Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Lào
Trước thực trạng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Lào 6 tháng đầu năm 2020 giảm mạnh, Thương vụ Việt Nam tại Lào đã có nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Lào.
Sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu tại Công ty TNHH khai thác, chế biến lâm sản Đà Lạt (Lâm Đồng). Ảnh minh họa: TTXVN
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn ngày 4/9, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Lào – bà Lê Thị Phương Hoa cho biết, để hỗ trợ các doanh nghiệp, Thương vụ Việt Nam tại Lào đã định kỳ lập danh sách các doanh nghiệp Việt Nam muốn đưa hàng hóa sang Lào gửi đến cơ quan đầu mối của Lào để thông tin đến các doanh nghiệp tại Lào có nhu cầu; đồng thời cùng doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa giữa hai nước. Thương vụ Việt Nam tại Lào cũng phối hợp với Bộ Công Thương Lào làm việc với các Sở Công Thương, Phòng Công nghiệp và Thương mại các tỉnh của Lào bàn cơ chế hợp tác kết nối thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp.
Tham tán Thương mại Lê Thị Phương Hoa nhấn mạnh kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Lào thời gian này, đặc biệt từ tháng 3 đến nay giảm mạnh, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giảm nhiều hơn kim ngạch nhập khẩu. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu. Dịch bệnh khiến cho nhu cầu của Lào về nguyên liệu sản xuất, vật liệu xây dựng, hàng hóa tiêu dùng giảm do ở Lào các nhà máy, cửa hàng bị đóng cửa, các hoạt động xã hội bị tạm dừng và giãn cách theo Chỉ thị của Chính phủ, chỉ còn các cửa hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu được phép hoạt động; sức cầu đối với hàng hóa yếu đi do nhiều người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Lào đã về quê hương tránh dịch. Dịch bệnh cũng khiến cho hoạt động vận chuyển hàng hóa gặp nhiều khó khăn vì chính sách cách ly 14 ngày khiến phải đổi tài xế dẫn đến chi phí vận chuyển hàng hóa tăng cao; hoạt động giao thương giới thiệu sản phẩm bị ngưng trệ do các thương nhân không thể trực tiếp sang giới thiệu sản phẩm, chào hàng…
Video đang HOT
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Lào 6 tháng đầu năm 2020 đạt 491,7 triệu USD, giảm 14,6% so cùng kỳ năm 2019. Trong đó, Việt Nam nhập khẩu từ Lào được 214,85 triệu USD, giảm 6,1% so cùng kỳ năm 2019 và xuất khẩu sang Lào đạt 276,85 triệu USD, giảm 20,2% so cùng kỳ năm 2019. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Lào là sắt thép các loại đạt 39,7 triệu USD; các sản phẩm từ sắt, thép đạt 21,2 triệu USD; rau quả đạt 23,6 triệu USD; xăng dầu đạt 13,65 triệu USD. Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Lào gồm cao su đạt 35,18 triệu USD; gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt 25 triệu USD; phân bón các loại đạt 24 triệu USD; quặng, khoáng sản đạt 11 triệu USD.
Xuất khẩu cá tra sang Mỹ bật tăng
Sau khi giảm mạnh vào các tháng trước đó, xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ đã bật tăng trở lại bắt đầu từ tháng 7 đến nay.
Chế biến cá tra xuất khẩu. Ảnh: T.H
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, tính đến hết tháng 7/2020, tổng giá trị XK cá tra sang thị trường Mỹ đạt 133,7 triệu USD, giảm 20,2% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng trong tháng 7 này, giá trị XK cá tra sang thị trường này đã tăng nhẹ 4,4%.
Như vậy, hậu Covid-19, một số tín hiệu vui khởi động trở lại tại Tây Ban Nha, Anh và Mỹ đã giúp cho bức tranh XK cá tra sang Mỹ trong tháng này thêm lạc quan hơn.
Trong suốt 3 năm trở lại đây, Trung Quốc, Mỹ và EU vẫn là ba thị trường lớn nhất và nhiều mong đợi của các doanh nghiệp XK cá tra Việt Nam. Do đó, mọi động thái và diễn biến từ những thị trường này đều tác động không ít tới tâm lý của các nhà XK cá tra Việt Nam. Trong đó, Mỹ là một trong những thị trường đặc biệt.
Đầu năm nay, các DN cá tra Việt Nam hi vọng nhiều vào việc tăng trưởng dương sang thị trường Mỹ sau một năm có nhiều tháng giảm sút.
Vì trong quý 1/2020, chỉ trong tháng 1/2020, giá trị XK cá tra sang Mỹ giảm 55,3%, sau đó đã tăng 67% và 26,3% so với cùng kỳ trong hai tháng còn lại của quý.
Tuy nhiên, kể từ quý 2, khi Mỹ trở thành tâm dịch COVID-19, sự gia tăng đột biến số ca nhiễm virus corona đã khiến ngành dịch vụ thực phẩm Mỹ trở lại trạng thái phòng chống dịch bệnh.
Một số nhà hàng tự nguyện đóng cửa, nhiều tiểu bang và thành phố yêu cầu đeo khẩu trang ở tất cả các khu vực công cộng do ghi nhận các ca nhiễm tăng vọt.
Tới tháng 6/2020, ít nhất 16 tiểu bang đã tạm dừng hoặc hủy các kế hoạch mở lại nhằm đối phó với sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19. Những tiểu bang này bao gồm Arizona, Texas, California, Florida, New York và New Jersey. Điều này tác động lớn tới hoạt động XNK cá tra sang thị trường Mỹ.
Ba tháng liên tiếp từ tháng 4-6/2020, giá trị XK cá tra sang Mỹ giảm lần lượt: 20,7%; 52,1% và 31,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tháng 5/2020, Cục Kiểm dịch và An toàn thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ - USDA tuyên bố, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên các nhà hàng và quán ăn trên khắp nước Mỹ phải đóng cửa, Cơ quan này đã quyết định ban hành quy định nới lỏng quy tắc dán nhãn có hiệu lực trong 60 ngày đối với các sản phẩm thịt, gia cầm, sản phẩm thủy sản (cá tra, cá thịt trắng) theo các quyền hạn quy định của cơ quan này.
Tuy nhiên, sự thay đổi này không tác động nhiều đến các doanh nghiệp này nhập khẩu và họ đã tiến hành kiểm kê lượng tồn kho cá tra tương đối chặt chẽ và duy trì việc dán nhãn tương tự cho cả dịch vụ thực phẩm và bán lẻ. Điều khó khăn nhất đối với các nhà nhập khẩu và nhà bán hàng Mỹ trong thời gian này chính là dịch bệnh làm ngưng trệ toàn bộ hệ thống mua bán, XNK.
Cổ phiếu xuất khẩu tăng nhờ kỳ vọng kinh tế Mỹ hồi phục Sau khi chứng kiến đợt giảm điểm do lo ngại đợt bùng phát thứ hai của đại dịch Covid-19, rất nhanh sau đó, thị trường chứng khoán Việt Nam đã hồi phục trở lại. Kỳ vọng thị trường Mỹ phục hồi Câu chuyện kỳ vọng kinh tế Mỹ nói riêng và kinh tế toàn cầu hồi phục càng được thúc đẩy khi nhiều...