Tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh
Tăng cường giáo dục đạo đức, nhân cách sống cho học sinh (HS) là 1 trong 9 nhiệm vụ trọng tâm được ngành giáo dục đặt ra trong năm học mới.
Trước sự xuống cấp về đạo đức, lối sống của một bộ phận HS, thì song hành với truyền dạy kiến thức phải tăng cường giáo dục đạo đức, củng cố nền tảng đạo đức cho HS, cốt lõi là sự phối hợp giữa gia đình-nhà trường- xã hội.
Học sinh Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (TP. Long Xuyên) nâng cao ý thức qua cuộc thi vẽ tranh về biển, đảo, bảo vệ môi trường
Thực trạng báo động
Tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm đáng lo ngại nhất là trong giới trẻ. Hành vi phổ biến nhất là: chửi thề, gây gổ, đánh nhau, trốn học, gian lận trong thi cử… thậm chí nhiều HS vi phạm pháp luật. Thống kê mỗi năm, cả nước có khoảng 1.600 vụ HS đánh nhau ở trong và ngoài trường học, trung bình 5 vụ/ngày. Nhiều vụ bạo lực học đường trở thành bức xúc của xã hội như nhiều HS “đánh hội đồng” 1 HS khác rồi quay clip tung lên mạng xã hội…
Có rất nhiều nguyên nhân khách quan như: tác động của internet, game bạo lực, mạng xã hội… nhưng 3 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc hình thành đạo đức, nhân cách HS là gia đình-nhà trường và xã hội. Tuy nhiên, vai trò và sự gắn kết giữa 3 môi trường này còn rất lỏng lẻo.
Gia đình thiếu quan tâm hoặc giáo dục con em mình không phù hợp (nhiều gia đình “khoán trắng” việc giáo dục con em cho trường hoặc thậm chí thường xuyên gây gổ, bạo lực, không thật sự là tổ ấm nuôi dạy con cái). Còn nhà trường thì nhiều nơi chưa làm tốt việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho HS. Người học luôn lấy thầy cô làm tấm gương để noi theo, song bên cạnh rất đông thầy, cô giáo luôn tâm huyết cho sự nghiệp “trồng người” thì vẫn còn một số giáo viên xuống cấp đạo đức, sa sút nhân cách. Đã có nhiều vụ bạo lực học đường, thậm chí nhiều vụ giáo viên đánh HS, HS đánh giáo viên, thầy giáo xâm hại tình dục HS ngay trong trường học… như báo chí phản ánh thời gian qua. Còn xã hội, do sự phát triển mạnh mẽ của internet, sự ảnh hưởng từ môi trường văn hóa như: phim ảnh, trò chơi bạo lực… tác động đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của HS. Chính người lớn thiếu gương mẫu trong ứng xử đã trở thành gương xấu cho HS.
Tăng cường giáo dục nhân cách
Video đang HOT
Không phải bây giờ chúng ta mới bàn đến vấn đề tăng cường giáo dục đạo đức, nhân cách sống cho HS, mà từ lâu đây chính là nền tảng cốt lõi để hoàn thiện một con người, bởi có câu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, chúng ta gần như “quên” giáo dục lễ nghĩa cho HS, mà chạy đua vào việc nhồi nhét kiến thức quá mức. Dễ thấy là mặc dù mới học lớp 1 nhưng mỗi ngày các cháu phải “vác” tới trường ba-lô đầy sách, vở, dụng cụ học tập (chưa kể sách, vở để lại trên lớp); càng lên lớp cao thì khối lượng sách, vở tăng lên. Ngoài 2 buổi học mỗi ngày, nhiều cháu còn phải học thêm buổi tối, tham gia các buổi ngoại khóa… nên chẳng còn thời giờ vui chơi. Trong khi đó, một thời gian dài chúng ta lại xem các môn đạo đức, giáo dục công dân (thậm chí môn Văn) là môn học phụ, học qua loa để đủ điểm thi; chỉ chăm chút cho Toán, Lý, Hóa, Sinh… Bên cạnh đó, nhiều gia đình chưa quan tâm đúng mức đến con em, “khoán gọn” cho nhà trường, thậm chí nhiều phụ huynh còn thường xuyên gây gổ, đánh nhau ngay tại bàn ăn… nên con trẻ dễ có hành vi bạo lực khi xảy ra mâu thuẫn nhỏ. Trong khi ngoài xã hội thì vẫn còn tồn tại thói xấu để con trẻ bắt chước, lâu dần thành quen và trở thành “quán tính” trong hành xử.
Năm học mới, bên cạnh những công việc trọng tâm của ngành giáo dục cần triển khai, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đặc biệt lưu ý đến vấn đề đạo đức nhà giáo và giáo dục đạo đức, nhân cách cho HS. Chú trọng mục tiêu giáo dục toàn diện HS phải gắn với phong trào “Trường học thân thiện, HS tích cực”. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các trường tiểu học, THCS phát động phong trào xây dựng tập giáo án dạy HS về “5 điều Bác Hồ dạy” gắn với giáo dục nhân cách, đạo đức và cụ thể hóa để nâng cao ý thức, phát triển nhân cách HS; tăng cường giáo dục cách ứng xử có văn hóa đối với HS tất cả các cấp.
Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học mới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, việc giáo dục đạo đức, nhân cách HS không nên “khoán gọn” cho nhà trường, mà còn là trách nhiệm của gia đình và xã hội. Năm học này phải tạo bước chuyển căn bản trong đạo đức, lối sống, trải nghiệm, sáng tạo, giúp HS hiểu thêm về truyền thống văn hóa dân tộc để nâng cao lòng yêu nước, sống có mục đích, lý tưởng. Bộ Giáo dục và Đào tạo phải rà soát nội dung môn đạo đức hiện nay để tăng cường “dạy người” cho HS. Các trường phát động giáo viên xây dựng bài giảng mẫu về đạo đức để truyền dạy cho HS; các cơ quan truyền thông, xã hội tham gia giới thiệu gương người tốt, việc tốt… để khơi dậy phong trào học tập đạo đức cho giới trẻ.
Bài, ảnh: HỮU HUYNH
Theo baoangiang
Đạo đức học sinh xuống cấp: Chỉ thẳng 6 nguyên nhân
Theo GS.TS Nguyễn Ngọc Phú, một trong những nguyên nhân phải kể đến là trong giáo dục chưa coi trọng tình người, còn nể nang, trù úm học sinh.
Sáng ngày 2/10, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo "Thực trạng đạo đức lối sống của học sinh, sinh viên - Vấn đề và giải pháp".
Tham dự hội thảo có TS Phan Tùng Mậu - Phó Chủ tịch Liên Hiệp hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, GS Nguyễn Cương - Phó Chủ tịch Hội Hóa học Việt Nam, GS.TS Nguyễn Ngọc Phú - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học tâm lý - Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Xuân An Việt - Phó Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT) cùng đại diện một số trường và các nhà khoa học, các chuyên gia tâm lý giáo dục.
Phát biểu khai mạc hội thảo, TS Phan Tùng Mậu cho biết, vấn đề giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh trường phổ thông nói riêng và vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh phổ thông, cho sinh viên các trường ĐH, CĐ và học sinh các trường dạy nghề nói chung, là một vấn đề cấp bách và lâu dài của ngành giáo dục nước ta.
Những ý kiến tại hội thảo là cơ sở để Liên hiệp hội đề nghị BCH TƯ Đảng ra Nghị quyết chuyên đề về giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên.
Tại hội thảo, TS Võ Thế Quân, Hiệu trưởng Trường THPT Đông Đô (Tây Hồ, Hà Nội) cho rằng, giáo dục toàn diện Đức - Trí - Thể - Mỹ là nhiệm vụ thường xuyên của các nhà trường Việt Nam, trong đó giáo dục đạo đức có vị trí quan trọng hàng đầu.
Nói về sự tha hóa trong đạo đức, lối sống của học sinh, sinh viên hiện nay, GS.TS Nguyễn Ngọc Phú cho rằng, có 4 biểu hiện có thể nhận thấy là: Tha hóa về lập trường, quan điểm tư tưởng, lý tưởng sống; tha hóa về phẩm chất đạo đức, nhân cách; tha hóa về trí tiến thủ, lười học, lười lao động, lười suy nghĩ, thích sống dựa dẫm, ăn bám vào người khác, vào bố mẹ; tha hóa về lối sống, cách sống.
Các đại biểu tham dự hội thảo sáng ngày 2/10.
Cũng theo GS Phú, nguyên nhân dẫn đến các sa sút về đạo đức, lối sống của giới trẻ hiện nay trước tiên phải khẳng định là do từ chính giới trẻ, chính các em - chủ thể của các hành vi vô đạo đức mà chưa được giáo dục đầy đủ, kém phát triển về phẩm chất đạo đức, nhân cách.
Thứ hai là từ phía gia đình các em học sinh, sinh viên như gia đình đã thiếu sự quan tâm đến con cái, thả lỏng, buông trôi việc giáo dục đạo đức, con cái mình, phó mặc cho nhà trường.
Thứ 3, nguyên nhân từ tập thể lớp học, nhà trường đã chưa đủ sức trở thành tấm gương, nguồn sức mạnh giáo dục răn đe con trẻ. Nhiều thầy cô đã tạo nên những áp lực học tập quá mức, không cần thiết, thiếu minh bạch, công tâm, đôi lúc chưa thực sự gương mẫu trước các em. Trong giáo dục chưa coi trọng tình người, còn nể nang, trù úm học sinh có những biểu hiện đạo đức yếu kém.
Thứ 4, hành vi đạo đức của một số em có chịu tác động xúi bẩy của một số người hoặc nhóm bạn xấu trong lớp mà nhà trường, thầy cô giáo chưa biết cách ngăn chặn kịp thời.
Thứ 5, tác động của văn hóa đạo đức thiếu lành mạnh từ các Game vô luân đang lan tràn hiện nay cũng là một trong những nguyên nhân gợi ý các em có những hành vi thiếu chuẩn mực.
Thứ 6, về phía xã hội, phải nhìn nhận thẳng thắn là trong nhiều năm qua, chúng ta đã buông lỏng giáo dục đạo đức cho người dân nói chung và cho con trẻ nói riêng.
Chia sẻ về giải pháp để có thể khắc phục, chấm dứt được hiện trạng tha hóa về đạo đức, lối sống của giới trẻ hiện nay, GS Phú cho rằng: Giải pháp quan trọng thứ nhất liên quan đến trách nhiệm của gia đình. Cần phải ý thức rõ, gia đình là một xã hội thu nhỏ. Gia đình không phát triển được thì xã hội cũng không phát triển được. Thất bại của gia đình cũng chính là thất bại của xã hội.
Giải pháp quan trọng thứ hai liên quan đến vai trò và trách nhiệm của nhà trường. Nhà trường phải tăng cường chăm lo giáo dục đạo đức cho các em thông qua các nội dung học tập và sinh hoạt hàng ngày, hướng suy nghĩ và hành động của các em vào các hành vi mẫu mực lành mạnh, tốt đẹp, có đạo đức, có văn hóa.
Cần xây dựng tốt và tổ chức hoạt động có hiệu quả cơ chế phối hợp giáo dục giữa gia đình - nhà trường - xã hội. Và cuối cùng, xã hội phải là một xã hội kỷ cương, luật pháp phải được thực thi nghiêm minh, cái tốt phải được bảo vệ, tuyên dương, cái xấu phải bị lên án, ngăn chặn và phải được xử lý nghiêm khắc.
Cũng nói về vấn đề này, TS Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hệ thống trường chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cầu Giấy (Hà Nội) cho rằng, chuyện giáo dục đạo đức hiện nay như một báo động về thế hệ trẻ đã đi chệch con đường đào tạo con người.
Theo TS Hòa, nguyên nhân đầu tiên đó là việc giáo dục đạo đức nhỏ lẻ, không được chú tâm, xem nhẹ, mà hiện nay các nhà trường đang lo lắng và tập trung nhất là chạy theo điểm số, chạy theo thi cử và giáo dục cả nước bị cuốn theo dòng thác thành tích - thi cử.
Trong khi đó, đã tập trung vào giáo dục chạy theo thành tích - thi cử - điểm số thì việc giáo dục đạo đức nếu không coi là bị xem nhẹ thì cũng không phải là trọng tâm, thường xuyên, làm lấy lệ, hình thức không xuất phát từ mục tiêu giáo dục con người.
Theo baodatviet
Về việc thực hành đạo đức hành nghề ở Việt Nam* Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh cách đánh giá và cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi sức mạnh của truyền thống và sức...