Tăng cường i-ốt vào thực phẩm cho bà con tại các tỉnh miền núi khó khăn
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ở những vùng nông thôn, đặc biệt là nông thôn miền núi tỷ lệ thiếu hụt I- ốt còn khá cao.
Điều này dẫn tới tỷ lệ mắc bướu cổ ở vùng miền núi còn nhiều.
Thiếu I- ốt khiến người dân miền núi mắc bướu cổ nhiều
Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) cho biết, theo báo cáo của Mạng lưới I-ốt toàn cầu, Việt Nam đang nằm trong số 19 nước trên thế giới có tình trạng thiếu i-ốt nghiêm trọng nhất.
Theo một kết quả điều tra của BV Nội tiết Trung ương, tỷ lệ mắc bướu cổ ở miền núi phía Bắc là 38%, miền núi Trung bộ 27% và Tây nguyên 29%. Một trong những nguyên nhân là do thiếu i- ốt. Tại các vùng dân tộc thiểu số, tình trạng thiếu i- ốt và thực hành về dinh dưỡng không đúng cách vẫn còn xảy ra nhiều.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có 45% hộ gia đình ở Việt Nam đang sử dụng muối i-ốt, thấp hơn nhiều với mức khuyến nghị toàn cầu về phổ cập sử dụng muối i-ốt toàn dân là 90%. Kết quả điều tra cũng chỉ rõ thực phẩm từ nuôi trồng tự nhiên ở các vùng miền nước ta đều có hàm lượng i-ốt không đáng kể nên chưa đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể.
Viện Dinh dưỡng quốc gia khuyến cáo, nhu cầu i-ốt ở trẻ em theo khuyến nghị là từ 90-120 mcg/ngày, người lớn khoảng 150 cmg/ngày. Nếu cơ thể tiếp nhận dưới 150 mcg i-ốt sẽ dẫn tới rối loạn vì thiếu i-ốt. Điều này gây ra các tình trạng bệnh lý như bướu cổ, thiểu năng tuyến giáp ảnh hưởng lớn đến phát triển, hoạt động của cơ thể, giảm khả năng lao động, mệt mỏi.
Video đang HOT
Ở trẻ em, thiếu I – ốt gây ra chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng… Ở phụ nữ mang thai có thể dẫn tới sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Nếu mẹ thiếu i-ốt nặng trong giai đoạn mang thai trẻ sinh ra sẽ bị đần độn, câm, điếc và các dị tật bẩm sinh khác…
Tăng cường i-ốt vào thực phẩm thiết yếu
Tăng cường i-ốt vào thực phẩm thiết yếu là giải pháp để người dân khắc phục tình trạng thiếu i-ốt (Ảnh Internet)
Để giải quyết tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng nói chung, trong đó có thiếu i-ốt, theo ông Đinh Anh Tuấn Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em, Bộ Y tế, với những vùng khó khăn giải pháp căn bản nhất vẫn là xóa đói giảm nghèo. Công tác truyền thông ngay lúc này cần đẩy mạnh, không chỉ ở phương tiện thông tin đại chúng mà cần đi từng gia đình, hướng dẫn người dân cách chăm sóc dinh dưỡng, chế biến thức ăn cho trẻ như thế nào, đảm bảo đa dạng hóa thực phẩm để đủ khoáng chất và vi chất dinh dưỡng…
Cùng với đó, cần hướng dẫn người dân thực hành dinh dưỡng, hướng dẫn xây dựng an ninh lương thực hộ gia đình, tiếp tục bổ sung vi chất dinh dưỡng thông qua thực phẩm…
Hàng năm trong Ngày vận động toàn dân mua và sử dụng muối I-ốt (02/11), nhiều địa phương cũng đã triển khai đưa muối xuống người dân. Xã Hòa Phú và xã Hòa Bắc, Hòa Vang (Đà Nẵng) là địa phương miền núi, đời sống người dân vùng cao còn nhiều khó khăn. Năm 2022, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng đã chuẩn bị gần 2 ngàn kg muối và bột canh có chứa I-ốt để cấp phát cho 646 nhân khẩu của 165 hộ gia đình tại thôn Phú Túc – xã Hòa Phú và gần 3 ngàn kg được cấp phát cho gần 1.000 nhân khẩu 2 thôn Tà Lang và Giàn Bí xã Hòa Bắc. Người dân bên cạnh việc được cấp phát muối còn được truyền thông lựa chọn các thực phẩm giàu i-ốt, vi chất dinh dưỡng… để bổ sung trong bữa ăn hàng ngày, nâng cao sức khỏe.
PGS.TS Trần Thanh Dương – Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã nhấn mạnh, việc tăng cường i-ốt vào các thực phẩm thiết yếu được chứng minh là biện pháp đơn giản mà hiệu quả để bổ sung i-ốt nói riêng, các vi chất dinh dưỡng thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày cho người dân. Ngoài muối i-ốt, các thực phẩm giàu i-ốt là các loại hải sản, các loại cá biển, rong biển, trứng, sữa, rau dền, rau cải xoong, tảo… Bổ sung đa dạng thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày không chỉ hạn chế thiếu i- ốt mà còn cung cấp đủ các khoáng chất, vi chất dinh dưỡng thiết yếu nâng cao sức khỏe, tầm vóc.
Bổ sung vitamin phòng còi xương cho trẻ
Để trẻ có thể tăng trưởng và phát triển chiều cao tối ưu, cùng với chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh, việc bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin D3 và K2 là cần thiết.
Vai trò của vitamin D, K
Theo TS. BS. Phan Bích Nga, Viện Dinh Dưỡng, Vitamin D đóng một vai trò quan trọng bậc nhất trong sự phát triển của xương. Thiếu vitamin D có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu của các loại khoáng chất cần thiết đối với xương như canxi và phosphor, từ đó làm tăng nguy cơ các vấn đề liên quan đến xương như còi xương ở trẻ em, đau xương và nhuyễn xương ở người trưởng thành.
Vitamin D, K có vai trò rất lớn trong việc chống còi xương cho trẻ
Theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị dành cho người Việt Nam 2016, và tương tự tại Mỹ, Malaysia và Ấn Độ: trẻ dưới 1 tuổi cần bổ sung 400 IU vitamin D/ngày, trẻ 1 đến 18 tuổi cần bổ sung 600 IU vitamin D/ngày. Theo khuyến cáo của cơ quan y tế tại Anh cho trẻ từ sơ sinh đến 1 tháng tuổi nên bổ sung 300-400 IU vitamin D/ngày, trẻ từ 1 tháng đến 12 tuổi nên bổ sung từ 400-800 IU vitamin D/ngày. Anh quốc khuyến nghị liều bổ sung vitamin D tuỳ thuộc tình trạng nuôi bằng sữa mẹ hay sữa công thức.
Tại Singapore, nhu cầu vitamin D khuyến nghị cho trẻ dưới 5 tuổi và trẻ nam 5-7 tuổi là 400 IU/ngày, trẻ nữ 5-7 tuổi là 420 IU/ngày, trẻ 7-18 tuổi là 100 IU/ngày.
Vitamin K được phát hiện từ năm 1929 và đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp sphingolipids - một loại lipid (chất béo) rất quan trọng trong màng các tế bào não. Vitamin K thuộc nhóm quinones, là một nhóm vitamin tan trong dầu, gồm nhiều loại vitamin có cấu trúc giống nhau: điển hình là phylloquinone (vitamin K1), menaquinones (vitamin K2) và menadion (vitamin K3).
Vai trò của các loại vitamin K: Vitamin K1 chủ yếu có trong các loại rau lá xanh và chiếm khoảng 75-90% tổng lượng vitamin K trong khẩu phần hàng ngày. Vitamin K2 tập trung ở các thực phẩm lên men và thịt động vật, ngoài ra K2 có thể được sản xuất bởi hệ vi sinh đường ruột. Vitamin K1 đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu của cơ thể. Trong những năm gần đây, vitamin K2 đang được chứng minh vai trò trong duy trì mật độ khoáng chất của xương cũng như hỗ trợ phát triển chiều cao tối ưu ở trẻ em. Có 2 cơ chế đã được chứng minh trong vai trò của Vitamin K2 cho hiệu quả chắc khỏe xương:
K2 kích hoạt osteocalcin (một protein được sản xuất từ quá trình tạo cốt bào), giúp gắn canxi vào xương, từ đó làm tăng mật độ khoáng chất trong xương. Để osteocalcin phát huy được hiệu quả tối đa, cần có vitamin K2; K2 giữ cho canxi không lắng đọng tại các mạch máu và hướng đích cho canxi vào xương thông qua một loại protein điều chỉnh quá trình canxi hóa là Matrix Gla Protein (MGP). MGP là một loại protein phụ thuộc vitamin K, được các tế bào cơ trơn sản xuất và có chức năng điều chỉnh lượng canxi trong cơ thể.
Nếu không có vitamin K2, cơ thể không thể định hướng được canxi vào xương, thay vào đó, canxi có thể sẽ lắng đọng tại các mô mềm, như tại các động mạch, dẫn đến một tình trạng phối hợp giữa loãng xương và xơ vữa mạch máu, hay còn gọi là nghịch lý canxi (calcium paradox).
Nguồn thực phẩm giàu vitamin K2
Vitamin K2 tồn tại trong thực phẩm dưới 2 dạng chính là MK4 và MK7: đều rất tốt cho sức khỏe. Liều khuyến nghị vitamin K2 để đảm bảo và cải thiện sức khỏe của xương đã được nghiên cứu và công bố trong nhiều nghiên cứu quan trọng như sau:
Nghiên cứu năm 2013 tại Hà Lan sử dụng liều 180mcg vitamin K2 dưới dạng MK7/ngày; Trong sách "Vitamin K2: Chất dinh dưỡng thường bị thiếu hụt cần cho sức khoẻ xương và tim mạch -The Missing Nutrient for Heart and Bone Health" của tiến sĩ Dennis Goodman - một chuyên gia về tim mạch, đã đề xuất bổ sung 150-180mcg vitamin K2 dưới dạng MK7/ngày; Nghiên cứu của Van Summeren về việc sử dụng MK7 để hỗ trợ tăng trưởng chiều cao cho trẻ em tuổi tiền dậy đã khuyến nghị sử dụng liều 45mcg MK7/ngày trong 8 tuần.
Liều khuyến nghị vitamin K2 dưới dạng MK4 là 45mg/ngày. Do K2 dạng MK4 có thời gian bán thải ngắn hơn dạng MK7 nên có thể bổ sung MK4 3 lần/ngày. Liều khuyến nghị MK4 có sự thay đổi tùy từng khu vực địa dư. Ở một số khu vực tại châu Á, đặc biệt là tại Nhật Bản, liều khuyến nghị MK4 là 45mg. Như vậy cho đến thời điểm này chưa có khuyến nghị chính thức về liều dùng của Vitamin K2, tuy nhiên có thể thấy phần lớn các nghiên cứu đều đưa ra mức khuyến nghị với liều dùng 45mg/ ngày cho trẻ em.
MK4 là loại vitamin K2 được tìm thấy chủ yếu trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật, ví dụ như bơ và lòng đỏ trứng. Trong khi đó, MK7 lại là loại vitamin K2 được sản xuất ra bởi sự lên men của vi khuẩn, có chủ yếu trong thực phẩm sữa lên men như sữa, phomai, đậu nành lên men, do vậy còn ít được sử dụng vì không phải là món ăn truyền thống, không hợp khẩu vị và chưa được biết đến nhiều ở Việt Nam.
Bổ sung phối hợp vitamin D và vitamin K2 đem lại lợi ích trong phát triển chiều cao ở trẻ em, phòng chống còi xương, tăng mật độ khoáng chất trong xương đặc biệt ở cả phụ nữ sau mãn kinh, phụ nữ cao tuổi bị Alzheimer. Không những thế, các nghiên cứu về di truyền, phân tử, tế bào và trên người đều cho thấy bổ sung đủ vitamin D và vitamin K không chi có lợi cho sức khỏe xương mà còn cho sức khỏe tim mạch nữa.
Ngoài ra, vitamin K2 còn có tác dụng trung hòa lượng vitamin D, phòng chống ngộ độc vitamin D. Trong trường hợp cơ thể bị thiếu vitamin K2, nhưng lại bổ sung quá nhiều vitamin D, cơ thể sẽ không xử lý kịp lượng vitamin D mới được bổ sung vào, dễ dẫn đến các triệu chứng ngộ độc vitamin D.
Tuyên Quang nỗ lực giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở vùng cao Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi và suy dinh dưỡng thể nhẹ cân chiếm ở Tuyên Quang năm qua đều giảm so với năm trước. Có được điều này là nhờ vào việc triển khai đồng bộ giải pháp, trong đó là việc tới từng nhà hướng dẫn, chế biến bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng. Một buổi truyền thông...