Tăng án kẻ giết bạn gái mới quen rồi vứt xác bên đường
Mâu thuẫn trong lúc nói chuyện, Đương siết cổ bạn gái. Thấy chưa chết, anh ta tiếp tục lấy đá đập vào đầu nạn nhân đến khi tử vong mới thôi.
Mới đây, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã xét xử theo trình tự phúc thẩm đối với Phạm Đình Đương (23 tuổi, trú tại xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) về tội Giết người, Cướp tài sản.
Trước đó, ngày 2/8/2014, Đương kết bạn với chị T.T.M (22 tuổi) qua điện thoại. Tối hôm sau, Đương dùng xe máy chở T.T.M tới dốc Truông Mung (xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn) trò chuyện.
Trong cuộc chuyện trò, do mâu thuẫn xảy ra, Đương siết cổ cô gái 22 tuổi này. Tưởng T.T. M đã chết, Đương kéo xác vào rãnh thấp ven đường.
Bị cáo Đương trước vành móng ngựa.
Khi định bỏ về, thấy nạn nhân vẫn còn thoi thóp thở, anh ta quay lại dùng áo chống nắng bọc hòn đá rồi đập mạnh vào vùng đầu và mặt khiến nạn nhân tử vong.
Sau khi giết chết bạn gái mới quen, Đương chiếm đoạt điện thoại, trên đường về nhà đã vứt sim điện thoại, hòn đá gây án xuống sông, đồng thời đốt quần áo để phi tang. Sau khi gây án, cơ quan điều tra vào cuộc vào sớm bắt giữ Đương.
Vào tháng 6/2015, tại phiên sơ thẩm tòa án xác định, hành vi của Đương là tàn ác, ra tay sát hại người khác có chủ ý.
HĐXX tuyên phạt 16 năm về tội Giết người, 7 năm tội về tội Cướp tài sản. Tổng hình phạt 23 năm tù.
Video đang HOT
Sau bản án sơ thẩm, Đương đã làm đơn kháng cáo gửi lên TAND Cấp cao xin được giảm nhẹ hình phạt.
Lý do kháng cáo của Đương là sức khỏe yếu và gia đình hết sức khó khăn, mong được giảm nhẹ hình phạt để cải tạo tốt quay trở lại với gia đình.
Về phía TAND Hà Tĩnh cũng xác định, giữa bị cáo và nạn nhân có quan hệ tình cảm, chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt mà ra tay bóp cổ, sau đó còn dùng đá dập vào đầu đến chết mới thôi.
Hành vi phạm tội này mang tính chất quyết liệt, hung hãn cao độ, coi thường tính mạng của người khác mà bất chấp pháp luật.
TAND Hà Tĩnh cũng thấy rằng, bản án sơ thẩm có thiếu sót khi bỏ lọt tình tiết tăng trách nhiệm hình sự “Giết người mà liền sau đó phạm tội rất nghiêm trọng” được quy định tại điểm e, khoản 1, Điều 93 Bộ luật Hình sự đối với bị cáo dẫn đến chưa đánh giá đúng tính chất mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội mà Đương gây ra.
Xét khi lượng hình bản án sơ thẩm có xem xét đến các tình tiết giảm nhẹ của Phạm Đình Đương như: Quá trình khai báo thành khẩn, bị cáo đã tác động gia đình bồi thường cho gia đình nạn nhân số tiền 40 triệu đồng. Nhưng mức hình phạt 16 năm tù về tội giết người là quá nhẹ chưa tương xứng với tính chất, mức độ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng của bị cáo.
TAND Hà Tĩnh đề nghị TAND Cấp cao tại Hà Nội đưa vụ án ra xét xử theo trình tự phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm. Áp dụng thêm điểm e, khoản 1, Điều 93 bộ luật Hình sự, tăng mức hình phạt lên Chung thân đối với bị cáo Phạm Đình Đương về tội Giết người.
Áp dụng khoản 1 điều 133 Bộ luật Hình sự giảm một phần hình phạt của vị cáo đối với tội Cướp tài sản.
Trong phiên xử phúc thẩm mới đây TAND Cấp cao cũng chỉ rõ, khung hình phạt 16 năm tù đối với tội giết người là quá nhẹ, chưa tương xứng với tính chất, mức độ phạm tội của bị cáo. Nên đã tăng hình phạt lên án Chung thân./.
CTV Hoàng Linh
Theo_VOV
Chỉ huy công trường vụ sập giàn giáo Formosa bị phạt 3 năm tù
Nhận định các bị cáo đã hối cải, được đại diện bị hại xin giảm hình phạt, tòa tuyên phạt 4 người liên quan trách nhiệm vụ sập giàn giáo khiến 13 công nhân tử nạn án 30-42 tháng tù.
15h ngày 21/12, TAND Hà Tĩnh tuyên phạt bị cáo Kim Jong Wook án 3 năm 6 tháng tù, bị cáo Lee Jea Myeong và Nguyễn Anh Tuấn mỗi người 3 năm, Nguyễn Thái Đức án 30 tháng cùng về tội Vi phạm quy định về an toàn lao động.
Tòa nhận định hành vi của các bị cáo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất, lao động tại các khu kinh tế trên địa bàn cần phải xử lý nghiêm để giáo dục chung. Tuy nhiên xét họ đã ăn năn, hối cải, gia cảnh khó khăn, HĐXX cân nhắc giảm nhẹ hình phạt.
Bốn bị cáo trong phiên xử hôm nay. Ảnh: Đức Hùng
Trước đó, trong phiên tranh tụng sáng nay, luật sư Nguyễn Khắc Tuấn, bào chữa cho bị cáo Tuấn và Đức, cho rằng sự cố sập giàn giáo khiến 13 người tử vong ở Formosa, trách nhiệm chính thuộc về nhà thầu Samsung C&T.
Theo ông, đơn vị này không khai báo về quy trình kiểm tra lao động, không xây dựng hệ thống xử lý sự cố khi vận hành giàn giáo. Thứ hai, Tuấn và Đức tốt nghiệp trái chuyên ngành nhưng vẫn được tuyển vào làm vận hành hệ thống thủy lực giàn giáo. "Các bị cáo là một người làm công ăn lương, chịu sự điều hành của chỉ huy công trường, khi được yêu cầu làm việc thì họ phải chấp hành", luật sư Tuấn bào chữa
Luật sư bào chữa cho bị cáo Kim Jong Wook và Lee Jea Myeong cho rằng nếu đánh giá khách quan toàn diện vụ án này thì mức độ vi phạm pháp luật hình sự "rất mờ nhạt", nên đề nghị chuyển từ tội Vi phạm các quy định về an toàn lao động sang tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Trả lời các vấn đề trên, đại diện VKS cho rằng trách nhiệm của nhà thiết kế, sản xuất dây chuyền hệ thống giàn giáo được xác định có liên quan một công ty của Thụy Điển. Tuy nhiên họ không có đại diện tại Việt Nam nên vấn đề này sẽ xem xét sau.
"Bị cáo Tuấn và Đức ký hợp đồng lao động với công ty, phải có nghĩa vụ hoàn thành tốt các nhiệm vụ, nếu vi phạm phải chịu trách nhiệm. Vì thế việc VKS quy kết họ phạm tội là đúng", công tố viên nêu quan điểm.
Với hai bị cáo người Hàn Quốc, VKS cho rằng "họ đã làm ngược lại quy trình, gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, do vậy kết luận vi phạm an toàn lao động là hợp lý".
Được tòa cho nói lời sau cùng, bị cáo Tuấn và Đức gửi lời cảm ơn tấm lòng bao dung, vị tha của tất cả mọi người, đặc biệt là các bị hại. "Qua đây tôi cũng xin tòa giảm án cho ông Kim Jong Wook, Lee Jea Myong, đặc biệt là anh Đức bởi trong vụ án anh ấy cũng bị thương nặng. Sự việc xảy ra ngoài ý muốn của tất cả", bị cáo Tuấn sụt sùi.
Nghe Tuấn nói xong, ông Kim Jong Wook và Lee Jea Myeong lau nước mắt, cúi đầu xin lỗi các thân nhân bị hại và những người liên quan về sự cố đáng tiếc. Hai ông mong tòa giảm nhẹ hình phạt để sớm trở về với gia đình chăm mẹ già, con nhỏ.
"Tôi đã có hàng chục năm trong nghề xây dựng, sau lần này, tôi sẽ khuyên các đồng nghiệp của mình nếu sang Việt Nam phải cố gắng làm việc chu đáo để sự cố không tái diễn", bị cáo Lee Jea Myeong nói.
Còn đại diện Công ty Samsung C&T bày tỏ: "Tai nạn xảy ra không ai lường trước được, có chữ "nếu" thì chắc chắn không bao giờ xảy ra sự cố. Tai nạn này là một bài học cho tất cả".
Sau tai nạn, sắt thép đổ ngổn ngang, ước tính lên đến hàng nghìn tấn.
Theo bản án, khoảng 20h ngày 25/3, giàn giáo đúc bê tông giếng chìm tại công trường dự án lắp đặt thùng chìm trọng lực cảng Sơn Dương thuộc khu công nghiệp Formosa (Khu kinh tế Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) bị sập khiến 13 người chết, 29 người bị thương. Lực lượng cứu hộ đã phải làm việc suốt hơn 20 tiếng để đưa các nạn nhân ra hỏi đống đổ nát.
Trong thời gian diễn ra phiên xử (từ 16/12), 4 các bị cáo đều nhận trách nhiệm khiến xảy ra sự cố này. Gia đình các bị hại đồng loạt xin giảm án cho các bị cáo.
Đức Hùng
Theo VNE
Nạn nhân sập giàn giáo ở Formosa: 'Không thể hứa suông rồi để đó" Sáng 18.12, trước tòa, 18/29 nạn nhân bị thương trong vụ sập giàn giáo Formosa đã yêu cầu 2 công ty Nibelc Việt Nam và Samsung C&T phải thực hiện đầy đủ các cam kết chứ không thể... hứa suông. 4 bị cáo Kim Jong Wook, Lee Jae Myeong, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thái Đức (hàng đầu tiên) trước tòa - Ảnh: Nguyên...