Tăng cường công tác bảo đảm an toàn hàng không
Sáng 16/6, sân bay Tân Sơn Nhất đã mất tín hiệu không lưu trong 18 phút. Nguyên nhân của sự việc đang được làm rõ. Trong ngày 16/6, Cục Hàng không Việt Nam đã có chỉ đạo tăng cường công tác bảo đảm an toàn hàng không trước tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết tại các cảng hàng không, sân bay.
Theo thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam, sáng ngày 16/6/2015, từ 7h47 đến 08h05 phút giờ Việt Nam, đã xảy ra hiện tượng can nhiễu trên tần số điều hành bay tại khu vực sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Ảnh minh họa.
Khi có hiện tượng can nhiễu trên tần số điều hành bay xảy ra, ngay lập tức cơ sở điều hành bay đã thực hiện phương án dự phòng (cụ thể là sử dụng các tần số dự bị theo đúng quy trình), bảo đảm điều hành bay an toàn tuyệt đối.
Trong khoảng thời gian nêu trên, có 06 chuyến bay chờ và 01 chuyến chuyển hướng tới sân bay dự bị.
Từ thời điểm 08h05 phút giờ Việt Nam, cơ sở điều hành bay đã điều hành bình thường trên tần số chính tại khu vực sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Video đang HOT
Hiện nay, các cơ quan chức năng của ngành Hàng không đang phối hợp với Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ Thông tin truyền thông) để tìm hiểu nguyên nhân sự việc.
Ngay sau sự cố này, Cục Hàng không Việt Nam đã có chỉ đạo tăng cường công tác bảo đảm an toàn hàng không trước tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết tại các cảng hàng không, sân bay.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, từ tháng 01/2015 đến nay, tình hình thời tiết tại các cảng hàng không, sân bay diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt là hiện tượng giông, lốc gây uy hiếp an toàn đến hoạt động khai thác tại các cảng hàng không, sân bay. Để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho các hoạt động bay, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các đơn vị: Tiếp tục triển khai nghiêm túc Chỉ thị số 2690/CT-CHK ngày 25/7/2014 của Cục Hàng không Việt Nam về việc đảm bảo an toàn bay; Thực hiện nghiêm công tác trực ban theo Quy chế Trực ban phòng, chống thiên tai trong ngành hàng không dân dụng đã được Cục Hàng không Việt Nam ban hành tại Quyết định số 651/QĐ-CHK ngày 02/4/2015. Thực hiện công tác báo cáo theo quy định.
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu, Thủ trưởng các đơn vị phải thực hiện phương án phòng, chống cho các công trình, đài, trạm: Tổ chức kiểm tra hệ thống chống sét, khắc phục kịp thời nếu có hư hỏng; Tổ chức chằng néo, neo buộc các công trình, đài, trạm theo phương án để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão, giông, lốc gây ra.
Bên cạnh đó, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu Tổng công ty Hàng không Việt Nam chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, trong điều kiện thời tiết xấu phải báo cáo ngay cấp có thẩm quyền để xin ý kiến và tổ chức neo đậu tàu bay theo đúng quy định. Đối với phương tiện, trang thiết bị hoạt động trong khu bay khi không phục vụ bay phải được tập kết đúng nơi quy định và phải được neo buộc, khi có bão, giông, lốc.
Cục Hàng không Việt Nam cũng yêu cầu Công ty Cổ phần hàng không VietJet Air, Công ty cổ phần hàng không Jetstar Pacific Airlines xây dựng phương án phòng, chống bão cho tàu bay. Tại các cảng hàng không, sân bay, nếu hãng hàng không không đủ nhân lực, phương tiện thực hiện công tác neo đậu tàu bay phòng, chống bão, giông, lốc thì phải ký hợp đồng với Công ty VAECO và cảng hàng không để thực hiện; Ngoài ra, đối với phương tiện, trang thiết bị hoạt động trong khu bay khi không phục vụ bay phải được tập kết đúng nơi quy định và phải được neo buộc, khi có bão, giông, lốc.
Mặt khác, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cần tổ chức kiểm tra, bảo dưỡng các hố neo, đậu tàu bay, nhà ga, các công trình đài trạm và kịp thời khắc phục khi có hư hỏng. Đối với phương tiện, trang thiết bị hoạt động trong khu bay khi không phục vụ bay phải được tập kết đúng nơi quy định và phải được neo buộc, khi có bão, giông, lốc. Đồng thời kiểm tra việc tuân thủ quy định này của các đơn vị có phương tiện, trang thiết bị hoạt động tại khu bay.
Cảng vụ hàng không khu vực chỉ đạo Đại diện Cảng vụ hàng không tại các cảng hàng không tăng cường kiểm tra việc tuân thủ các nội dung nêu trên của các đơn vị hoạt động tại cảng và có hình thức xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm.
Trúc Dân
theo_VnMedia
Sân bay Cát Bi đóng cửa vì đường băng rạn nứt
12 chuyên bay phai đôi hương, nhiều chuyên khac bi huy khi mặt đường cất hạ cánh của sân bay Cát Bi (Hải Phòng) bị rạn một số vị trí.
14h50 ngày 28/5, sau khi chuyến bay VJ283 chở gần 160 khách tư Hải Phòng đi TP HCM cất cánh, lực lượng an ninh Cảng hàng không Cát Bi phát hiện môt mảng bê tông asphalt tại đường cất hạ cánh bị ran nưt.
Trươc nguy cơ uy hiêp an toan bay, Cang đã đong cưa đương băng và phối hợp với đơn vị xây dựng kiểm tra toàn bộ bề mặt đường cất hạ cánh.
Lãnh đạo Cảng cho rằng, "nguyên nhân nưt bê tông trên đương băng là do năng nong cao điêm". Đơn vị này sẽ cố gắng xư ly trong đêm đê sân bay khai thac trở lại vào 29/5.
Sân bay Cat Bi phai tam thơi đong cưa ngay 28/5. Anh minh hoa: Hà Nội Mới
Theo Cuc Hang không, trong ngày Cang Cát Bi đã thưc hiên được 12 chuyến bay an toan. 12 chuyến còn lại trong đo 10 chuyên khứ hồi TP HCM - Hai Phong và Đa Năng - Hai Phong phai chuyển hướng về sân bay Nôi Bai.
Để hỗ trợ khách hàng, cac hang hang không đã triển khai chính sách hoàn vé, đổi giờ bay không thu phí, phục vụ ăn uống trong thời gian chờ, chuyên chở giữa Hà Nội và Hải Phòng.
Lúc 13h ngày 28/5, hệ thống quan trắc khí tượng ghi nhận tâm điểm nắng nóng ở miền Bắc là Nho Quan (Ninh Bình) và Hòa Bình với hơn 39 độ C.
Tại Hà Nội, trong 5 điểm đo (Ba Vì, Sơn Tây, Láng, Hà Đông) thì 4 điểm vượt ngưỡng 38 độ C.
Đoan Loan
Theo VNE
Hà Nội: Phản ứng lạ của người dân sau vụ sập cần cẩu "Kiểm tra lộ trình trước khi lên xe ôm"; "Họp khẩn để bàn đường né họa"; "Xông vào đường tắc để tránh tuyến dự án đường sắt đang thi công"... Đây là những phản ứng lạ của người dân khi tham gia giao thông sau vụ sập cẩu đè nhà dân, khiến một thai phụ phải đi cấp cứu ngày 12/5 trên đường...