Tăng cường cảnh báo, cứu hộ ở các bãi biển
Đang vào mùa nắng nóng, người dân và nhiều du khách đổ về các bãi biển trong tỉnh để tắm. Vì vậy, công tác cảnh báo, cứu hộ cần được tăng cường, nhằm kịp thời ứng cứu khi có người xảy ra đuối nước.
Bờ biển Mỹ Khê, TP.Quảng Ngãi dài khoảng 7km. Những ngày cuối tuần thu hút hàng vạn du khách và người dân đến vui chơi, tắm biển. Lượng du khách tăng đột biến, nên công tác bảo đảm môi trường du lịch an toàn cần được lưu tâm.
Du khách tắm biển Minh Tân (Mộ Đức).
Theo ghi nhận của phóng viên, đa phần người dân và du khách khi tắm biển ở Mỹ Khê đều không mặc áo phao, trong đó có rất nhiều trẻ em, mặc dù các dịch vụ cho thuê áo phao tương đối nhiều.
Ông Trần Văn Nam, ở xã Tịnh An, TP.Quảng Ngãi bày tỏ: “Tôi thường xuyên tắm ở Mỹ Khê nên hiểu được địa hình ở bờ biển này. Bờ biển Mỹ Khê có nhiều dòng chảy xa bờ rất nguy hiểm, cho dù biết bơi nhưng thiếu kỹ năng thoát hiểm thì vẫn có thể bị đuối nước. Vì vậy, du khách không được chủ quan và nên tắm gần bờ, phòng ngừa những trường hợp xấu xảy ra”.
Trưởng Ban Quản lý khu du lịch Mỹ Khê Phạm Thanh Trí cho biết: “Bộ phận quản lý có 7 thành viên chia thành hai tổ trực 24/24 giờ. Riêng những ngày lễ, cuối tuần thì tất cả các thành viên đều trực để cảnh báo, cứu hộ. Khi biển động, chúng tôi tuyên truyền cho du khách chỉ tắm gần bờ. Bộ phận quản lý đã kết hợp với các hộ cho thuê canô ở Mỹ Khê khi xảy ra đuối nước thì cùng phối hợp ứng cứu du khách.
Các thành viên cũng được trang bị nhiều kỹ năng sơ cứu đuối nước. Có năm chúng tôi tham gia ứng cứu hàng chục vụ đuối nước. Từ đầu năm đến nay, chúng tôi đã ứng cứu thành công hai trường hợp đuối nước. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì trước hết du khách phải nâng cao ý thức bảo vệ cho mình, không chủ quan khi tắm biển”.
Bãi biển Minh Tân, xã Đức Minh (Mộ Đức) cũng là một trong những nơi thu hút hàng nghìn du khách vào mùa nắng nóng. Ghi nhận của chúng tôi vào thời điểm cuối tuần, bãi biển này có rất đông du khách đến tắm biển, nhưng hầu như không ai mặc áo phao. Lượng du khách tăng đột biến vào những ngày cuối tuần nên 3 thành viên chính của bộ phận BQL và một thành viên hợp đồng cứu hộ, cứu nạn thay nhau trực 24/24 để kịp thời ứng cứu du khách khi xảy ra đuối nước. Đồng thời, để tăng cường công tác phối hợp, bộ phận quản lý cũng kết hợp với những hộ kinh doanh tham gia ứng cứu khi có đuối nước.
“Khi du khách tăng đột biến, chúng tôi thường xuyên dùng loa nhắc nhở họ đề phòng đuối nước bằng việc mặc áo phao. Khi đã uống bia, rượu thì không nên tắm biển. Chúng tôi cấp phát cho 11 hộ kinh doanh hàng quán dây thừng và phao cứu sinh, sẵn sàng phối hợp ứng cứu khi có người đuối nước. Ba năm nay chưa có trường hợp nào đuối nước ở khu vực mà chúng tôi quản lý. Từ đầu năm đến nay, chúng tôi đã tham gia ứng cứu thành công hai trường hợp bị đuối nước”, Trưởng Ban Quản lý dịch vụ biển Minh Tân Nguyễn Nỵ thông tin.
Nghệ An: Kỳ lạ xã "sinh đôi" có cơn khát "truyền đời", dân ở đây cứ mùa nắng là ám ảnh
Mặc dù nằm cạnh con sông Đào quanh năm đầy ắp nước và sở hữu nhiều khe suối, nhưng cứ đến mùa nắng nóng là 2 xã Mã Thành và Tiến Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) lại xảy ra hạn hán khốc liệt. Sở dĩ gọi là xã "sinh đôi", vì xã Tiến Thành được tách ra từ xã Mã Thành từ năm 2001.
Video đang HOT
ĐỒNG RUỘNG KHÔ HẠN Ở XÃ "SINH ĐÔI"
Đáng ra, vào những ngày này là thời vụ để bà con xã Mã Thành xuống đồng gieo cấy lúa hè thu. Nhưng hiện nay nắng nóng kéo dài đã khiến nhiều hồ đập trên địa bàn khô cạn, hàng trăm ha trồng lúa bị bỏ hoang.
Bà Phan Thị Hà ở xóm Đá Dựng buồn bã nhìn xuống cánh đồng bạc phếch, thở dài: Gia đình tôi đang làm gần 1 mẫu ruộng, giờ không có nước, đành phải bỏ hoang thôi.
Lão nông Cao Văn Sơn, xóm 5, xã Tiến Thành buồn bã cho hay, gia đình có hơn 2 sào ruộng, sau khi thu hoạch xong lúa xuân, ông tranh thủ cày ải, mong trời có mưa để cấy hè thu. Ảnh: Xuân Hoàng
Không những thiếu nước sản xuất mà hiện nay giếng nước của hàng trăm hộ dân của các xóm Đồng Bàu, Đá Dựng, Yên Thịnh... của xã Mã Thành đã cạn nước. Ông Phan Văn ở xóm Yên Thịnh tâm sự: Tôi năm nay 72 tuổi, chứng kiến năm nào địa phương cũng bị hạn hán. Đã hạn thì không trồng được cây gì cả. Điều đó, thiếu đói năm này qua năm khác là điều tất nhiên. Đã vậy, còn thiếu nước sinh hoạt khiến cuộc sống của dân chúng tôi bị đảo lộn.
Ông Trần Đình Cảnh - Chủ tịch UBND xã cho biết: Xã Mã Thành có 348 ha trồng lúa nước. Đến thời điểm này, do lượng nước ở 6 hồ đập địa phương xuống thấp, vài tháng qua không có nước để bơm tưới như đập Chùa Lụi, Khe Trang, đập Sặt... Vậy nên, hơn 100 ha diện tích không có nước để gieo trồng.
Phần lớn các cánh đồng của xã Tiến Thành và Mã Thành đều trong tình trạng khô khốc nước, ruộng phải bỏ hoang. Ảnh: Xuân Hoàng
Hỏi về những biện pháp chống hạn của địa phương? Ông Cảnh buồn bã nói: Xác định vụ hè thu sẽ gặp nhiều khó khăn do thiếu nước, địa phương đã hướng dẫn bà con chuyển đổi cây lúa sang trồng cây nhân trần.
"Xã đã có phương án khơi dòng vét nước bơm tát, chuẩn bị hàng chục bơm dầu, 2 trạm bơm sẵn sàng đối phó hạn nhưng lo ngại nhất là không có nguồn nước để bơm. Nếu như nắng nóng kéo dài, trời không mưa thì 10 ngày nữa hầu hết diện tích trồng lúa đều hạn nặng không thể trồng được cây gì" - ông Trần Đình Cảnh chia sẻ.
Xã Tiến Thành được tách ra từ xã Mã Thành năm 2001, hạn hán có phần nặng hơn. Chúng tôi đi hầu khắp các cánh đồng nhưng diện tích đất trồng lúa đều bị bỏ hoang.
Ông Nguyễn Hữu Đại - Bí thư Đảng ủy xã Tiến Thành cho biết: Năm nào xã chúng tôi cũng hạn, nhưng năm nay hạn nặng nhất. 8 hồ đập trên địa bàn đã cạn nước. Hiện chỉ có 8 ha là còn đủ nước gieo trồng, còn 280 ha không có nước. Ông Đại cũng nêu biện pháp chống hạn như xã Mã Thành và chuyển đổi cây trồng.
"Nhưng có khả năng người dân sẽ không gieo trồng. Vì nguy cơ mất trắng đã thấy trước mắt", ông Đại nói.
HẠN ĐẾN BAO GIỜ ?
Theo Bí thư Đảng ủy xã Tiến Thành thì hiện nay có hai phương án nếu như thực hiện được thì sẽ chấm dứt tình trạng hạn hán truyền đời ở hai xã Mã Thành và Tiến Thành.
Dòng sông Đào chảy qua địa bàn xã Mã Thành, quanh năm đầy ắp nước, trong khi phần lớn diện tích ruộng của địa phương hàng năm phải bỏ hoang vào vụ hè thu, do không có nước. Người dân 2 xã Tiến Thành và Mã Thành mong muốn Nhà nước đầu tư công trình thủy lợi lấy nước từ sông Đào về tưới cho đồng ruộng.
Phương án thứ nhất, đó là làm cầu máng lấy nước từ sông Đào về. Ông Đại khẳng định: "Chỉ cần làm cái cầu máng bằng xi măng lấy nước từ sông Đào (sông Đào hiếm khi thiếu nước) thì việc thiếu nước không phải lo, quãng đường cũng chỉ mấy km. Nếu những chỗ địa hình cao thì dùng trạm bơm chuyển tiếp. Kinh phí cũng chẳng đáng là mấy so với đầu tư chống hạn những năm qua".
Phương án thứ 2 là, ngăn dòng khe Bốm ở đầu xã Tiến Thành, con khe này nằm giữa những dãy núi cao hình lòng chảo, mỗi khi trời mưa, nước từ thượng nguồn đổ về rất lớn. Nếu như đắp được con đập này thì sẽ giữ được nước, thuận lợi cho việc ngăn lũ và tưới tiêu chống hạn không những 2 xã Tiến Thành, Mã Thành mà còn cho các xã lân cận.
Còn theo ông Trần Đình Long - Phó Giám đốc HTX Nông nghiệp Mã Thành, người đã từng gắn bó ngành nông nghiệp từ 40 năm nay, cho rằng, giải pháp cứu khát cho địa phương hiệu quả nhất là lấy nước từ sông Đào vào bàu Sừng của xã Lăng Thành, từ đó sử dụng trạm bơm để bơm nước lên ruộng.
Bàu Sừng của xã Lăng Thành kéo dài lên xã Mã Thành. Những năm trước, xã Mã Thành đã xây lắp trạm bơm tại cầu Khe Lở, nhưng vào mùa khô, do nước không đủ cho 3 trạm bơm hiện có hoạt động (xã Lăng Thành 2 trạm) nên bỏ không. Ảnh: Xuân Hoàng
Theo lãnh đạo chính quyền 2 xã Mã Thành và Tiến Thành thì năm nào xã cũng đề xuất nhiều phương án chống hạn lên huyện nhưng vẫn chưa được phê duyệt.
Ông Bùi Trọng Long - Nguyên Chủ tịch UBND xã Mã Thành cho biết: "Trước vấn đề bức thiết của nhân dân. Vào năm 2000, đoàn khảo sát của huyện và tỉnh cũng về khe dốc Bốm xem xét tình hình, nhưng đến nay cũng không thấy hồi âm. Chúng tôi tha thiết cấp trên quan tâm và có biện pháp về việc chống hạn của 2 xã để nhân dân bớt khổ".
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Vương Ngọc - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thành cho biết: Trước thực trạng hạn hán truyền đời ở 2 xã Tiến Thành và Mã Thành, chính quyền huyện cũng rất đau đầu để tìm giải pháp chống hạn, nhưng chưa tìm ra giải pháp khả thi.
Theo đề xuất của 2 địa phương thì có 3 giải pháp là làm cầu máng lấy nước từ sông Đào và ngăn đập khe Bốm, hoặc làm cầu máng lấy nước từ sông Đào vào bàu Sừng của xã Lăng Thành, từ đó các xã bơm nước lên ruộng.
Đập Sặt của xã Tiến Thành đang được Nhà nước đầu tư nâng cấp. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hữu Đại - Bí thư Đảng ủy xã Tiến Thành, sau khi hoàn thành, nguồn nước của con đập này chỉ đáp ứng nước tưới cho 300 ha cho Tiến Thành và Mã Thành. Ảnh: Xuân Hoàng
Tuy nhiên, ông Ngọc cho rằng, giải pháp ngăn đập khe Bốm là không khả thi. Bởi khu vực rừng thường nguồn đã chuyển sang rừng trồng, nguồn sinh thủy không nhiều như rừng nguyên sinh trước đây; trong khi đó chi phí đầu tư ngăn đập rất cao. Còn phương án xây dựng cầu máng lấy nước từ sông Đào chạy thẳng lên xã Mã Thành và Tiến Thành cũng không nên làm, vì không phù hợp với nguyên lý của dòng chảy, trong khi đó chiều dài khoảng 3 - 4 km, chi phí đầu tư cao.
Chỉ có giải pháp chuyển đổi cây trồng phù hợp, nếu không thì xây dựng cầu máng từ sông Đào vào bàu Sừng của xã Lăng Thành, từ đó bơm nước lên là phù hợp nhất, chi phí đầu tư cũng không nhiều. Bởi chiều dài từ sông Đào vào bàu Sừng chỉ khoảng mấy trăm mét.
Hiện, bà con nông dân và chính quyền 2 xã Mã Thành, Tiến Thành khẩn thiết mong chính quyền các cấp sớm có biện pháp để 2 xã này thoát khỏi cảnh hạn hán truyền đời.
Sau COVID-19, truyền tải điện đối mặt với áp lực nắng nóng Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) nỗ lực đảm bảo vận hành an toàn lưới điện truyền tải mùa nắng nóng. Bước vào mùa cao điểm nắng nóng năm 2020 và khi nhu cầu sử dụng điện phục hồi thì lưới điện truyền tải đang phải vận hành căng thẳng. Thậm chí có thời điểm lưới điện phải vận hành...