Tặng cô phong bì ngày 8/3, có nên?
Dịp 8/3, thay vì bỏ tiền mua quà tặng cô giáo của con gái, chị Thảo gửi cô phong bì. Phụ huynh này khẳng định, món quà mang ý nghĩa cảm ơn chứ không để “ mua chuộc” như nhiều người nghĩ.
Tặng cô phong bì thay vì quà
Chị Vũ Thị Thảo, có con học lớp lá tại một trường mầm non ở Q.4,TPHCM cho hay, trước đây vào các ngày lễ, chị thường chọn mua quà cho giáo viên của con. Khi thì chiếc bút, cuốn sổ, mỹ phẩm… chị sẽ cân nhắc hoàn cảnh, sở thích, tích cách của thầy cô để chọn quà thích hợp. Chị thừa nhận có khi tặng quà nhưng chị không ưng ý, không hài lòng vì không biết có phù hợp cho người được tặng sử dụng hay không.
Sau này, khi chứng kiến cô giáo của con hàng ngày đi xe buýt đi dạy, thấy nhiều giáo viên khác rất yêu trẻ nhưng phải bàn đến chuyện kiếm việc khác… để kiếm sống, chị Thảo quyết định vào dịp lễ sẽ đi phong bì thay vì mua quà cáp mà chị không biết có phù hợp với người nhận không. Dịp lễ 8/3, chị biếu mỗi cô 200.000 đồng cùng tấm thiệp chúc mừng.
Với bất cứ món quà gì, điều thầy cô cần nhất là sự tôn trọng từ người người tặng chứ không phải với mục đích mua chuộc, nhờ vả. Trong ảnh: giáo viên Trường mầm non 19/5 TPHCM trong giờ cho trẻ ăn trưa.
“Tôi đi phong bì cô đơn giản vì muốn cảm ơn họ đã chung tay với mình trong việc chăm sóc con trẻ. Ngoài ra, thật lòng muốn chia sẻ phần nào khó khăn với giáo viên chứ không hề có mang ý nghĩa mua chuộc hay đòi hỏi gì ở đây vì các cô đang chăm cháu rất tốt”, chị Thảo chia sẻ.
Chị Lê Ngọc Dung, phụ huynh học sinh ở Q.11, TPHCM có lần đưa con đến nhà cô, chị bất ngờ vì hoàn cảnh sống của cô như ở trọ, nhà có hai con nhà, mẹ già bệnh tật… Nhiều món quà phụ huynh tặng như rượu, đồ trang trí đắt tiền cô cất trong tủ chứ không dùng đến vì không thích hợp.
“Tôi nghĩ một bó hoa vào các ngày lễ cũng mấy trăm nghìn. Tôi dành khoản tiền đó tặng cô, để cô có thể chủ động mua những thứ cần thiết hơn. Nhà tôi có điều kiện, chia sẻ với người chăm sóc mình hàng ngày đâu có gì xấu, đừng quy kết rằng phụ huynh nào đi tiền thầy cô cũng mang ý nghĩa đen tối”, chị Dung nói.
Theo chị Dung, việc đưa phong bì cho thầy cô rất cần sự tế nhị nên chị rất chú trọng đến cách tặng. Chị luôn chuẩn bị món quà nhỏ, được bọc gọn gàng gửi cô. Chị không nói với con về việc tặng tiền cho cô nhưng cháu biết và có lần thắc mắc với mẹ. Khi đó, chị Dung nói với cháu rằng cô dạy con rất vất vả, bố mẹ tặng để cảm ơn cô nên cháu rất vui.
Video đang HOT
Của cho không bằng cách cho
Những ngày lễ như 8/3, chuyện đi phong bì lại được nhiều phụ huynh đưa ra thảo luận. Nhiều người tặng với ý nghĩa tốt cũng có sự e dè vì không biết cô có nhận hay không, như vậy có thiếu tế nhị hay không.
Bên cạnh nhiều phụ huynh tặng phong bì cho thầy cô với ý nghĩa để cảm hơn, để sẻ chia thì không ít người tặng phong bì với mục đích đòi hỏi, có dáng dấp của mua chuộc, nhờ vả để con mình được ưu tiên hơn, quan tâm hơn. Họ khổ sở cân nhắc phụ huynh khác tặng bao nhiêu để “cân nhắc”, việc đem tặng không được thoải mái. Và vì mục đích đó nên họ dễ quy kết người nhận… không tốt.
Bên cạnh đó cũng không ít trường hợp phụ huynh rơi vào thế “bí”, họ gặp khó khăn trong việc chọn quà cho giáo viên nên… đành đi phong bì cho tiện lợi.
Hiệu trưởng một trường mầm non ở Q.3, TPHCM đề ra quy định giáo viên không được nhận quà từ phụ huynh, trừ một số ngày lễ, món quà gửi đến thầy cô trước hết phải mang ý nghĩa như một lời cảm ơn, chia sẻ.
“Trước đây chúng tôi đã từng gặp những trường hợp đi phong bì thầy cô. Sau đó thấy con mình không được ưu tiên hơn những trẻ khác họ lên phản ánh, phàn nàn. Họ tặng quà thầy cô nhưng chỉ để mua chuộc, đòi hỏi.. thì hỏi người nhận nào thích?”, bà cho hay.
Theo người này, việc tặng quà cho thầy cô không khó nếu xuất phát từ tấm lòng của phụ huynh chứ không phải gửi gắm mục đích nào đó. Khi đó, món quà nào cũng có giá trị và người nhận sẽ thấy được sự chân thành của người tặng. Còn ngược lại, việc tặng quà sẽ chỉ làm nặng nề cả người tặng và người nhận.
Bà Vũ Thị Xuân Liên – hiệu trưởng Trường mầm non Vàng Anh, Q.5, TPHCM chia sẻ ý nghĩa của việc tặng phong bì xấu hay không nằm ở mục đích tặng. Có người tặng để đòi hỏi người nhận phải thế này thế nọ với mình. Có người tặng để cảm ơn vì cảm nhận được công sức của thầy cô đối với con cái mình, khi đó họ gửi chút quà cho thầy cô thì không thể nói là xấu.
ThS xã hội học Phạm Thị Thúy (Học viện Hành chính TPHCM) cho hay, đa số các giáo viên mong nhận được những món quà từ tấm lòng chứ không mong nhận những món quà theo nghĩa nhờ vả. Tặng tiền không phải là xấu, nhưng nó sẽ kém tế nhị đối với mỗi thầy cô. Món quà ý nghĩa là món quà phù hợp với sở thích người nhận và được tặng theo một cách trang trọng, bất ngờ cũng như được chuẩn bị với tất cả tấm lòng người nhận.
GS.TS Vũ Gia Hiền cho rằng, khi cho đi hay tặng ai cái gì đó người cho chính là người hạnh phúc đều tiên rồi mới đến người nhận. Còn cho theo kiểu ai oán hay cho để đòi hỏi ở người nhận thì người được cho cũng không muốn nhận. Thế nên cách tặng – tặng với thái độ trân trọng, đồng cảm, sẻ chia – là điều trong nhất quan trọng hơn cả việc bạn sẽ tặng người khác cái gì.
Các chuyên gia cho rằng, khi phụ huynh khó để lựa chọn theo sở thích của thầy cô hoặc vì thiếu thời gian để chọn món quà ưng ý, cũng có thể bỏ phong bao, nhờ thầy cô tự lựa chọn quà giúp. Quan trọng là không phải bạn tặng cái gì, mà bạn tặng với thái độ như thế nào để thầy cô cảm thấy mình được tôn trọng chứ không phải để mang thêm “gánh nặng” trong lòng.
Hoài Nam
Theo dân trí
Bí mật của tuần trăng mật "nóng bỏng"
Các tân nương hãy thử vận dụng những bước mà các chuyên gia tình dục - hôn nhân đề nghị sau đây để tạo nên một kỳ trăng mật thật ấn tượng:
Trước hết là phải ngủ
Tìm giấc ngủ sâu là lựa chọn số một trong những việc cần làm sau ngày cưới. Không nhất thiết phải làm "chuyện ấy" ngay đêm tân hôn. Nếu như chồng bạn đã quá say, nên để anh ấy tắm nhẹ bằng nước ấm trước khi ngủ.
Buổi sáng hôm sau là thời điểm tốt cho bạn và chồng mới cưới - buổi trăng mật đúng nghĩa sau khi đã giải toả mọi mệt mỏi, lo âu.
Một kế hoạch cho chuyện ấy
Ngay cả khi hai người có nhiều kinh nghiệm trong chuyện tình dục thì trong giây phút quan trọng này, bạn cũng nên có sự chuẩn bị thật hoàn hảo để giảm thiểu mọi thất vọng. Điều này sẽ giúp cả hai mở được những cánh cửa trong giao tiếp các vấn đề tế nhị, nhạy cảm.
Tận dụng giác quan
Các cặp vợ chồng sắp quan hệ tình dục lần đầu sau ngày cưới nên tập trung vào mức độ khoái cảm bằng cách tăng các tác động vào giác quan. Chuẩn bị dầu massage, nến, muối tắm, một ít trái cây như dâu, kem và chocolate, đặt nhiều hoa tươi trong phòng ngủ và đừng quên mở nhạc nhẹ.
Âm thanh sẽ mang lại cảm giác thư thái, giai điệu nhạc sẽ kích thích giác quan vận động này và làm bạn cảm thấy ham muốn chuyện ấy thêm cao.
Khám phá từng vùng cơ thể
Tất cả các vùng của cơ thể đều mang lại cảm giác, nhưng thật khó biết chính xác điểm nào làm chàng "ngất ngây". Ngay cả chính chàng cũng có thể không hề biết. Hãy bắt đầu ngay từ đỉnh đầu, hôn, âu yếm và massage thật nhẹ nhàng cơ thể phía trước và sau.
Thừa nhận thẳng thắn
Tư thế là chuyện không dễ nói ra vì đây là vấn đề rất nhạy cảm. Đối với bạn gái, nếu cảm thấy rằng tư thế giao hợp truyền thống không mang lại thích thú cho mình thì cũng nên nói với chồng chứ đừng cố chịu đựng.
Nên nói ra những gì đang xảy ra với bạn để cả hai cùng chia sẻ nhằm mang lại đời sống tình dục tốt hơn.
Nhật ký trăng mật
Khi đã là của nhau, đang trải qua thời khắc hạnh phúc nhất đời sống hôn nhân, nên viết lại những hồi ức đang còn tươi nguyên, cả những điều thích và không thích, vui và buồn trong những ngày đầu sống chung. Hãy trút tâm sự để cả hai có thể đọc và đừng giẫm vào "vết xe đổ" cho những lần tiếp theo.
Theo Sài Gòn Tiếp Thị
Chiêu 'mua chuộc' bố mẹ người yêu của sao Hoa ngữ Cùng với những món quà đắt tiền như thuốc bổ, túi xách hàng hiệu, xe hơi xịn, các nghệ sĩ còn rất chu đáo, lễ nghĩa nhằm lấy lòng cha mẹ "đối phương". Hồ Tịnh: Tặng mẹ chồng quà đắt tiền Vài năm trước, báo chí rùm beng đưa tin về việc Hồ Tịnh sắp kết hôn với tỷ phú người Malaysia Chu...