Tăng cường cung cấp vốn cho doanh nghiệp
Ngày 22-9, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội thảo Cơ chế và giải pháp hỗ trợ vốn cho doanh nghịêp (DN).
Theo VCCI, đến nay cộng đồng DN, nhất là DN quy mô nhỏ và vừa ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, trực tiếp tạo ra sự tăng trưởng và bảo đảm hội nhập quốc tế một cách chủ động. Tuy nhiên, hiện có hơn 50% tổng số DN vẫn trong tình trạng khó khăn khi muốn tiếp cận nguồn vốn vay và vay vốn từ ngân hàng.
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng, ngân hàng và DN-hai đối tượng cung và cầu về vốn cần tăng cường sự hợp tác, giảm thiểu những trình tự, điều khoản bắt buộc để nới lỏng khả năng cho vay; từ đó hỗ trợ DN trong việc tiếp nhận nguồn vốn vay một cách chủ động, thông thoáng hơn. Đặc biệt, các DN mong muốn được vay vốn theo hình thức tín chấp, tức là không cần tài sản thế chấp như một sự bắt buộc để được hỗ trợ, tiếp sức bằng vốn vay một cách kịp thời khi đứng trước sự nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc gặp khó khăn trên thương trường. Tuy nhiên, đây là một quá trình không dễ dàng, đòi hỏi sự thiện chí, tự giác từ hai phía. Các chuyên gia nhấn mạnh, cần có sự bứt phá trong tư duy, nhất là sự cởi mở nhưng cũng yêu cầu cả hai phía là ngân hàng và DN bảo đảm được chất lượng thẩm định dự án để ngân hàng có thể đi đến quyết định phê duyệt một khoản vay cho một dự án cụ thể. Ngoài ra, vấn đề này cũng đặt ra yêu cầu về sự minh bạch về thông tin, tuân thủ nguyên tắc và quy định chung của Nhà nước về cho vay vốn.
Được biết, đến nay vẫn có khoảng 30% DN chưa thể tiếp cận nguồn vốn vay và 30% số DN khác cho biết “khó tiếp cận” vốn vay trong khi một só DN chưa xác định rõ được mức độ cụ thể về vấn đề này. Chỉ có khoảng 10% DN nhỏ và vừa đã vay vốn thành công. Sắp tới sẽ có một số sự kiện liên quan đến vấn đề này do các hiệp hội DN và ngân hàng kết hợp với cơ quan chức năng tổ chức.
Video đang HOT
Hồng Sơn
Theo_Hà Nội Mới
Khu đô thị mới Thủ Thiêm khiến TP.HCM phải trả lãi 2,9 tỷ đồng/ngày
Trong tổng vốn đầu tư vào khu đô thị mới Thủ Thiêm có khoảng 12.000 tỷ đồng vốn vay thương mại từ các tổ chức tín dụng nên tiền lãi phát sinh khoang 2,9 ty đông/ngay.
Phối cảnh khu đô thị mới Thủ Thiêm
Mới đây, trong văn bản gửi Thủ tướng, UBND TP.HCM cho biết đến nay tổng vốn đầu tư vào Khu đô thị mới Thủ Thiêm để bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, trả các khoản lãi vay là hơn 29.000 tỷ đồng.
Cụ thể, nguồn vốn ngân sách thành phố là 12.063,038 tỷ đồng, nguồn tiền khai thác quỹ đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, tiền thu từ bố trí quỹ nhà, đất tái định cư 4.035,008 tỷ đồng và vốn vay thương mại từ các tổ chức tín dụng đến nay là 12.970,546 tỷ đồng.
Trong đó, khoảng 12.000 tỷ đồng vốn vay thương mại từ các tổ chức tín dụng nên tiền lãi phát sinh khoang 2,9 ty đông/ngay. Áp lực trả nợ gốc và lãi vay trong năm nay và năm tới là rất lớn (năm nay là hơn 902 tỷ đồng; năm tới trả nợ gốc đến hạn là hơn 5.200 tỷ và lãi vay phát sinh là 829 tỷ).
Theo UBND thành phố, trong tình hình ngân sách thành phố rất hạn chế, khả năng vay vốn những ngân hàng lớn cũng rất khó khăn vì đã hết hạn mức cho vay, thì chỉ còn nguồn thu tiền sử dụng đất/tiền thu đất từ các dự án đầu tư vào Khu đô thị mới Thủ Thiêm để hoàn trả vốn vay, lãi vay và để đáp ứng nhu cầu vốn trong thời gian tới.
Dự án đang được triển khai
Trước nhu cầu bức thiết hiện nay, UBNDTP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận chủ trương cho phép thành phố được lựa chọn (theo hình thức chỉ định) nhà đầu tư thực hiện để sớm có nguồn thu cho ngân sách thành phố từ để hoàn trả vốn vay, giảm số lãi phát sinh hằng ngày.
Cụ thể, TP.HCM kiến nghị Thủ tướng cho phép chỉ định một nhà đầu tư trong nước đầu tư dự án Khu phức hợp Sóng Việt trong Khu chức năng số 1 của Khu đô thị Thủ Thiêm, với tổng vốn khoảng 7.000 tỷ đồng.
Nhà đầu tư này cam kết đóng tiền ký quỹ 100 tỷ đồng ngay sau khi được chọn làm nhà đầu tư thực hiện dự án. Đồng thời, cam kết đóng tiền sử dụng đất/thuê đất 1 lần, ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng.
Theo Người đưa tin
Trần lãi suất và cuộc chiến chống cho vay nặng lãi Trần lãi suất được pháp luật quy định nhằm chống cho vay nặng lãi của tín dụng đen. Tuy nhiên, có thể sẽ không cần đến trần lãi suất nếu dịch vụ ngân hàng phát triển và lãi suất cạnh tranh để đưa vốn đến khách hàng dễ dàng hơn. Lúc đó, thị trường sẽ không còn chỗ cho tín dụng đen. Ngân...