Tăng cơ hội cho lao động đi xuất khẩu
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH, Ủy ban lao động Đài Loan (Trung Quốc) vừa thông qua việc điều chỉnh nới rộng hạn ngạch tiếp nhận lao động nước ngoài cho các ngành sản xuất, theo đó sẽ tăng thêm 3 ngành được nhận lao động nước ngoài và 6 ngành được điều chỉnh tăng hạn ngạch tiếp nhận.
Cụ thể, 3 ngành mới được đưa vào diện được tiếp nhận lao động nước ngoài là: Ngành sản xuất mũ an toàn bằng nhựa, ngành sản xuất vệ sinh làm sạch và ngành sản xuất mỹ phẩm. 6 ngành được tăng thêm 5% hạn ngạch tiếp nhận lao động nước ngoài là: ngành may mặc, ngành sản xuất vali, túi xách, ngành sản xuất thịt đông lạnh, ngành sản xuất linh kiện xe đạp, ngành sản xuất bản mạch in ấn và ngành đo đạc và đóng gói vật bán dẫn. Ngoài ra, Ủy ban lao động Đài Loan đã công bố thực hiện mức lương cơ bản được điều chỉnh mới là 19.047 Đài tệ (13,6 triệu VND) áp dụng cho cả lao động nước ngoài nhập cảnh Đài Loan.
Với những điều chỉnh này, dự kiến lượng lao động Việt Nam đến Đài Loan sẽ tăng mạnh. Hiện, số lượng lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan đang đứng thứ 2, sau Indonesia, trong tổng số lao động nước ngoài làm việc tại đây.
Theo ANTD
Lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài: Tăng quyền năng cho lao động nữ
Ngày 17.12, tại Hà Nội, Bộ LĐTBXH phối hợp với Cơ quan Liên Hiệp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Hội thảo "Đối thoại chính sách về bảo vệ quyền lợi của lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài" nhằm chia sẻ thông tin về tình hình nữ lao động (LĐ) VN, các chính sách pháp luật hiện hành đối với LĐ nữ đi làm việc tại nước ngoài.
Theo thống kê, từ năm 2006, mỗi năm có khoảng 70.000-80.000 LĐ VN đi làm việc tại nước ngoài. Hiện có khoảng 30-35% trong tổng số LĐ đi làm việc tại nước ngoài là nữ. Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù VN đã xây dựng Luật NLĐ VN đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cũng như các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến LĐ VN đi làm việc ở nước ngoài đã khá đầy đủ, nhưng các văn bản pháp luật này chưa thể hiện được nguyên tắc bình đẳng giới. Để việc bảo vệ quyền lợi LĐ nữ đi làm việc ở nước ngoài được triển khai tốt, nhiều ý kiến cho rằng trong thời gian tới cần có chính sách cụ thể hơn đối với nữ giới để khi đi làm việc ở nước ngoài, họ thu được lợi ích tối đa. Việc sửa đổi Luật Người VN đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cũng cần xem xét yếu tố nữ giới. Từ tháng 12.2009, Cục Quản lý lao động nước ngoài (Bộ LĐTBXH) đã phối hợp với UN Women thực hiện dự án "Tăng quyền năng cho phụ nữ VN đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng". 3 năm qua, dự án đã thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao kiến thức về bình đẳng giới, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý những NLĐ đi làm việc tại nước ngoài. Trong đó tổ chức nghiên cứu tình hình LĐ nữ VN đi làm việc tại nước ngoài theo góc độ giới với mục đích tìm ra những khoảng trống, nhằm đề xuất các chính sách, khuyến nghị trong việc xây dựng và sửa đổi chính sách để bảo vệ quyền cho người phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài...
Theo laodong
Hàn Quốc ngừng tuyển mới lao động Việt Nam Ngày 21-9, theo thông tin từ Trung tâm Lao động ngoài nước - Bộ LĐ-TB&XH, phía Hàn Quốc vừa có thông báo hạn ngạch tuyển mới lao động Việt Nam năm 2012 đã dừng lại, đồng nghĩa với việc từ nay đến hết năm không có lao động Việt Nam được tuyển dụng mới sang Hàn Quốc làm việc. Trong số 13.958 hồ...