Tăng cường dưỡng chất cho trẻ để không ốm vặt khi giao mùa
Thời điểm giao mùa, nóng lạnh thất thường khiến sức khỏe của trẻ bị suy giảm, hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng bị ảnh hưởng.
Thời điểm giao mùa với đặc trưng độ ẩm không khí cao, thời tiết thay đổi đột ngột, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn có hại phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Theo số liệu thống kê của BV Nhi đồng 1 (TP.HCM), từ đầu tháng 8 đến nay, BV ghi nhận hơn 30.000 lượt khám bệnh hô hấp, hiện tại có 1.300 ca nằm viện. BV dự báo theo diễn tiến mọi năm, số ca mắc bệnh hô hấp sẽ nhích dần và cao điểm sẽ rơi vào khoảng tháng 11.
Việc cho trẻ uống kháng sinh dài ngày để điều trị các bệnh hô hấp lúc giao mùa sẽ tiêu diệt nhóm vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, từ đó gây loạn khuẩn đường ruột. Khi bụng trẻ thường xuyên gặp trục trặc, khả năng tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất cũng giảm theo. Lâu ngày, trẻ sinh biếng ăn, thể chất và trí tuệ bị ảnh hưởng do thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Hệ tiêu hóa tốt giúp trẻ tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng, từ đó thúc đẩy tư duy.
Khoa học hiện đại cho thấy 70-80% hệ miễn dịch của trẻ nằm ở đường tiêu hóa. Vì vậy, hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp trẻ hấp thu trọn vẹn dinh dưỡng từ các bữa ăn hàng ngày. Khi được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, não bộ của con sẽ phát triển với những bước tiến vượt bậc trong những năm tháng đầu đời.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, một hệ tiêu hóa khỏe mạnh cần có 85% lợi khuẩn. Lợi khuẩn chính là các probiotics có lợi cho sức khỏe, giúp kìm hãm sự phát triển của mầm bệnh, bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các vi khuẩn có hại, kích thích hệ miễn dịch tại ruột và toàn cơ thể.
Ngoài ra, lợi khuẩn còn tạo ra môi trường axit nên sẽ giúp trẻ tăng cường khả năng hấp thu canxi, sắt và nhiều khoáng chất khác, tăng tổng hợp một số vitamin nhóm B cho cơ thể, từ đó khiến trẻ ăn ngon miệng hơn.
Video đang HOT
Lợi khuẩn (probiotics) trong đường ruột đóng vai trò chủ chốt giúp nuôi dưỡng hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tạo nền tảng để trẻ phát triển tư duy.
Nguồn thức ăn chính cho các lợi khuẩn thường trú tại hệ tiêu hóa của trẻ và giúp các lợi khuẩn này phát triển khỏe mạnh chính là HMO (Human Milk Oligosaccharides), loại prebiotics duy nhất được tìm thấy trong sữa mẹ.
HMO được xem là một dưỡng chất quý giá giúp thúc đẩy khả năng hấp thu tối ưu của trẻ, nuôi dưỡng đường tiêu hóa khỏe mạnh, làm giảm các triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa như nôn trớ, đau bụng, táo bón… Ngoài ra, HMO còn được hấp thu vào máu, hỗ trợ hệ miễn dịch ngoài đường ruột, giúp điều hòa miễn dịch của cơ thể, giảm tình trạng mắc các bệnh nhiễm trùng ở trẻ.
Nhờ những vai trò quan trọng trên, sự kết hợp giữa “bộ đôi” lợi khuẩn (probiotics) và HMO (prebiotics) tạo nên hệ synbiotic giúp bé tiêu hóa khỏe, đề kháng tốt, ngăn ngừa táo bón, hấp thu dễ dàng. Khi bé tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất quan trọng sẽ tạo tiền đề phát triển thể chất lẫn tư duy.
Nếu muốn bé có một hệ tiêu hóa tốt và khả năng tư duy không ngừng phát triển, phụ huynh nên tìm đến các giải pháp dinh dưỡng kết hợp “bộ đôi” lợi khuẩn (probiotics) và HMO.
Theo Zing
Giao mùa, nếu bố mẹ có thói quen này, con dễ mắc viêm họng và nhiều bệnh nguy hiểm khác
Thời tiết thay đổi thất thường là nguyên nhân khiến nhiều trẻ hay bị viêm họng. Tuy nhiên, trên thực tế, không ít trẻ gặp họa từ chính thói quen hàng ngày của bố mẹ.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), mỗi dịp thời tiết thay đổi, trẻ em, người lớn đều có nguy cơ mắc các bệnh hô hấp, trong đó có viêm họng.
Đây là bệnh dễ mắc phải nhất. Triệu chứng đầu tiên của bệnh là đau họng khi nuốt nước bọt hay khi ăn, khàn tiếng, có những cơn ho do bị kích ứng ở đường hô hấp và có thể kèm theo cả sốt, sổ mũi.
Nguyên nhân là do khi chuyển mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường khiến cơ thể không thích ứng kịp, đây chính là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh hoạt động mạnh gây bệnh.
Viêm họng là bệnh dễ gặp ở trẻ khi thời tiết thay đổi. Ảnh TL
Bên cạnh yếu tố thời tiết, môi trường, theo các bác sĩ, không ít trẻ lại bị viêm họng từ chính thói quen hàng ngày của bố mẹ. Chẳng hạn, khi nhiệt độ ngày đêm có sự chênh lệch khá rõ rệt, nhiều gia đình vẫn giữ thói quen bật quạt lớn hoặc dùng điều hòa cả đêm trong khi ngủ. Điều này sẽ gây ra khô vùng mũi họng và các chất nhầy bảo vệ đường hô hấp, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
Hơn nữa, trong giai đoạn thời tiết "nhạy cảm" ngày nóng đêm lạnh, việc bố mẹ không giữ ấm vùng cổ cho trẻ hoặc cho trẻ ra ngoài buổi tối quá lâu cũng dễ khiến trẻ bị lạnh gây viêm họng và nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Một thói quen khác cũng dễ khiến trẻ bị viêm họng hoặc tái diễn viêm họng là bố mẹ cho đến những nơi tập trung đông người, nhất là những trẻ dưới 3 tuổi. Bởi ở độ tuổi này, trẻ đã hết miễn dịch của mẹ và đang trong giai đoạn tự đề kháng nên rất dễ lây bệnh từ người khác.
Trẻ bị viêm họng nên xử lý thế nào?
Trong trường hợp khi ngủ dậy trẻ kêu đau rát họng, theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, bố mẹ cần cho trẻ súc miệng bằng nước ấm, ăn cháo loãng ấm sẽ làm dịu cơn đau. Sau đó, tiếp tục theo dõi triệu chứng của trẻ. Nếu thấy không yên tâm về các loại thuốc mua trên thị trường, bố mẹ có thể cho trẻ đi khám để được hướng dẫn sử dụng thuốc ho, hạ sốt một cách hợp lý.
Một điều PGS.TS Dũng lưu ý, bố mẹ không nên lạm dụng kháng sinh để chữa viêm họng cho trẻ. Theo vị chuyên gia này, có đến gần 80% trẻ bị viêm họng là do virus gây bệnh. Điều trị triệu chứng sẽ làm bệnh thuyên giảm và khỏi.
Chẳng hạn, khi trẻ bị viêm họng kèm sốt thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt; dùng thuốc ho để cắt các cơn ho và kết hợp rửa mũi bằng nước muối biển hàng ngày. Dùng kháng sinh với những trẻ bị viêm họng không những không mang lại hiệu quả mà còn có nguy cơ trẻ bị kháng kháng sinh.
Theo các chuyên gia, nếu phát hiện và điều trị đúng phác đồ, viêm họng ở trẻ có thể điều trị dứt điểm trong 1-2 tuần. Ngược lại, nếu điều trị sai cách để bệnh tiến triển sang giai đoạn mãn tính kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sự phát triển sau này của trẻ.
Cách phòng bệnh cho trẻ khi thời tiết thay đổi
Để giúp trẻ đảm bảo sức khỏe phòng viêm họng cũng như các bệnh khi thời tiết giao mùa, các chuyên gia khuyến cáo, bố mẹ nên bổ sung nhiều rau, củ quả, vitamin C (nước ép cam, quýt...) vào các bữa ăn hàng ngày. Với trẻ em cần tránh uống nước lạnh, nước đá.
Bên cạnh đó, giữ ấm cơ thể mọi lúc để tránh bị nhiễm lạnh, đặc biệt lưu ý khi sử dụng điều hòa không để nhiệt độ quá thấp vào buổi tối.
Đồng thời, thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ. Tránh cho trẻ tiếp xúc với bụi, bẩn. Đeo khẩu trang cho con khi đi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với các môi trường nhiều bụi bẩn như công trường xây dựng, môi trường bị ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc lá vì đây là các tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp, dễ gây nên các bệnh lý về tai mũi họng của trẻ.
Khi thấy trẻ có những dấu hiệu mắc bệnh, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa để có phương pháp điều trị phù hợp. Không nên để bệnh dai dẳng quá lâu vì theo các bác sĩ, nếu các bệnh lý liên quan đến tai mũi họng ở trẻ không điều trị dứt điểm, đúng phác đồ, bệnh dễ tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ.
N.Mai
Theo giadinh.net
Những ưu việt khi bác sĩ gia đình chăm sóc trẻ nhỏ tại nhà Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ thường kém hơn người lớn nên thường mắc bệnh hô hấp hoặc "dính dịch". Trong khi đó, các BV lớn thường xuyên trong tình trạng quá tải khiến chất lượng khám chữa bệnh chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Vì vậy, rất nhiều gia đình đã lựa chọn dịch vụ khám và điều trị cho trẻ...