Tăng cường bảo đảm an ninh hàng hải
Sáng 21.12, Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 20 năm Quan hệ đối thoại ASEAN – Ấn Độ đã kết thúc.
Theo Tuyên bố Tầm nhìn của cấp cao kỷ niệm 20 năm Quan hệ đối thoại ASEAN – Ấn Độ, Hội nghị đánh giá cao vai trò của Ấn Độ trong bảo đảm hòa bình và ổn định khu vực qua việc Ấn Độ tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) năm 2003 và đóng góp tích cực của Ấn Độ trong các cơ chế ASEAN 1, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Cấp cao Đông Á (EAS) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM ). Thông qua tuyên bố Quan hệ đối tác ASEAN – Ấn Độ được nâng lên đối tác chiến lược. Cam kết tăng cường hợp tác để bảo đảm an ninh hàng hải và tự do hàng hải, sự an toàn của các tuyến giao thông biển bảo đảm thương mại không bị cản trở phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của LHQ về luật Biển (UNCLOS). Nhất trí thúc đẩy hợp tác biển, bao gồm thông qua việc tham gia Diễn đàn Biển ASEAN (AMF) và cơ chế mở rộng của diễn đàn, để giải quyết các thách thức chung về các vấn đề trên biển, bao gồm cướp biển, tìm kiếm và cứu nạn trên biển, môi trường biển, an ninh biển, kết nối trên biển, tự do hàng hải, đánh bắt cá và các lĩnh vực hợp tác khác.
* Chiều 21.12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh. Hai bên khẳng định tiếp tục tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng, khoa học công nghệ, văn hóa và giáo dục đào tạo. Hai bên cũng nhất trí tiếp tục phối hợp và hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực; khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở biển Đông.
Video đang HOT
Theo TNO
Mỹ - Trung bàn về an ninh biển
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt và Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus hôm qua có cuộc gặp tại Bắc Kinh, thảo luận về an ninh hàng hải và kế hoạch tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương.
Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus (trái) trong cuộc gặp với Bộ trưởng Trung Quốc Lương Quang Liệt. Ảnh: Mod.gov.cn
Trung Quốc mong muốn hai nước có thể hợp tác sâu rộng hơn vì lợi ích của cả hai bên và "xử lý những khác biệt nếu xung đột xảy ra", ông Lương nói với ông Mabus.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc kêu gọi sự "bình đẳng, hai bên cùng có lợi và hợp tác thực chất, để xây dựng mối quan hệ kiểu mới giữa quân đội hai nước", Xinhua dẫn lời ông Lương Quang Liệt cho hay.
Bộ trưởng Hải quân Mỹ cũng có cuộc gặp với Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, thượng tướng Ngô Thắng Lợi, và trong chuyến thăm 4 ngày, ông dự kiến sẽ tới thăm hai tàu chiến và một tàu ngâm ở cảng Ninh Ba, miền đông Trung Quốc, đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh cho biết.
Chuyến thăm của Bộ trưởng Hải quân Mỹ diễn ra chỉ vài ngày sau khi Bắc Kinh thử nghiệm hạ cánh chiến đấu cơ trên tàu sân bay, thể hiện một tốc độ nhanh chóng trong việc phát triển biểu tượng của sức mạnh hải quân và các dự án của quân đội.
Cùng với việc có được tàu sân bay đầu tiên và các máy bay chiến đấu hiện đại cùng nhiều vũ khí tối tân khác, Trung Quốc đang tăng cường đào tạo đối với 2,3 triệu binh sĩ của quân đội Quân Giải phóng. Mới đây, các phương tiện truyền thông Trung Quốc phát đi hình ảnh tập trận của quân khu Nam Kinh, phụ trách tác chiến trong khu vực eo biển Đài Loan. Trung Quốc tuyên bố rằng sẵn sàng huy động lực lượng nếu tình thế bắt buộc.
Trên Biển Đông và biển Hoa Đông, Trung Quốc có những căng thẳng với một số nước láng giềng. Những tháng qua chứng kiến nhiều cuộc "chạm mặt", căng thẳng, giữa Trung Quốc và Philippines cũng như Nhật Bản vì những quần đảo không người tại vùng nước được cho là giàu nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Bắc Kinh cũng chỉ trích chiến lược quân sự hướng đến châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ là nhằm vào Trung Quốc, bao vây và kiềm chế nước này, bất chấp tuyên bố của Washington rằng đây chỉ đơn thuần là sự tập trung trở lại châu Á sau khi rút quân từ Iraq và Afghanistan.
Các bước đi của Mỹ gồm tăng thêm 2.500 lính thủy quân lục chiến đến đơn vị huấn luyện chung tại thành phố Darwin của Australia và triển khai thêm một tàu chiến đấu ven biển, loại tàu có khả năng tác chiến gần bờ hơn các tàu khác, đến Singapore, nhằm phân bổ lại lực lượng của Mỹ ở châu Á.
Tuy có những bất đồng và nhiều hành động đối phương không mong muốn, Trung Quốc và Mỹ vẫn thúc đẩy mối liên hệ và liên lạc thông suốt hơn để tránh hiểu nhầm và xây dựng lòng tin. Các quan chức của hai bên tuần này cũng họp mặt tại Trung Quốc để trao đổi về các hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cứu hộ thiên tai, bao gồm phối hợp cứu hộ động đất ở một nước thứ ba. Trung Quốc và Mỹ cũng hợp tác trong việc đào tạo quân nhân và tuần tra chống cướp biển ngoài khơi Somalia.
Theo VNE
'Tranh chấp biển Đông không thể giải quyết riêng lẻ' Các học giả quốc tế cho rằng, tranh chấp chủ quyền biển, trong đó có biển Đông, đang ngày càng tạo thêm khó khăn cho việc thực thi an toàn hàng hải, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên vấn đề này không thể giải quyết riêng lẻ từng quốc gia. Chiều 30/3, Hội thảo quốc tế "An ninh hàng hải tại Đông Nam...