Tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ môi trường
Sáng 28/2, UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức phiên họp đầu tiên ra mắt Hội đồng tư vấn Khoa học, Giáo dục và Môi trường khóa IX, nhiệm kỳ 2019-2024 và góp ý vào Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam dự và chủ trì cuộc họp.
Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực phát biểu tại cuộc họp.
Tại cuộc họp, các đại biểu đã được nghe trình bày kế hoạch triển khai chương trình, công tác nhiệm kỳ 2019-2024 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2020 của Hội đồng tư vấn Khoa học, Giáo dục và Môi trường.
Theo đó, GS.TS Nguyễn Lân Dũng được phân công làm Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Khoa học, Giáo dục và Môi trường khóa IX. Các Phó Chủ nhiệm gồm GS.TS Nguyễn Ngọc Minh, TS Nguyễn Linh Ngọc.
Về việc góp ý vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường, GS.TS Nguyễn Lân Dũng, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Khoa học, Giáo dục và Môi trường cho biết, nhiều chính sách mới về bảo vệ môi trường cần được sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập của công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay, đồng thời cập nhật và thể chế hóa kịp thời các quan điểm, chủ trương của Đảng về đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển bền vững đất nước trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng.
Theo Viện sĩ, GS.TS Trần Đình Long, Luật cần xác định rõ các loại chất thải, trong đó có các loại chất thải là sản phẩm của công nghệ mới, công nghệ 4.0, đảm bảo tính sát thực với cuộc sống, điều kiện sản xuất hiện tại, đồng thời cần xác định sự quản lý và trách nhiệm quản lý rõ ràng, cụ thể của đầu mối xử lý chất thải.
Video đang HOT
Quang cảnh cuộc họp.
Ở góc độ khác, ThS Nguyễn Quang Huân cho rằng, việc phân loại rác tại nguồn quy định trong Luật Bảo vệ môi trường cần có thời gian để truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng và gây phát sinh chi phí trong quản lý, đặc biệt là ở nông thôn và miền núi. Bên cạnh đó, hiện đã có công nghệ có thể xử lý được rác hỗn hợp. Do đó, cần xem xét sự cần thiết của việc phân loại rác tại nguồn.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực khẳng định, hiện nay chủ trương của Đảng, Nhà nước về vấn đề môi trường là rất rõ ràng. Chúng ta đã có chiến lược bảo vệ môi trường, có hệ thống pháp luật về môi trường, có các cuộc vận động toàn dân tham gia bảo vệ môi trường.
“Bảo vệ môi trường cần có sự vào cuộc của toàn dân và cả hệ thống chính trị” – Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực nhấn mạnh.
Để tăng cường hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực đề nghị, từ 13 chính sách đã nêu trong tờ trình, các thành viên trong Hội đồng tư vấn cần mở rộng phạm vi nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn những bất cập trong giải quyết ô nhiễm môi trường được người dân quan tâm, phản ánh, từ đó đưa ra những sự điều chỉnh hiệu quả, góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, tạo hành lang pháp lý đồng bộ về bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước trong giai đoạn mới.
Tiến Đạt
Ảnh: Kỳ Anh
Theo ĐĐK
Rác sinh hoạt hộ gia đình: Người xả nhiều rác sẽ phải trả nhiều tiền hơn
Tổng cục Môi trường đề xuất đối với chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình ở khu vực đô thị, khu dân cư tập trung, người xả nhiều rác sẽ phải trả nhiều tiền hơn thay vì chỉ tính phí theo đầu người hay hộ gia đình như hiện nay
Ngày 27-2, ông Nguyễn Thượng Hiền, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT)), cho biết dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), đã đưa ra các quy định cụ thể đối với chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình ở khu vực đô thị, khu dân cư tập trung, với kinh nghiệm học tập từ Hàn Quốc, Nhật Bản.
Ông Nguyễn Thượng Hiền, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường
Theo đó, đối với chất thải sinh hoạt hộ gia đình ở khu vực đô thị, khu dân cư tập trung, dự thảo Luật quy định theo hướng thu tiền thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn qua hình thức bán các túi thân thiện với môi trường.
"Thực chất đây là hình thức thu gom theo khối lượng, người xả nhiều rác sẽ phải trả nhiều tiền hơn thay vì tính phí theo đầu người hay hộ gia đình như hiện nay"- ông Nguyễn Thượng Hiền nói và cho rằng cách thu phí như hiện nay chỉ đáp ứng được một phần kinh phí cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải.
Người xả nhiều rác sẽ phải trả nhiều tiền hơn thay vì tính phí theo đầu người hay hộ gia đình như hiện nay
Dự thảo Luật cũng quy định chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ chỉ định các đơn vị xuất các loại bao bì thu gom rác thân thiện với môi trường. Tiền bán bao bì được hạch toán để bù đắp chi phí xử lý chất thải cho nhà nước.
Hộ gia đình có khối lượng chất thải phát sinh dưới 300 kg mỗi ngày có thể lựa chọn hình thức mua túi của UBND các tỉnh, thành. Trong trường hợp lượng chất thải lớn hơn 300 kg, các tổ chức, cá nhân phải ký hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý rác thải.
"Đây là quy định rất mới trong dự thảo Luật"- ông Hiền thông tin.
Theo Bộ TN-MT, lượng chất thải rắn thông thường đã tăng từ 28 triệu tấn/năm vào năm 2009 lên 35,7 triệu tấn/năm vào năm 2015. Tốc độ gia tăng chất thải rắn khoảng 10% mỗi năm và còn tiếp tục gia tăng mạnh trong thời gian tới cả về lượng và mức độ độc hại.
Riêng đối với chất thải rắn sinh hoạt đô thị, ước tính có 70.000 tấn phát sinh/ngày. Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị trên toàn quốc tăng trung bình từ 10-16% mỗi năm. Rác thải nhựa và túi nilon khó phân hủy được sử dụng nhiều và thải bỏ ra môi trường, trôi nổi trong các nguồn nước mặt, vùng biển gây ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi đã trở thành vấn đề bức xúc.
Dù Luật Bảo vệ môi trường hiện hành và các nghị định, thông tư hướng dẫn đã quy định rất rõ về trách nhiệm của chủ nguồn thải phải thực hiện công tác phân định, phân loại nguồn thải tại nguồn, tuy nhiên hầu như đến nay không thực hiện được.
Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV (tháng 5-2020) và dự kiến trình Quốc hội thông qua vào Kỳ hợp thứ 10 Quốc hội khóa XIV (tháng 10-2020).
Văn Duẩn
Theo Nguoilaodong
Ô nhiễm không khí kéo dài: Do thiếu công cụ quản lý! Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đang ở đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất kể từ sau Tết Nguyên đán Canh Tý. Các chuyên gia cho rằng, ô nhiễm không khí diễn ra liên tục nhiều năm, nhiều tháng và tiếp tục tái diễn nhưng chưa được cải thiện do thiếu công cụ quản lý hiệu quả. Người dân Hà...