Tăng cường các giải pháp phát triển kinh tế sau dịch COVID-19
Ông Đoàn Ngọc Có, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cho biết, năm 2021, tỉnh Gia Lai sẽ đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại kinh tế, tiếp tục phát triển nông nghiệp công nghệ cao, liên kết theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp, đặc biệt là thế mạnh từ các cây trồng chủ lực như cà phê, tiêu.
Nông dân Gia Lai phấn khởi vụ mùa bội thu, giá khoai lang tăng.
Sau khi khống chế được dịch COVID-19 trên địa bàn, để tiếp tục phát triển kinh tế – xã hội ổn định và bền vững, năm 2021, tỉnh Gia Lai tập trung vào 4 chương trình trọng tâm là xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, thu hút các nguồn lực đầu tư, phát triển lâm nghiệp, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ có năng lực và Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
Quý I/2021, toàn tỉnh đã gieo trồng được hơn 77 nghìn ha cây trồng các loại, có 7/17 địa phương đã chuyển đổi hơn 300 ha cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng khác và ngừng sản xuất gần 400 ha do không chủ động được nước tưới.
Xác định nông nghiệp là trụ đỡ nền kinh tế của tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai tiếp tục khuyến cáo nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên các diện tích phù hợp sang các cây trồng khác có lợi thế hơn. Điển hình như một số mô hình chuyển đổi từ lúa, sắn kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả, các loại rau, hoa theo hướng công nghệ cao.
Cùng với việc giảm dần diện tích cao su tại những vùng đất không phù hợp; ổn định diện tích cây công nghiệp dài ngày; phát triển các hình thức hợp tác liên kết sản xuất theo chuỗi khép kín hoặc liên kết giữa các khâu theo chuỗi, tỉnh đẩy mạnh thông tin, dự báo về các thị trường xuất khẩu trọng điểm, giá cả các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Đồng thời triển khai kế hoạch thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), các FTA đa phương và song phương mà Viêt Nam đã ký kêt hay đang tham gia đàm phán.
Cùng với đó, Gia Lai cũng định hướng phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh việc trồng rừng gỗ lớn, cung cấp nguyên liệu gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững phù hợp yêu cầu của thị trường quốc tế. Năm 2021, tỉnh Gia Lai phấn đấu trồng đạt 8.000 ha rừng, góp phần nâng tỷ lệ che phủ của rừng (kể cả cây cao su) lên 47%.
Video đang HOT
Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân trồng lại các loại cây lâm nghiệp. Ảnh tư liệu
Ngoài ra, tỉnh Gia Lai còn tăng cường thiết lập cơ hội tìm kiếm thị trường đầu ra cho các sản phẩm đặc trưng địa phương, quảng bá thương hiệu hình ảnh đặc trưng Tây Nguyên, như Gạo Ba Chăm, tiêu Lệ Chí, cà phê Lamant… Đến nay, tổng số sản phẩm OCOP trên toàn tỉnh có 149 sản phẩm từ 3 đến 4 sao. Một số sản phẩm địa phương đã có thương hiệu trong nước và quốc tế, điển hình như việc tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã công nhận “Phở khô Gia Lai” lọt vào top 100 món ăn đặc sản Việt Nam, “Mật ong rừng Gia Lai” lọt vào Top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam…
Theo ông Hồ Phước Thành, Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai, dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 ngay từ những ngày đầu năm, nhưng khi khống chế được dịch bệnh, tỉnh Gia Lai đã thực hiện mục tiêu kép, vực dậy nền kinh tế, nhanh chóng lấy lại thế cân bằng. Theo kế hoạch, trong năm 2021, tỉnh Gia Lai phấn đấu đạt tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) 8%, GRDP bình quân đâu ngươi đạt 55,99 triêu đông/người, kim ngạch xuât khâu đạt 610 triêu USD, góp phần nâng tông thu ngân sách nhà nươc dự kiến trên địa bàn lên trên 5.000 tỷ đông, ước tăng hơn 9% so với cùng kỳ..
Tận dụng các lợi thế thiên nhiên ưu đãi, Gia Lai sẽ đẩy nhanh việc hoàn tất các thủ tục đầu tư, tạo mọi điều kiện để các nhà đầu tư sớm hoàn thành đưa vào vận hành các nhà máy điện gió, điện mặt trời đã được Trung ương cho phép bổ sung quy hoạch; tiếp tục kêu gọi đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi để các dự án năng lượng tái tạo triển khai trên địa bàn.
Nhờ những quyết sách đúng đắn, phù hợp, kinh tế của Gia Lai giai đoạn 2016-2020 tăng 7,55%, quy mô kinh tế năm 2020 tăng gấp 1,63 lần so với năm 2015. GRDP bình quân đầu người đạt 51,9 triệu đồng, tăng 1,48%. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân trên địa bàn cũng có những bước phát triển tương đối ổn định.
Trong 18 chỉ tiêu nghị quyết HĐND tỉnh đề ra, trong 5 năm (2016-2020), tỉnh Gia Lai đã đạt và vượt 15 chỉ tiêu, còn 3 chỉ tiêu không đạt là thu nhập bình quân đầu người, kim ngạch xuất khẩu, thu ngân sách nhà nước. Mặc dù ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, hạn hán, nông sản bấp bênh nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm của Gia Lai vẫn duy trì ở mức cao, tăng 7,55% qua từng năm (giai đoạn 2016-2020); quy mô kinh tế năm 2020 gấp 1,63 lần so với năm 2015.
Chủ tịch nước: "Đưa xã nông thôn mới kiểu mẫu Tứ Xã thành đô thị phù hợp với quy hoạch"
Chủ tịch nước lưu ý, nông thôn mới không chỉ có vấn đề đời sống vật chất của người dân mà còn giữ gìn văn hóa của người Việt, văn hóa của tình làng, nghĩa xóm, thương yêu giúp đỡ nhau, giữ gìn văn hóa phi vật thể, vật thể trong làng, xóm.
Sáng 21/4, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã thăm xã nông thôn mới Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Đánh giá cao thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã đã đoàn kết, sáng tạo, huy động mọi nguồn lực xây dựng nông thôn mới và hoàn thành chỉ trong 4 năm, Chủ tịch nước yêu cầu xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao và tỉnh Phú Thọ nghiên cứu việc phát triển xã nông thôn mới kiểu mẫu thành đô thị trên cơ sở khoa học và phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Trước khi gặp gỡ người dân tại xã Tứ Xã tại Tổ dân cư số 7, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã thăm một số công trình hạ tầng như chợ, sân vận động, hệ thống giao thông của xã. Nhân dân trong xã đã vui mừng gặp gỡ và trò chuyện, kể về đời sống vật chất và tinh thần với Chủ tịch nước.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã thăm xã nông thôn mới Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Tại buổi gặp mặt đông đảo nhân dân xã Tứ Xã, báo cáo Chủ tịch nước, lãnh đạo xã Tứ Xã cho biết, xã có hơn 10.000 dân, có 509 đảng viên. Nhờ đoàn kết, sáng tạo, tận dụng tốt nguồn lực đầu tư của Trung ương và địa phương, xã Tứ Xã nhanh chóng đạt chuẩn nông thôn mới chỉ sau 4 năm, từ năm 2011-2015. Một trong những biện pháp quan trọng, hiệu quả là khuyến khích sự chung tay, góp sức của nhân dân trong xã cả về vật chất và trí tuệ. Đến nay, xã huy động được khoảng 200 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Cùng với đó là đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp, thúc đẩy sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, đẩy mạnh dịch vụ thương mại.
Năm ngoái, tổng giá trị sản xuất của xã đạt 556 tỷ đồng, tăng 10% so với năm trước đó. Thu nhập bình quân đầu người là 56 triệu đồng/năm, cao hơn 6 triệu so với năm 2019. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn 1,6%. Trên 98% được sử dụng nước sạch và thu gom rác thải cũng đạt 98%. Các chỉ tiêu về giáo dục, y tế đều đạt kế hoạch và thường xuyên được quan tâm. Phong trào văn hóa văn nghệ ngày càng phong phú, đáp ứng yêu cầu đời sống tinh thần của nhân dân. 100% khu dân cư đạt khu dân cư văn hóa. Xã thường xuyên quan tâm đến các hộ gia đình khó khăn, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao về những thành tích đạt được trong xây dựng nông thôn mới thời gian qua. Chủ tịch nước cũng đánh giá cao tỉnh Phú Thọ trong phát triển toàn diện kinh tế xã hội, chú trọng xây dựng nông thôn mới. Hiện tỉnh đã có 122/243 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tương đương trên 60% số xã. Tỉnh có 4 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó Lâm Thao là huyện đầu tiên đạt chuẩn.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, vấn đề quan trọng nhất của xây dựng nông thôn mới là đưa thông tin và trí thức đến người dân, trên tinh thần là khai dân trí, chấn dân trí, hậu dân sinh. Nông thôn mới không chỉ có đường, có cầu, có cổng chào, nhà xây, có chợ, mà cốt yếu nhất vẫn là khả năng làm kinh tế của người dân, để từ đó giải quyết việc làm, thu nhập người dân. Nông thôn mới cần có hệ thống giáo dục tiên tiến, chất lượng, nhất là dịch vụ y tế tốt; đảm bảo an ninh trật tự, môi trường sống ở nông thôn.
Đặc biệt, Chủ tịch nước lưu ý, nông thôn mới không chỉ có vấn đề đời sống vật chất của người dân mà còn giữ gìn văn hóa của người Việt, văn hóa của tình làng, nghĩa xóm, thương yêu giúp đỡ nhau, giữ gìn văn hóa phi vật thể, vật thể trong làng, xóm.
Chủ tịch nước vui mừng nhận thấy ở Tứ Xã, tinh thần ấy bước đầu đã được xây dựng và phát huy: "Tất cả sự phát triển nông thôn mới của xã Tứ Xã và huyện Lâm Thao không phải là chỉ dấu kết thúc mà nó chỉ là chỉ dấu bắt đầu, khởi đầu cho quá trình tiếp tục tiến lên mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn. Chúng ta đạt được danh hiệu nông thôn mới đã khó, nhưng giữ gìn và xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu còn khó hơn. Không ngừng phấn đấu để xã Tứ Xã là xã nông thôn mới kiểu mẫu. Nông thôn mới hôm nay không chỉ là nông thôn mới mà phải phấn đấu tiến lên đô thị mới. Đây là vấn đề rất mới đặt ra ở nông thôn nước ta. Tôi mong rằng, tỉnh Phú Thọ phải nghiên cứu đưa nông thôn mới kiểu mẫu lên đô thị mới phù hợp với quy hoạch bài bản, chặt chẽ, giải quyết tốt các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường và giữ gìn văn hóa nông thôn".
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã thăm xã nông thôn mới Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Hoan nghênh xã Tứ Xã đã huy động được vật chất trị giá hơn 200 tỷ để xây dựng nông thôn mới, Chủ tịch nước yêu cầu cần tiếp tục phát huy tinh thần dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ mà Đại hội Đảng toàn quốc XIII đã đưa ra. Cần tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, thương mại điện tử vào sản xuất kinh doanh, có nhiều sản phẩm OCOP nổi tiếng, phục vụ thị trường. Cùng với phát triển kinh tế, xã hội, cần tiếp tục quan tâm các hộ đình khó khăn, hộ gia đình thương binh, liệt sĩ, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Theo Chủ tịch nước, nhiệm vụ trước mắt là làm tốt bầu cử đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND các cấp, phấn đấu 100% người dân đủ điều kiện đều đi bầu; Tiếp tục nâng cao ý thức trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Phòng Giao dịch Hậu Lộc - chỗ dựa tin cậy của phụ nữ nghèo vùng biển Phòng giao dịch Hậu Lộc bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 16-12-2008 tại 3 xã: Minh Lộc, Ngư Lộc và Hưng Lộc. Là một phòng giao dịch trực thuộc Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa - Chi nhánh Hoằng Hóa, Phòng Giao dịch Hậu Lộc thành lập ra nhằm phù hợp với cơ cấu tổ chức, tiếp tục...