Tăng cường kiểm tra, giám sát nhập khẩu lợn tại cửa khẩu
Ông Dương Minh Phí – Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y và Thủy sản Long An cho biết, hiện nay, tại cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp (thị xã Kiến Tường, Long An) mỗi ngày có khoảng 400-500 con lợn được nhập khẩu từ Campuchia vào địa bàn. Cá biệt, có ngày, số lượng lên đến 1.000 con.
Bình Hiệp là cửa khẩu chính ngạch, doanh nghiệp đăng ký nhập về nội địa Việt Nam. Tính từ giữa tháng 8 đến nay, tại cửa khẩu này đã nhập tổng cộng hơn 45.000 con lợn.
Để phòng ngừa dịch bệnh xảy ra trên đàn lợn, tại nơi nhập khẩu, Cục Thú y cấp giấy, thực hiện thủ tục hải quan đầy đủ và làm xét nghiệm, giám sát tại khu cách ly. Sau 5 ngày lấy mẫu có kết quả xét nghiệm không bị bệnh, đơn vị thú y bàn giao lại doanh nghiệp tiêu thụ nội địa.
Trước đó, tỉnh Long An đã chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý đối với cơ sở vận chuyển, nhốt lợn không giấy phép hoạt động; rà soát, cho tất cả các hộ chăn nuôi lợn khu vực biên giới đăng ký về số lượng nuôi để dễ quản lý; tăng cường tuần tra, kiểm tra tuyến biên giới và xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu lợn qua biên giới; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi buôn bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ lợn nhập lậu…
Video đang HOT
Ngoài ra, tỉnh yêu cầu các ban ngành, đoàn thể giáo dục chính trị, tư tưởng, tuyên truyền cho nhân dân khu vực biên giới về tác hại của việc vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc; xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật. Qua đó, góp phần bình ổn giá cả thị trường, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ không để dịch bệnh bùng phát.
Về tái đàn lợn trên địa bàn Long An, bà Đinh Thị Phương Khanh – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tính đến nay, tổng đàn lợn toàn tỉnh gần 111.000 con. Nhờ thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của UBND tỉnh, hướng dẫn từ cơ quan chuyên môn trong tái đàn và phòng, chống dịch bệnh, thời gian qua, Long An không phát hiện ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi tái phát.
Thời gian tới, nhu cầu tái đàn của người dân rất lớn do giá lợn thịt tăng cao, chăn nuôi lợn đang có lãi. Trong khi đó, nguồn lợn giống trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, phải nhập thêm từ các địa phương khác và chịu ảnh hưởng bất lợi của thời tiết nắng nóng kéo dài làm giảm sức đề kháng của đàn lợn… khiến dịch tả lợn châu Phi có nguy cơ cao tái phát, lây lan, nhất là ở quy mô chăn nuôi nông hộ nhỏ, lẻ.
Trước tình hình này, tỉnh đã thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc việc phòng, chống dịch trên địa bàn; tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện kê khai với UBND cấp xã khi tái đàn theo đúng quy định; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người chăn nuôi đẩy mạnh việc tái đàn, tăng đàn theo nguyên tắc bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.
Ô tô Thái Lan chi phối thị trường xe nhập khẩu tại Việt Nam
Trong tháng 7 số lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu tăng mạnh 34% (tương ứng tăng 1.209 chiếc) so với lượng nhập khẩu trong tháng trước.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, lượng xe nhập khẩu trong tháng này là 4.761 chiếc, tương ứng đạt gần 108 triệu USD. Trong khi đó, ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu được ghi nhận trong tháng trước chỉ có 3.552 chiếc với trị giá đạt 97,9 triệu USD.
Cụ thể, ô tô nguyên chiếc các loại được đăng ký làm thủ tục hải quan nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ 3 thị trường chính là Thái Lan với 2.324 chiếc, từ Indonesia với 1.302 chiếc và từ Trung Quốc với 719 chiếc. Theo đó, số xe nhập khẩu từ 3 thị trường này chiếm tới 91% tổng lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng.
Tổng số lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu từ ba thị trường gồm: Thái Lan, Trung Quốc và Indonesia.
Trong đó, xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống có 3.202 chiếc được làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam với trị giá đạt 49,7 triệu USD, chiếm 67,3% lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu. Với kết quả này, số xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống đã tăng tới 54,1% (tương đương tăng 1.124 chiếc) so với tháng trước. Số lượng xe này cũng chủ yếu xuất xứ từ Thái Lan với 1.698 chiếc, tăng 29,3% và xe xuất xứ từ Indonesia với 1.251 chiếc, gấp 3 lần so với tháng trước.
Đối với xe ô tô trên 9 chỗ ngồi có 53 chiếc được làm thủ tục nhập khẩu về Việt Nam. Trong đó có 40 chiếc xe xuất xứ Trung Quốc và 12 chiếc xe xuất xứ Thái Lan.
Lượng xe ô tô vận tải làm thủ tục hải quan nhập khẩu trong tháng 7 này là 830 chiếc, với trị giá đạt 20,2 triệu USD; giảm 1,9% về lượng và giảm 28,5% về trị giá so với tháng trước.
Trong đó, có tới 610 chiếc xe có xuất xứ từ Thái Lan, tăng 42% so với tháng trước; có 142 chiếc xuất xứ từ Trung Quốc, tăng 27% với tháng trước. Ngoài ra, trong tháng 7, có 51 chiếc xe ô tô vận tải xuất xứ Indonesia được làm thủ tục nhập về Việt Nam, giảm 80,3%.
Ngoài ra, lượng xe ô tô loại khác (xe ô tô chuyên dụng) nhập khẩu 675 chiếc với trị giá khai báo 37,1 triệu USD. Trong đó, có tới 488 chiếc xuất xứ từ Trung Quốc, 97 chiếc xuất xứ từ Hàn Quốc và 52 chiếc xuất xứ từ các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất.
Như vậy, tính trong 7 tháng đầu năm 2020, lượng ô tô nguyên chiếc các loại đạt 44.971 chiếc, giảm 47,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống là 33.444 chiếc, giảm 46,9%; ô tô vận tải là 8.544 chiếc, giảm 56,3%.
Giá heo hơi hôm nay 30/6: Nhập khẩu lợn sống, cơ hội cho lợn nội phát triển? Giữa tháng 6, giá heo hơi ở các khu vực chăn nuôi tại Đồng Nai đồng loạt giảm từ 5.000-8.000 đồng/kg, xuống còn 87.000-88.000 đồng/kg. Nhiều hộ chăn nuôi heo cho biết, mức giảm này không đồng bộ. Giá heo hơi hôm nay ở Đồng Nai có nơi đã tăng lên xấp xỉ 90.000 đồng/kg. Trước và ngay trong lúc ban ngành chức...