Tăng cường nhân lực y tế hỗ trợ TP Hồ Chí Minh và Bình Dương chống dịch
Ngày 2/8, Đoàn bác sỹ, cán bộ Bệnh viện Trung ương Huế đã lên đường vào TP Hồ Chí Minh để xây dựng, thiết lập hoạt động của Trung tâm Hồi sức COVID-19 ở phường Tây Thạnh, quận Tân Phú.
Ban lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế làm việc, bàn phương án tổ chức hoạt động Trung tâm Hồi sức tích cực COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Mai Trang/TTXVN
Đoàn đi còn mang theo số lượng lớn các trang thiết bị, y tế, thuốc men, vật tư và hóa chất phục vụ công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng.
Dẫn đầu Đoàn công tác, Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Như Hiệp (Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế) cho biết, vấn đề cần quan tâm nhất của Thành phố Hồ Chí Minh tại thời điểm này là phải cứu chữa được các trường hợp bệnh nhân nặng, nguy kịch và giảm tỷ lệ tử vong. Đoàn sẽ cố gắng thiết kế một trung tâm có công năng tối ưu nhất, vừa đảm bảo phối hợp hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả trong điều trị bệnh nhân nặng, vừa đảm bảo các biện pháp phòng dịch để không xảy ra lây nhiễm chéo. Dự kiến, trong vài ngày tới trung tâm này sẽ chính thức đi vào hoạt động.
Đoàn công tác mang theo nhiều trang thiết bị phục vụ công tác điều trị bệnh COVID-19 nặng. Ảnh: Mai Trang/TTXVN
Ban Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã họp bàn kỹ lưỡng và thống nhất về khâu thiết kế Trung tâm Hồi sức tích cực COVID-19, lên các phương án nhằm đảm bảo cho trung tâm hoạt động một cách hiệu quả nhất.
Trước đó, ngày 31/7, Đoàn công tác của Bệnh viện Trung ương Huế đã vào Thành phố Hồ Chí Minh để kiểm tra, giám sát, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện Trung tâm Hồi sức tích cực COVID-19 tại Bệnh viện dã chiến số 14 (số 2 đường Trường Chinh, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú).
Trung tâm Hồi sức tích cực COVID-19 do Bệnh viện Trung ương Huế thành lập có quy mô 500 giường bệnh. Đơn vị có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và sử dụng chung tài khoản của Bệnh viện Trung ương Huế để triển khai các hoạt động.
Đoàn công tác Bệnh viện Trung ương Huế lên đường vào Thành phố Hồ Chí Minh phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Ảnh: Mai Trang/TTXVN
Trung tâm này là tuyến cuối trong bậc thang điều trị người bệnh COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh, có chức năng thu dung, cấp cứu và điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch. Đồng thời, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật trong cấp cứu, hồi sức tích cực và điều trị người bệnh COVID-19 cho các cơ sở thu dung, điều trị, chăm sóc người bệnh COVID-19 trong khu vực được Bộ Y tế phân công.
* Ngày 2/8, Sở Y tế tỉnh Ninh Bình tổ chức tiễn Đoàn công tác gồm 30 cán bộ, nhân viên y tế thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ chống dịch COVID-19 tại tỉnh Bình Dương.
Video đang HOT
Đoàn công tác gồm 30 viên chức, trong đó có 10 bác sỹ, 2 kỹ thuật viên và 18 điều dưỡng đang công tác tại nhiều đơn vị trực thuộc Sở Y tế tỉnh Ninh Bình.
Trước đó, các đơn vị liên quan đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn các quy định về chuyên môn, quy trình kỹ thuật trong phòng, chống dịch COVID-19 cho đoàn công tác. Do vậy, đoàn công tác có thể thực hiện nhiệm vụ ở tất cả các khâu: điều trị, dự phòng và lấy mẫu.
Các thành viên đoàn công tác thể hiện quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ tại tỉnh Bình Dương. Ảnh: Đức Phương/TTXVN
Tiễn đoàn lên đường thực hiện nhiệm vụ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Ninh Bình Tống Quang Thìn biểu dương tinh thần tình nguyện, không quản ngại khó khăn, vất vả của các thành viên. Ông Tống Quang Thìn mong muốn các thành viên trong đoàn phát huy tinh thần đoàn kết, kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm để bắt tay ngay vào công việc khi đặt chân tới Bình Dương; đảm bảo an toàn, sức khỏe, hạn chế tối đa lây nhiễm đối với cán bộ, viên chức của đoàn.
Ông Vũ Mạnh Dương, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Ninh Bình cho biết, Đoàn công tác sẽ làm việc tại Bệnh viện Dã chiến tỉnh Bình Dương với quy mô 3.000 giường bệnh từ ngày 3/8 đến khi hoàn thành nhiệm vụ. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các thành viên trong đoàn sẽ thực hiện cách ly theo quy định. Hiện, các thành viên đều đã đã được tiêm 2 mũi vaccine phòng COVID-19 theo quy định.
Dịp này, nhiều tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm trên địa bàn tỉnh đã tới chia sẻ, động viên các thành viên trong đoàn.
Trước đó, Sở Y tế tỉnh đã thành lập đoàn công tác thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh gồm 42 thành viên.
Ảnh: Dịch vụ trong ga tàu Hà Nội 'đóng băng', chết đứng giữa mùa dịch
Việc vận chuyển hành khách bằng tàu hỏa tại Hà Nội phải tạm dừng để chống dịch kéo theo nhiều dịch vụ trong nhà ga chết đứng.
Ga Hà Nội không một bóng người trong những ngày thành phố giãn cách xã hội để chống dịch.
Ngay trước cửa chính (đường Lê Duẩn), những quầy dịch vụ bán nước giải khát đóng cửa im lìm.
Quầy cà phê được trang trí với sắc đỏ nổi bật cũng nằm yên lặng trước cửa nhà ga.
Trong đại sảnh nhà ga, một siêu thị từng tấp nập người ra vào đến nay đã trả lại mặt bằng. Đại diện ga Hà Nội cho biết, vì không có khách kéo dài nên siêu thị không thể trụ nổi giữa đại dịch. Hiện khu vực gian hàng này đang tìm người thuê mới.
Cửa hàng tiện ích trong ga Hà Nội mòn mỏi chờ ngày hoạt động trở lại.
Những chiếc xe đẩy phủ đầy bụi xếp chồng đống lên nhau.
Tại cửa ra số 8 (cửa vận chuyển hàng hóa), những chiếc xe đẩy cũng đang xếp hàng tạm nghỉ.
Cũng tại đây, dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng xe tải tạm thời "đóng băng".
Một bảo vệ ga Hà Nội cho biết, những khung gỗ này vốn dùng trong dịch vụ gửi xe máy lên tàu, nay được xếp gọn gàng vào một góc chờ ngày tàu hoạt động trở lại.
Những đoàn tàu nằm bất động trong nhà ga không một bóng khách.
Có những nơi cỏ đã phủ kín, không thể nhìn thấy đường ray.
Tại ga Giáp Bát, những đoàn tàu chở hàng cũng nằm dài trong sự vắng vẻ. Bảo vệ tại đây cho biết: "Trước những ngày dịch bệnh, nhà ga tấp nập nhân công lao động, vận chuyển hàng lên tàu rồi từ tàu lên xe tải".
Được biết, trước kia, khoảng hơn 20 doanh nghiệp thường xuyên hoạt động thuê kho và bãi đậu xe trong ga Giáp Bát. Thế nhưng, hiện nay hầu hết những nhà kho này đều cửa đóng then cài kín mít.
Những chiếc xe tải có nhiệm vụ vận chuyển hàng hoá đến mọi ngóc ngách trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như đến nhiều tỉnh thành lân cận nay im lặng xếp hàng dài hun hút giữa mùa dịch.
Một trong những chiếc xe tải hiếm hoi đang làm nhiệm vụ vận chuyển hàng lên tàu. Bảo vệ tại ga cho biết, hiện tại mỗi ngày chỉ có một chuyến tàu chở hàng, chủ yếu là để vận chuyển những loại hàng hoá thiết yếu như thuốc men, đồ bảo hộ, khẩu trang y tế... đến các địa phương.
Đơn hàng bị trả tăng đột biến, kiến nghị tạo điều kiện cho shipper Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam vừa gửi văn bản lên Thủ tướng, kiến nghị về việc tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ shipper hoạt động. Trước tình trạng tỷ lệ đơn hàng bị hoàn trả tăng đột biến do người nhận bị cách ly cũng như các biện pháp quản lý chưa phù hợp, Hiệp hội Thương mại...