Tăng cường giám sát các trường hợp mắc sốt xuất huyết
Từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố Đồng Xoài ( Bình Phước) đã có 432 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 95 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023; ghi nhận 97 ổ dịch và 2 trường hợp tử vong (nâng số tử vong trên toàn tỉnh lên 3 ca).
Trung tâm Y tế thành phố Đồng Xoài phun thuốc diệt muỗi. Ảnh: TTXVN phát
Theo Trung tâm Y tế thành phố Đồng Xoài (Bình Phước), ca tử vong mới nhất do sốt xuất huyết được ghi nhận trên địa bàn vào ngày 2/11 là nữ, 33 tuổi, ngụ tại phường Tân Đồng. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Trung tâm Y tế thành phố Đồng Xoài đã phối hợp với Trạm Y tế phường Tân Đồng xác minh, điều tra dịch tễ ca bệnh, tiến hành diệt lăng quăng, vệ sinh môi trường ổ dịch khu vực xung quanh nhà bệnh nhân sinh sống, tiến hành phun hóa chất diệt muỗi. Trung tâm Y tế thành phố chỉ đạo Trạm Y tế phường Tân Đồng, phường Tân Xuân tham mưu Ủy ban nhân dân phường huy động sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể… khẩn trương triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng trên quy mô toàn phường 1 tuần/lần.
Để chủ động trong công tác giám sát phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, Trung tâm Y tế thành phố Đồng Xoài đề nghị, các khoa, phòng và Trạm Y tế xã, phường tăng cường công tác truyền thông phòng, chống bệnh trên các phương tiện thông tin truyền thông nhằm cung cấp thông tin thiết yếu cho người dân về biện pháp phòng ngừa và chung tay xử lý, kiểm soát bệnh, dịch.
Theo Phó Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Đồng Xoài Nguyễn Quế Phương, đơn vị đã tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp giúp người dân phòng tránh bệnh sốt xuất huyết; đồng thời khẩn trương tổ chức phun hóa chất diệt muỗi, xử lý môi trường, diệt lăng quăng…. nhằm xử lý triệt để các ổ dịch tại địa phương. Trung tâm Y tế đã chủ động phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh triển khai công tác kiểm tra, giám sát, điều tra dịch tễ, xác định nguồn lây nhiễm, giám sát vectơ tại nơi ở, nơi làm việc của ca mắc, ca tử vong, xử lý hiệu quả ổ dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát, các địa bàn có nguy cơ cao như: nhiều trường hợp bệnh sốt xuất huyết, nhiều muỗi, vệ sinh môi trường kém; cập nhật kịp thời tình hình mắc sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn; phối hợp với Trạm Y tế nhanh chóng giám sát các trường hợp mắc sốt xuất huyết, các ổ dịch, hướng dẫn xử lý ổ dịch.
Video đang HOT
Người dân thành phố Đồng Xoài chủ động xử lý vật dụng chứa nước không để muỗi đẻ. Ảnh: TTXVN phát
Phó Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Đồng Xoài khuyến cáo, người dân cần chủ động hơn trong việc thực hiện các biện pháp diệt muỗi, lăng quăng phòng, chống dịch sốt xuất huyết như thả cá diệt lăng quăng, lật úp các dụng cụ chứa nước không dùng đến, thay nước bình hoa, loại bỏ các vật liệu phế thải, phát quang các bụi rậm, vệ sinh môi trường…
“Trong những tháng cuối năm, Trung tâm Y tế đẩy mạnh công tác truyền thông; khuyến cáo người dân mỗi tuần dành 15 phút để thực hiện các biện pháp như vệ sinh môi trường sinh sống; thường xuyên thau rửa, che đậy vật chứa nước, khai thông cống rãnh…
Khi có triệu chứng sốt, nghi ngờ sốt xuất huyết, người dân phải đến ngay cơ sở y tế để khám, điều trị và không tự ý điều trị tại nhà”, bà Nguyễn Quế Phương cho biết thêm.
Số ca mắc sốt xuất huyết tại tỉnh Lâm Đồng tăng cao
Tình hình dịch sốt xuất huyết tại tỉnh Lâm Đồng gần đây diễn biến phức tạp, số ca mắc tăng cao.
Ngành y tế và các đơn vị liên quan đang triển khai nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh.
Ngày 16/5, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng cho biết, đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 1.000 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 4 ca chuyển nặng, tăng gấp 1,5 lần so với số ca mắc cùng kỳ năm 2023.
Đặc biệt, số ca mắc bệnh từ đầu năm 2024 tới nay tại Lâm Đồng tăng 4,3 lần so với trung bình cùng kỳ 5 năm (2019 - 2023).
Riêng tại TP Bảo Lộc, tính đến ngày 12/5, địa phương ghi nhận 202 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 169 ca so với cùng kỳ năm 2023. Ngành y tế đã xử lý 127 ổ dịch, gồm 47 ổ dịch diệt lăng quăng và phun hóa chất, 80 ổ dịch diệt lăng quăng và phun chủ động.
Ngành y tế các địa phương ở Lâm Đồng triển khai nhiều biện pháp đẩy lùi dịch sốt xuất huyết.
Trước đó, cuối tháng 4 vừa qua, Viện Pasteur TPHCM đã phối hợp với Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng khảo sát thực địa tại 15 hộ dân ở tổ dân phố Di Linh Thượng 2, thị trấn Di Linh, huyện Di Linh - nơi vừa ra quân chiến dịch diệt lăng quăng vào ngày 19 và 20/4.
Kết quả, chỉ số lăng quăng được phát hiện trong các mẫu còn rất cao. Cụ thể, chỉ số Breteau (số dụng cụ chứa nước có bọ gậy muỗi Aedes trong 100 nhà điều tra) là 67, cao gấp 3 ngưỡng an toàn (BI=20), chỉ số nhà có lăng quăng HI là 53,3% và chỉ số vật chứa CI là 33,3%.
UBND tỉnh Lâm Đồng đã có công điện gửi các đơn vị, địa phương tăng cường giám sát dịch tễ bệnh sốt xuất huyết, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, xử lý triệt để các ổ dịch, không để dịch bệnh bùng phát.
Đồng thời, tổ chức tốt việc khám bệnh, theo dõi chuyển tuyến kịp thời, an toàn, hạn chế thấp nhất tình trạng bệnh nhân chuyển nặng, tử vong do sốt xuất huyết.
Thái Bình trong giai đoạn cao điểm của dịch sốt xuất huyết Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình, hiện đang là giai đoạn cao điểm của dịch sốt xuất huyết. Cán bộ y tế pha hóa chất, phun khử khuẩn nơi phát sinh ca mắc sốt xuất huyết. Ảnh: thaibinh.gov.vn Thống kê từ ngày 23 - 29/9, toàn tỉnh ghi nhận thêm 43 trường hợp mắc, trong đó có 16 ca...