Tăng cường phòng, chống bệnh sởi
Sởi là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, chủ yếu gặp ở trẻ dưới 5 tuổ.i. Ngoài ra, người lớn chưa tiêm phòng vắc xin hoặc tiêm chưa đủ mũi cũng có thể mắc bệnh.
Thống kê cho thấy, từ đầu năm đến nay số ca mắc bệnh sởi điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh gia tăng so với những năm trước. Trước tình hình các ca bệnh sởi, nghi sởi xuất hiện và có xu hướng gia tăng tại một số địa phương, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh.
Theo thông tin từ Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa tỉnh, từ đầu tháng 10, khoa tiếp nhận và điều trị cho 600 ca có biểu hiện lâm sàng và đa số khi làm các xét nghiệm đều có kết quả xét nghiệm dương tính với sởi, trong đó có 5 ca chuyển tuyến T.Ư do triệu chứng nặng. Hiện, Khoa Truyền nhiễm đang điều trị cho 125 ca có biểu hiện lâm sàng về sởi. Chị Vàng Thị Sùng, trú ở xã Thái An (Quản Bạ) cho biết: Con tôi tên là Ly Văn Giáo (6 tháng tuổ.i), tuần trước cháu có triệu chứng sốt cao, tiêu chảy, kết quả xét nghiệm xác định là bị sởi. Sau 1 tuần điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, đến nay sức khỏe cháu dần ổn định, nốt phát ban bắt đầu giảm.
Nhiều người có triệu chứng lâm sàng về sởi điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đức Minh.
Bác sỹ Nguyễn Thị Nhung, Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa tỉnh thông tin: Sởi là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch và là một trong những nguyên nhân gây t.ử von.g hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổ.i, do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp. Dấu hiệu bệnh sởi thường thay đổi qua từng giai đoạn bệnh: Các triệu chứng thường bắt đầu sau 2 – 14 ngày kể từ khi tiếp xúc với vi rút có biểu hiện sổ mũi, ho, mắt đỏ và các đốm trắng nhỏ ở niêm mạc miệng. Ở giai đoạn toàn phát, người bệnh sẽ bị phát ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, trán, gáy, xuống cổ và lan dần xuống thân, cánh tay, chân và bàn chân. Những biến chứng của bệnh sởi vô cùng nguy hiểm như: Viêm tai giữa, viêm kết mạc có thể dẫn đến mù lòa, viêm não, tiêu chảy nặng, viêm phổi hoặc thậm chí t.ử von.g. Phụ nữ mang thai mắc bệnh sởi có thể gặp biến chứng thai kì nguy hiểm, em bé có thể bị sinh non hoặc nhẹ cân… Ngoài ra, bệnh sởi còn có một năng lực vô cùng nguy hiểm là “xóa trí nhớ miễn dịch”. Sởi có thể phá hủy trung bình 40 loại kháng thể trong cơ thể người. Thời gian qua, số ca mắc sởi, nghi sởi điều trị tại Khoa Truyền nhiễm tăng đột biến, chủ yếu là tr.ẻ e.m, nhiều trường hợp phải hỗ trợ thở máy.
Tại Bệnh viện Đa khoa Đức Minh, từ đầu tháng 10 đến nay đã tiếp nhận và điều trị khỏi cho 60 ca mắc bệnh sởi. Hiện có 6 bệnh nhân đang điều trị với các biểu hiện lâm sàng, đang chờ kết quả xét nghiệm mẫu từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Bác sỹ Nguyễn Thị Thu Trang, Khoa Nội nhi (Bệnh viện Đức Minh) cho biết: Nếu như năm trước bệnh viện chỉ tiếp nhận và điều trị 1 – 2 ca mắc bệnh sởi, thì năm nay số lượng ca bệnh đã tăng lên. Để thực hiện điều trị cho các bệnh nhân mắc sởi, Bệnh viện Đức Minh đã bố trí một khu điều trị riêng biệt, chuẩn bị trang thiết bị và dung dịch sát khuẩn đầy đủ.
Bác sỹ Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh thăm khám cho trẻ mắc bệnh sởi.
Video đang HOT
Biểu hiện ban đầu của bệnh sởi khá giống với các bệnh lý về hô hấp, cảm cúm thông thường, nên đa số người bệnh chủ quan. Hầu hết, các ca bệnh sởi khi nhập viện điều trị đều ở giai đoạn phát ban, thậm chí có nhiều ca bệnh đã biến chứng nặng vào phổi. Sởi thường bùng phát nhanh khi thời tiết mát mẻ, xuất hiện vào thời điểm giao mùa, nhất là vào mùa Đông – Xuân. Năm trước, số lượng ca mắc bệnh sởi trên địa bàn tỉnh ít, tuy nhiên năm nay số ca tăng lên cao và xuất hiện sớm vào thời điểm giao mùa Thu – Đông. Bệnh sởi xuất hiện chủ yếu ở tr.ẻ e.m và người lớn chưa tiêm phòng sởi. Chị Phàn Xà X, trú tại xã Cao Bồ (Vị Xuyên) sinh năm 1990 đang điều trị tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh chia sẻ: Bản thân tôi không ngờ là mình mắc sởi. Ban đầu, tôi bị sốt cao 38 – 39 độ C, mà dùng thuố.c hạ sốt vẫn không khỏi.
Bệnh sởi chưa có thuố.c đặc trị đặc hiệu, nên việc điều trị cho người bệnh chủ yếu căn cứ vào triệu chứng và biến chứng của bệnh. Sởi có thể lây qua đường hô hấp, khi tiếp xúc trực tiếp với chất tiết mũi, họng của bệnh nhân.
Bệnh có khả năng lây truyền vào thời điểm trước khi phát ban 4 ngày và sau khi phát ban 4 ngày. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sởi có thể gây ra các biến chứng sẽ rất nguy hiểm như: Viêm phổi, viêm màng não, viêm não, viêm niêm mạc miệng, viêm mũi – họng bội nhiễm… Vì vậy để phòng, tránh bệnh sởi, tr.ẻ e.m và cả người lớn cần tiêm đủ 2 liều vắc xin. Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh sởi, thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường xung quanh đảm bảo nhà sạch, thông thoáng. Khi người bệnh có các dấu hiệu sốt cao liên tục, khó thở, thở nhanh, thở gấp, mệt mỏi, lừ đừ, chán ăn, phát ban toàn thân nhưng vẫn chưa có dấu hiệu hạ sốt… thì cần đưa đến bệnh viện để khám và điều trị.
Hà Nội: Gia tăng số trẻ nhập viện vì sởi, nhiều trẻ biến chứng nặng
Tại Bệnh viện Nhi Hà Nội, khoảng 30% các bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nặng, tổn thương phổi, phải can thiệp thở oxy hoặc thở máy.
Hơn 90% trẻ nhập viện chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng chưa đầy đủ
Tiếng ho khàn đặc không dứt của bé V.A.K (7 tháng tuổ.i, ở Hoàng Mai, Hà Nội) khiến chị Vũ Thị Phượng (mẹ bé) càng thêm sốt ruột. Vỗ nhẹ lưng con từng nhịp, chị cố gắng giúp con dễ chịu hơn trong lúc chờ bác sĩ.
Theo chia sẻ của chị Phượng, cách đây một tuần, bé nhà chị đã được điều trị viêm phổi tại bệnh viện gần nhà. Nhưng sau khi xuất viện vài ngày, con lại xuất hiện các triệu chứng sốt cao, ho và khó thở. Đưa con vào Bệnh viện Nhi Hà Nội khám, các bác sĩ kết luận con bị viêm phổi tái phát do biến chứng từ sởi.
Trẻ mắc sởi được chăm sóc tại Bệnh viện Nhi Hà Nội.
Một trường hợp khác là bệnh nhi V.L.H.T (3 tháng tuổ.i, Thanh Trì, Hà Nội) được đưa đến Bệnh viện Nhi Hà Nội để thăm khám sau khi sốt, ho, phát ban. Trước đó, bé đã điều trị tại bệnh viện khác vì phát hiện hạch ở nách nhưng không ngờ bị lây nhiễm sởi.
Lo lắng cho con, chị Lê Thị Hòa cho biết do con chưa đủ tuổ.i để tiêm vaccine sởi nên rất dễ nhiễm bệnh. Khi thấy con phát ban và sốt, gia đình lập tức đưa con vào viện. Bệnh tiến triển rất nhanh, chỉ sau vài ngày con đã bị viêm phổi.
Theo các chuyên gia, trong khoảng 3 tháng trở lại đây, số ca mắc sởi đã gia tăng đáng kể trên cả nước. Tại Hà Nội đã ghi nhận hơn 200 ca mắc sởi, trong đó Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận hơn 40 ca kể từ khi chính thức đi vào hoạt động vào đầu tháng 10/2024.
TS.BS Đỗ Thị Thúy Nga, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Hà Nội cho biết, khoảng 30% các bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nặng, tổn thương phổi, phải can thiệp thở oxy hoặc thở máy. Đặc biệt, nhóm trẻ dưới 1 tuổ.i chiếm hơn 40% các ca mắc, nhiều trường hợp chưa đến độ tuổ.i tiêm phòng. Ngoài ra, bệnh viện cũng ghi nhận một số ca ở trẻ lớn trên 5 tuổ.i, tuy nhiên số lượng này không đáng kể.
" Hơn 90% trẻ nhập viện chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng chưa đầy đủ. Giai đoạn cách ly xã hội trong dịch COVID-19 khiến nhiều trẻ bị bỏ lỡ các mũi tiêm quan trọng, đồng thời phụ huynh thiếu cảnh giác với lịch tiêm nhắc lại. Điều này dẫn đến sự gia tăng các ca mắc, đặc biệt trong nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổ.i - nhóm chưa đến độ tuổ.i tiêm vaccine", TS.BS Thúy Nga cho hay.
Làm gì để bảo vệ trẻ khi sởi "vào mùa"?
Theo BS Nga, sởi là bệnh truyền nhiễm có tính chất chu kỳ. Thời gian mắc thường cũng vào giai đoạn đông xuân. Dịch sởi năm 2024 là hệ quả của chu kỳ bệnh dịch tự nhiên kết hợp với tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Người mắc bệnh sởi có khả năng t.ử von.g thấp nhưng lại có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm kết mạc...
TS.BS Đỗ Thị Thúy Nga thăm khám cho bệnh nhi mắc sởi.
Biểu hiện của bệnh sởi khá giống với các bệnh lý của đường hô hấp nói chung. Trẻ có biểu hiện sốt, hắt hơi, sổ mũi, nhưng với sởi cũng có đặc trưng riêng. Đó là dấu hiệu 3C, tức là có chảy mũi - ho - viêm kết mạc giai đoạn đầu. Nếu gia đình đưa đi khám sớm trong 1 - 2 ngày đầu, các bác sĩ sẽ phát hiện sớm khi trẻ chưa có dấu hiệu phát ban.
Tuy nhiên, đa phần các gia đình thường chỉ phát hiện khi trẻ đã phát ban ra, sợ con có vấn đề đặc biệt mới đưa đi khám. Trong giai đoạn này, tình trạng bệnh có thể tiến triển khá nhanh.
Để kiểm soát dịch bệnh, các chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ lịch tiêm vaccine sởi. Tiêm phòng đầy đủ không chỉ bảo vệ cá nhân trẻ mà còn giúp giảm nguy cơ lây lan trong cộng đồng.
Theo lịch, trẻ từ 9 tháng tuổ.i cần tiêm mũi đầu tiên, nhắc lại mũi hai ở 15-18 tháng và mũi thứ ba khi trẻ 4-6 tuổ.i. Đối với trẻ có nguy cơ cao hoặc sống trong vùng dịch, bác sĩ có thể cân nhắc tiêm sớm từ 6 tháng tuổ.i.
Ngoài ra, các gia đình cần chú ý đến những biện pháp phòng ngừa như: Đảm bảo trẻ được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường miễn dịch, giữ vệ sinh cá nhân giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh, rửa tay thường xuyên và hạn chế tiếp xúc đông người. Tại các trường học, cơ sở tập trung, khi trẻ ốm không nên cho trẻ đến trường để tránh lây nhiễm cho cộng đồng.
Các chuyên gia y tế khuyến nghị, thời điểm giao mùa không chỉ khiến số ca mắc sởi gia tăng mà còn phản ánh nguy cơ bùng phát của nhiều căn bệnh truyền nhiễm khác như sốt xuất huyết, cúm, thủy đậu... và nhiều các bệnh lý liên quan đường hô hấp; bệnh lý tiêu chảy mùa đông do Rotavirus...
Chính vì vậy, người dân nên chủ động chú trọng thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Khi phát hiện các triệu chứng bất thường như sốt cao kéo dài, phát ban hoặc khó thở, gia đình cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Gia tăng bệnh sởi ở người lớn Chiều 10/12, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thời gian gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng tăng tại nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư. Thời tiết ở miền Bắc chuyển mùa cũng là nguyên nhân khiến các ca mắc sởi gia tăng. Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch...