay chân miệng trên địa bàn.
Video đang HOT
Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ với phương châm truyền thông đi trước một bước, lấy phòng bệnh là chính; triển khai tích cực các hoạt động vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân; thực hiện ăn chín, uống chín, ở sạch, bàn tay sạch và sử dụng đồ chơi sạch, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; tuyên truyền các biện pháp phòng chống lây nhiễm bệnh tay chân miệng bằng nhiều hình thức và theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo để tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng tại các trường học, đặc biệt tại các trường mầm non, nhóm trẻ gia đình.
Yêu cầu các cơ sở giáo dục có đủ các phương tiện rửa tay, xà phòng, nước sạch và có vị trí thuận tiện tạo điều kiện thuận lợi cho người chăm sóc trẻ và trẻ em rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
Ngay từ đầu năm học mới, tổ chức thực hiện vệ sinh lớp học, làm sạch bề mặt và đồ chơi hằng ngày bằng xà phòng hoặc các chất rửa tẩy thông thường.
Tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tay chân miệng, kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch mới phát sinh, xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện. Tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, lưu ý đối với các bệnh nhân nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong. Thực hiện tốt phòng tránh lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ cho việc chẩn đoán, thu dung, điều trị bệnh nhân và xử lý ổ dịch.
Tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh tại nơi ghi nhận trường hợp mắc bệnh và khu vực có ổ dịch cũ.
Thanh Lâm
Theo congluan
Nguy hiểm sốt xuất huyết, kiến ba khoang
Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội, trong tuần 33 từ ngày 12/8 đến hết ngày 18/8, trên địa bàn TP Hà Nội ghi nhận 301 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH), 42 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (TCM), 11 trường hợp mắc sởi và 2 trường hợp mắc ho gà. Không ghi nhận tử vong do dịch bệnh.
Phun thuốc phòng chống sốt xuất huyết.
301 trường hợp mắc mới sốt xuất huyết
Trong tuần có 301 trường hợp mắc mới SXH Dengue. Bệnh nhân phân bố tại 145 xã, phường của 26 quận, huyện, thị xã. Tính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố có 2.399 trường hợp mắc SXH Dengue. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận huyện, 351/584 (chiếm 60%) xã, phường. Hiện tại còn 226/2399 bệnh nhân đang điều trị (chiếm 9%), 2173/2399 trường hợp đã khỏi bệnh (chiếm 91%). Không có tử vong do dịch bệnh SXH. Một số quận huyện có số mắc cộng dồn cao như: Hà Đông (367); Nam Từ Liêm (210); Cầu Giấy (191); Đống Đa (181);ThườngTín (176); Thanh Oai (171);Hoàng Mai (145); BắcTừ Liêm (141); Thanh Trì (118); Hoài Đức (114).
Trong tuần cũng ghi nhận 42 trường hợp mắc TCM, tăng 21 trường hợp so với tuần 32. Bệnh nhân phân bố tại 35 xã, phường của 16 quận, huyện. Cộng dồn từ đầu năm 2019 đến nay, toàn thành phố có 449 trường hợp mắcTCM, không có tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 30 quận, huyện, 218 xã, phường; giảm so với cùng kỳ năm 2018 (1296/0).
Với bệnh sởi, trong tuần toàn thành phố ghi nhận 11 trường hợp mắc mới, giảm 12 trường hợp so với tuần 32 (23/0). Bệnh nhân phân bố rải rác tại 8/30 quận, huyện, 11 xã, phường. Nhằm kiểm soát dịch bệnh trong thời gian tới, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội và các TTYT quận, huyện, thị xã tiếp tục duy trì hoạt động giám sát phát hiện bệnh nhân tại các bệnh viện được phân cấp giám sát và tại cộng đồng; giám sát côn trùng truyền bệnh; giám sát tác nhân gây bệnh; tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy phòng chống SXH; tổ chức chiến dịch phun hóa chất chủ động diệt muỗitruyền bệnh SXH.
Bắt đầu vào mùa kiến ba khoang
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn 2770/KSBT-KSTCT yêu cầu các TTYT quận, huyện, thị xã về việc chủ động phòng chống và kiểm soát tác hại của kiến ba khoang. Tại công văn, Sở Y tế Hà Nội cho biết, hàng năm vào cuối mùa Thu, đầu mùa Đông (tháng 9, tháng 10) trên địa bàn TP Hà Nội thường xuất hiện những trường hợp bị phỏng nước, viêm da do tiếp xúc trực tiếp với kiến ba khoang, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây nhiễm trùng, gây sốt, mưng mủ, nổi hạch và để lại sẹo lâu dài.
Vì vậy, để chủ động phòng chống và hạn chế những tác hại của kiến ba khoang gây ra cho người dân, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đề nghị các TTYT quận, huyện, thị xã tăng cường tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, đài truyền thanh địa phương về hạn chế tiếp xúc với kiến ba khoang, cách xử lý khi bị kiến ba khoang cắn. Các TTYT tập trung khoanh vùng phát hiện các ổ kiến giảm mật độ kiến ba khoang, giám sát phát hiện các khu vực có nhiều người bị các tác hại do kiến ba khoang gây ra. Bên cạnh đó, các TTYT hướng dẫn phổ biến cho nhân viên trạm y tế để chẩn đoán, điều trị, chăm sóc khi có trường hợp xảy ra...
Kiến ba khoang (hay còn gọi là kiến khoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong) có chứa độc tố Pederin, độc tính mạnh gấp 12 - 15 lần nọc của rắn hổ nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn. Khi tiếp xúc với chất độc trong cơ thể kiến ba khoang, sẽ gây tổn thương cơ bản trên da như dạng dát đỏ, thành đám, thành vệt, theo chiều tay quệt, trên có mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ li ti ở giữa, có vùng hơi lõm màu vàng nâu, hình tròn hoặc bầu dục. Thương tổn tiếp tục xuất hiện dù không còn sự hiện diện của kiến ba khoang nếu ngứa gãi quệt ra vùng da lành, đặc biệtlà các vùng nếp gấp. Bệnh nhân có cảm giác rát bỏng tại chỗ, thương tổn trên diện rộng có thể gây sốt nhẹ, nổi hạch lân cận.
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, nếu đã tiếp xúc (hoặc nghi ngờ tiếp xúc) với kiến ba khoang, cần thực hiện một số bước sau: Không dùng tay trần để bắt, giết, miết kiến ba khoang. Bắt kiến ba khoang ra khỏi da bằng cách thổi hoặc đặt một tờ giấy cho kiến bò lên và lấy ra khỏi người. Khi tiếp xúc với kiến ba khoang, đeo găng tay hoặc dùng giấy mềm lót. Nếu lỡ tay đập hoặc chà xát kiến ba khoang trên da thì phải nhanh chóng rửa sạch nơi tiếp xúc bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Tránh đưa tay đã tiếp xúc với kiến chạm vào các vùng da khác. Khi bắt đầu thấy rát ở một vùng da có thể rửa vùng đó bằng nước muối loãng, xà phòng..., chú ý các biểu hiện để khám bác sĩ da liễu khi cần thiết.
Đức Trân
Theo daidoanket
Phòng bệnh mùa tựu trường Năm học mới đã bắt đầu. Với thời tiết thay đổi thất thường như hiện nay cộng với môi trường học đường tập trung nhiều học sinh sẽ khiến nhiều trẻ bị mắc các bệnh lây nhiễm. Bác sĩ Nguyễn Thanh Quyền, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai thăm khám cho bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng...