Tăng cường đoàn kết sức mạnh quân đội các nước ASEAN
Trước những diễn biến phức tạp trên Biển Đông, quân đội của các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tái khẳng định nỗ lực thắt chặt tình đoàn kết; kiên trì lập trường nguyên tắc, giải quyết hòa bình các tranh chấp, bất đồng trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982.
Quang cảnh Hội nghị trực tuyến Tư lệnh lực lượng quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 17 (ACDFM-17) tại điểm cầu Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: Hà Thu
Tăng cường sức mạnh tập thể
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành khắp thế giới gây thiệt hại nghiêm trọng tới kinh tế – xã hội của tất cả các quốc gia, bất ổn an ninh tại nhiều “điểm nóng” trên thế giới vẫn diễn ra, trong đó có Biển Đông. Giới chuyên gia khu vực nhìn nhận, thời gian gần đây, diễn biến phức tạp trên Biển Đông có thể gia tăng hơn nữa nếu các bên liên quan không kiềm chế các hành động làm leo thang căng thẳng.
Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhìn nhận, nỗ lực của từng quốc gia liên quan và sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên ASEAN đã và đang duy trì có hiệu quả động lực cho sự hợp tác. ASEAN đang đối diện với những thách thức không nhỏ nhằm hoàn thành mục tiêu Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025. Tuy nhiên, ASEAN đang giữ vững vai trò trung tâm trong các cơ chế do ASEAN dẫn dắt nhằm duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực. Trong đó, quân đội của các nước ASEAN đã, đang và cần phải tiếp tục làm tốt nhiệm vụ gìn giữ hòa bình, ổn định, đặc biệt là xây dựng lòng tin, nâng cao năng lực và khả năng phối hợp chung giữa quân đội các quốc gia, dựa trên việc phát huy hiệu quả từ các cơ chế hợp tác đã có.
Tại Hội nghị trực tuyến Tư lệnh lực lượng quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 17 (ACDFM-17) diễn ra cuối tuần trước, đại diện quân đội các nước ASEAN đều cùng thống nhất đánh giá cao vai trò và nỗ lực của Việt Nam trong cương vị là Chủ tịch ASEAN năm 2020, đặc biệt là Việt Nam đã triển khai nhiều sáng kiến hiệu quả ứng phó với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống. Đối với nhiệm vụ duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông, quân đội các quốc gia ASEAN nhấn mạnh việc phải kiên trì lập trường nguyên tắc, giải quyết hòa bình các tranh chấp, bất đồng trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS năm 1982. Quân đội các quốc gia ASEAN cũng chỉ ra rằng, phải tăng cường hơn nữa sự hợp tác thực chất, đặc biệt là nỗ lực tăng cường gắn kết nội khối nhằm củng cố sự tin cậy… Trước những biến động tại khu vực, các quốc gia cần tăng cường hơn nữa sức mạnh tập thể, cùng chung tay ứng phó có hiệu quả trước những thách thức an ninh nhằm hoàn thành các mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN, nâng cao vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực và trên thế giới.
Tăng cường đối thoại, hợp tác
Video đang HOT
Mới đây, tại Hội nghị Cục trưởng Tác chiến quân đội các nước ASEAN lần thứ 10 diễn ra theo hình thức trực tuyến, Trung tướng Thái Đại Ngọc, Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam cho rằng, nguy cơ xảy ra va chạm quân sự giữa các nước liên quan trên Biển Đông và Biển Hoa Đông ngày càng cao. Nguyên nhân xuất phát từ sự gia tăng các hoạt động quân sự bất chấp luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS năm 1982 và các cam kết tại khu vực. Cùng với đó, ảnh hưởng của Covid-19 cũng đang là một trở ngại khi làm phân tán sự quan tâm của quốc tế.
Chỉ rõ về quá trình hợp tác trong thời gian tới, theo Trung tướng Thái Đại Ngọc, các nước cần tăng cường hợp tác xây dựng lòng tin thông qua luật pháp quốc tế và các cam kết khu vực. Cùng với đó là hợp tác trong hoạt động quân sự chung như diễn tập, thực hành các bộ quy tắc, tránh va chạm bất ngờ trên biển và hướng dẫn tránh va chạm bất ngờ trên không. Tăng cường đối thoại giữa các lực lượng sẽ góp phần nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau nhằm giải quyết vấn đề ngay từ “gốc rễ”, từ đó ngăn chặn kịp thời các mầm mống gây ra bất ổn.
Cán bộ, chiến sĩ trên đảo Đá Lát, quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: TTXVN
Nhìn nhận về những diễn biến mới trên thực địa Biển Đông giới chuyên gia quốc tế đánh giá, bên cạnh việc củng cố nội lực của từng nước và sự đoàn kết giữa các quốc gia thì ngoại giao cũng là giải pháp tạo nên sự ổn định bền vững. Phương hướng chung tay xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) mà ASEAN đang dẫn dắt là một giải pháp đúng đắn, tạo nên cơ sở ràng buộc các bên liên quan tuân thủ các chuẩn mực của quốc tế. Tuy nhiên, để đạt được thỏa thuận này, ASEAN sẽ cần phải nỗ lực rất lớn để đạt được sự đồng thuận giữa các bên.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 53 diễn ra đầu tháng 9 vừa qua, các nước ASEAN đã tiếp tục kêu gọi thúc đẩy các cuộc đàm phán về COC sớm được diễn ra và sớm hoàn tất một COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS năm 1982. Cũng theo giới chuyên gia quốc tế, thế giới hiện nay đang chịu nhiều ảnh hưởng do cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung Quốc và ASEAN cũng đang gặp tình thế khó khăn trong cuộc chiến giữa 2 cường quốc này. Trong đó, các cuộc tập trận và triển khai quân sự của cả Mỹ và Trung Quốc làm dấy lên lo ngại khi tiềm ẩn một cuộc xung đột quân sự, trong đó có cả khu vực Đông Nam Á. Chính vì vậy, ASEAN phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc củng cố sức mạnh tập thể, luôn chủ động, không phụ thuộc vào các thế lực chi phối, thích ứng hiệu quả và thực sự phát huy vai trò trung tâm ASEAN dẫn dắt các chiến lược đảm bảo hòa bình, ổn định tại khu vực.
ASEAN không đặt ra vấn đề 'chọn bên'
Bên lề AMM 53 tổ chức trực tuyến, Vụ trưởng Vụ ASEAN cho biết vai trò trung tâm của ASEAN thể hiện trên nhiều phương diện và ASEAN không đặt ra vấn đề "chọn bên".
Trả lời phóng viên bên lề hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM 53) về vai trò của Việt Nam trong việc thúc đẩy tính trung tâm của ASEAN và vấn đề "chọn bên", Vụ trưởng Vụ ASEAN, ông Vũ Hồ cho biết: "Vai trò trung tâm của ASEAN được thể hiện trên rất nhiều phương diện, không phải chỉ trong quan hệ đối ngoại.
Ông Vũ Hồ, Vụ trưởng Vụ ASEAN. (Ảnh: VOV)
Thứ nhất, vai trò trung tâm của ASEAN thể hiện ở việc xây dựng một khu vực hòa bình và ổn định, bảo đảm tinh thần đối thoại và hợp tác giữa các nước thành viên. Các hoạt động đó được mở rộng ra thông qua các cơ chế mà ASEAN thành lập và dẫn dắt.
Vấn đề 'chọn bên', theo như chúng tôi đánh giá thì không hề được đặt ra bởi vì ASEAN giữ vai trò trung tâm và không có một trung tâm nào có thể chọn bên trong thời đại ngày nay.
Ở đây vai trò trung tâm của ASEAN chính là duy trì tinh thần độc lập, tự chủ, không để bị lôi kéo và cuốn vào những diễn biến phức tạp đang diễn ra trên thế giới; duy trì tinh thần của ASEAN từ năm 1967 khi thành lập đến nay, bảo đảm các đối tác tham gia hỗ trợ và ủng hộ ASEAN trong quá trình xây dựng hòa bình và duy trì ổn định trong khu vực.
Quan trọng nhất hiện nay là tinh thần sẵn sàng đối thoại, hợp tác và cùng nhau hướng tới tương lai, đặc biệt là trong phòng chống kiểm soát dịch bệnh".
Trước đó, phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu phát huy hiệu quả vai trò trung tâm của ASEAN là một trong những ưu tiên các bộ trưởng nên quan tâm thúc đẩy để ASEAN tiếp nối những thành quả đã đạt được, trong bối cảnh dịch bệnh gây ra nhiều thiệt hại và môi trường địa chính trị, kinh tế khu vực đang có nhiều biến động ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định.
Theo đó, vai trò trung tâm của ASEAN nên được "phát huy hiệu quả thông qua thúc đẩy đối thoại, hợp tác, xây dựng lòng tin, từ đó hình thành và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử; đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, tôn trọng, bình đẳng, tin cậy lẫn nhau trong quan hệ giữa các quốc gia; giải quyết hòa bình các tranh chấp, khác biệt trên cơ sở luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982 và tinh thần các văn kiện quy chuẩn của ASEAN về ứng xử chung ở khu vực như TAC, DOC..."
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53. (Ảnh: BTC)
Nói về nội dung các hội nghị trong phiên sáng 9/9, ông Vũ Hồ cho biết thêm, tại hội nghị, theo thông lệ, các bộ trưởng đã tập trung vào trao đổi một số nội dung chính, gồm quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN, quan hệ đối ngoại của ASEAN và các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Các ngoại trưởng khẳng định ASEAN luôn đoàn kết và sẵn sàng cùng nhau hợp tác và vượt qua khó khăn do dịch bệnh đem lại, những khó khăn không chỉ tác động đến phát triển kinh tế mà còn ảnh hưởng đến đời sống an ninh xã hội của các nước thành viên.
Để thúc đẩy các sáng kiến của ASEAN năm 2020, với tinh thần chung là tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên để đẩy mạnh quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN, và đặc biệt là để hình thành tầm nhìn ASEAN năm 2025, ASEAN cần làm một số việc chính như kiểm điểm lại các hoạt động về xây dựng cộng đồng mà ASEAN đã và đang thực hiện từ năm 2015 cho đến nay, từ đó vạch ra con đường đến năm 2025.
Các bộ trưởng cũng khẳng định sẽ cùng nhau đánh giá, xem xét lại văn kiện có liên quan đến hiến chương ASEAN để từ đó làm cho bộ máy của ASEAN trở lên hiệu quả hơn, thích ứng một cách phù hợp hơn với tình hình mới, cũng là nền tảng cho việc ASEAN tiếp tục phát triển sau năm 2025.
Bên cạnh đó, dịch bệnh COVID đang diễn biến rất phức tạp, đòi hỏi ASEAN hợp tác với các đối tác bên ngoài. Từ đó khẳng định cần thúc đẩy quan hệ đối ngoại của ASEAN và làm cho mối quan hệ có chất lượng hơn, đặc biệt là các hoạt động của các diễn đàn khu vực do ASEAN dẫn dắt như diễn đàn khu vực ASEAN hay là diễn đàn Đông Á và diễn đàn ASEAN 3.
Đối thoại ASEAN-Canada lần thứ 17 theo hình thức trực tuyến Đây là cuộc họp thường niên nhằm chia sẻ đánh giá về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm và chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Canada vào tháng 9 sắp tới. Vụ trưởng Vụ ASEAN Bộ Ngoại giao Việt Nam Vũ Hồ tại buổi đối thoại ASEAN-Canada lần thứ 17. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN) Ngày 11/8,...