Tăng cường bảo đảm giao thông thời gian còn lại của kỳ nghỉ Tết
Với sự vào cuộc tích cực, nghiêm túc, trách nhiệm của các lực lượng chức năng, những ngày qua, tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên cả nước luôn ổn định.
Đáng mừng là, hiện ý thức người dân Thủ đô được nâng cao, vi phạm nồng độ cồn dịp Tết Canh Tý đã giảm…
Thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, thời gian qua các Bộ, ngành, địa phương đã đồng loạt triển khai các giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng người đã sử dụng rượu bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Qua khảo sát trên địa bàn Hà Nội, nhờ sự tích cực, đồng bộ vào cuộc này, tình hình trật tự an toàn giao thông đã có chuyển biến rất tích cực, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông được nâng lên, tai nạn giao thông đã giảm, đặc biệt là nhận được sự quan tâm, đồng tình, ủng hộ của nhân dân.
Lực lượng chức năng kiểm tra nồng độ cồn với người điều khiển phương tiện. Ảnh: Đ.L
Ở khía cạnh pháp lý, điều này cho thấy những quy định của pháp luật hiện hành phù hợp với thực tiễn, đi vào cuộc sống và thể hiện tính răn đe, giáo dục, tuyên truyền để người dân thay đổi thói quen, dần hình thành văn hoá sử dụng rượu, bia lành mạnh, đặc biệt là giảm thiểu tai nạn giao thông do vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, cũng như các hành vi vi phạm khác.
Theo thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông ( Bộ Công an), sau 5 ngày nghỉ Tết Canh Tý, từ 29 đến mùng 3 Tết, Cảnh sát giao thông toàn quốc ghi nhận 138 vụ tai nạn giao thông làm 102 người tử vong và 108 nạn nhân bị thương. So với 5 ngày nghỉ cùng kỳ Tết Kỷ Hợi 2019, nạn nhân bị thương và số vụ tai nạn giảm.
Với vi phạm nồng độ cồn, các lực lượng chức năng cũng đặc biệt đẩy mạnh xử lý. Theo ghi nhận, chỉ một ngày mùng 4 Tết, các lực lượng đã xử lý 117 trường hợp người điều khiển phương tiện các loại vi phạm nồng độ cồn. Cũng trong ngày 4 Tết, toàn quốc xảy ra 36 vụ tai nạn giao thông, làm 20 người chết, 42 người bị thương.
Video đang HOT
So với cùng kỳ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 giảm 01 vụ (-2,7%), giảm 03 người chết (-13%), tăng 03 người bị thương ( 7,5%). Trong đó, cả 36 vụ tai nạn giao thông đều xảy ra trên đường bộ.
Tai nạn có xu hướng giảm song để phát huy kết quả đã đạt được, đồng thời thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị định số 100/2019/NĐ-CP trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý, năm 2020 và các năm tiếp theo.
Đã uống rượu bia thì không tham gia giao thông. Ảnh: Đ.L
Đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa nhân văn của các quy định trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và tính phòng ngừa, cảnh báo giúp nâng cao nhận thức và giảm các hành vi vi phạm quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP; tổ chức cuộc vận động sâu rộng trong cơ quan, đơn vị, đoàn thể, doanh nghiệp, cộng đồng thực hiện “Đã uống rượu, bia – không lái xe”, trong đó cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải nêu gương hành động…
Được biết, để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trước mắt các lực lượng sẽ tiếp tục đẩy mạnh tăng cường bảo đảm giao thông thời gian còn lại của kỳ nghỉ Tết.
Sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt này của các lực lượng chức năng về cơ bản nhận được sự đồng thuận rất lớn trong xã hội. Dù vẫn còn một số ý kiến nhưng cơ bản dư luận đều nhất trí với việc cần triển khai xử phạt, thậm chí mong muốn phải xử phạt nặng hơn, kiên quyết và dài hơi, để những “ma men” không còn gây ra những nỗi đau, mất mát cho gia đình, xã hội. Những chuyển biến đã nhanh chóng xuất hiện, điều người dân mong chờ là việc xử phạt sẽ không “đầu voi, đuôi chuột”, không chỉ là một chiến dịch trong thời điểm nghị định mới có hiệu lực.
Theo LĐTĐ
Xử phạt nặng với vi phạm về an toàn giao thông
Để Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 100) ngày 30-12-2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đạt được hiệu quả cao nhất, trong những ngày qua, lực lượng cảnh sát giao thông đã đồng loạt ra quân, tăng cường xử lý vi phạm về an toàn giao thông.
Lực lượng Cảnh sát giao thông Công an TP.Biên Hòa lập biên bản xử phạt một trường hợp vi phạm nồng độ cồn theo Nghị định số 100/NĐ-CP. Ảnh: N.Hòa
Nghị định 100 được ban hành, thay thế hoàn toàn Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26-5-2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Các quy định trong Nghị định 100 có nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng so với nghị định cũ.
* Phạt nặng nếu vi phạm
Một trong những điểm mới đáng chú ý nhất của Nghị định 100 là các quy định về tăng mức xử phạt đối với các vi phạm liên quan đến nồng độ cồn. Cu thê, mức xử phạt cao nhất đối với người lái ô tô vi phạm từ 30-40 triệu đồng, tước quyền sử dụng bằng lái xe từ 22-24 tháng. Đối với người lái mô tô, xe máy, mức phạt cao nhất từ 6-8 triệu đồng, tước quyền sử dụng bằng lái xe từ 22-24 tháng. Riêng người điều khiển xe đạp, xe thô sơ sẽ bị phạt từ 400-600 ngàn đồng (trước đây chưa quy định xử phạt về nội dung này).
Bên cạnh đó, Nghị định 100 cũng sửa đổi quy định về xử phạt trong trường hợp hành vi vi phạm được phát hiện thông qua sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ. Theo đó, chủ phương tiện bị phạt có trách nhiệm hợp tác với lực lượng chức năng khi phương tiện có liên quan đến hành vi vi phạm, nếu không hợp tác, không chứng minh hoặc giải trình được mình không phải là người đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thì bị xử phạt theo quy định đối với hành vi vi phạm được phát hiện.
Đại úy Nguyễn Văn Vinh, Đội Tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn và xử lý vi phạm giao thông thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh cho biết, Nghị định 100 quy định rõ về sử dụng thông tin, hình ảnh có được từ thiết bị ghi âm, ghi hình để làm căn cứ xác minh, phát hiện hành vi vi phạm; bổ sung quy định về việc cơ quan đăng kiểm sẽ chỉ cấp giấy đăng kiểm có hiệu lực 15 ngày với các xe được thông báo vi phạm trong phần mềm khi đến hạn kiểm định mà chưa nộp phạt.
Ngoài ra, Nghị định 100 cũng bổ sung các quy định cụ thể về việc không cấp đổi, cấp mới bằng lái, chứng chỉ cho cá nhân, tổ chức trong thời gian bị tước quyền sử dụng các loại giấy phép này. Đặc biệt, nghị định này cũng điều chỉnh mức xử phạt tăng nặng đối với các hành vi đi không đúng phần đường, làn đường, chạy quá tốc độ, đi ngược chiều, lùi xe trên đường cao tốc... nhằm tăng cường hơn nữa đảm bảo an toàn giao thông, giảm tai nạn giao thông.
Từ đầu năm 2020 đến nay, lực lượng cảnh sát giao thông trong toàn tỉnh đã đồng loạt ra quân tuần tra, xử lý vi phạm theo Nghị định 100. Theo đó, ngành chức năng đã tiến hành lập biên bản 444 trường hợp vi phạm (gồm: 44 xe khách, 273 xe tải, 9 xe đầu kéo, 33 xe ô tô con và 85 xe máy) và tạm giữ 27 phương tiện với tổng số tiền hơn 500 triệu đồng. Riêng về vi phạm nồng độ cồn, lực lượng cảnh sát giao thông đã lập biên bản 99 trường hợp vi phạm (gồm: 11 ô tô, 88 xe mô tô).
* Tăng cường biện pháp tuyên truyền
Theo Cục Cảnh sát giao thông Bộ Công an, để Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100 đạt được hiệu quả cao nhất, trong những ngày qua, lực lượng cảnh sát giao thông trong cả nước đã đồng loạt ra quân, tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn. Với quyết tâm cao, lực lượng cảnh sát giao thông đã tổ chức triển khai nghiêm túc, có hiệu quả các kế hoạch chuyên đề kiểm soát nồng độ cồn, tốc độ... của người vi phạm.
Tuy nhiên, tình trạng người điều khiển phương tiện không hợp tác, không chấp hành yêu cầu kiểm tra, có hành động, thái độ chống lại cán bộ, chiến sĩ thi hành nhiệm vụ... vẫn còn diễn ra tại một số địa phương. Do đó, Cục Cảnh sát giao thông yêu cầu lực lượng chức năng cần tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; kiên quyết xử lý các trường hợp không chấp hành yêu cầu kiểm soát và chống người thi hành công vụ theo đúng quy định của pháp luật.
Việc tăng cường tuần tra, xử phạt vi phạm về an toàn giao thông trên đường góp phần hạn chế tai nạn giao thông xảy ra. Trong ảnh: Cảnh sát giao thông Công an tỉnh yêu cầu một xe dừng để kiểm tra trên quốc lộ 1, đoạn qua TP.Long Khánh
Theo đánh giá của Ban An toàn giao thông tỉnh, Nghị định 100 được xem là biện pháp hữu hiệu trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tác động mạnh mẽ đến ý thức chấp hành của người tham gia giao thông. Thực tế cho thấy, nghị định mới đã nhận được sự đồng thuận cao trong dư luận xã hội.
Phó trưởng ban chuyên trách Ban An toàn giao thông tỉnh Não Thiên Anh Minh cho hay, với việc quy định rõ 12 hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng rượu, bia trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và việc tăng nặng các mức xử phạt trong Nghị định 100 khi áp dụng vào thực tế đã tạo được sự chuyển biến trong thói quen sử dụng rượu, bia của nhiều người; ý thức uống rượu, bia thì không lái xe đã được nâng lên. Do đó, bên cạnh công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thì việc tăng cường các biện pháp tuyên truyền để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông cũng đóng vai trò quan trọng.
"Thời gian tới, Ban An toàn giao thông tỉnh sẽ phối hợp với các ngành chức năng, địa phương tiếp tục tuyên truyền đến nhiều đối tượng, người tham gia giao thông để hiểu và chấp hành tốt các quy định này" - ông Minh nhấn mạnh.
Thanh Hải
Theo Đongnai
Mùng 4 Tết Canh Tý người chết vì tai nạn giao thông vẫn tăng cao Sau 6 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, số vụ nhập viện do tai nạn giao thông tăng cao so với cùng kỳ. Theo Bộ Y tế số người chết do tai nạn giao thông liên quan tới nồng độ cồn giảm sâu so với các năm trước. Trước đó, ngày 27/1/2020, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà...