TAND Quận 1 chính thức cấp giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư
TAND Quận 1 TP.HCM đã chính thức cấp giấy chứng nhận bào chữa cho 3 luật sư Luật sư Nguyễn Văn Quynh, Luật sư Phạm Hoài Nam và Luật sư Nguyễn Thanh Thanh.
Trao đổi với PV Người đưa tin, Luật sư Nguyễn Văn Quynh cho biết, vào sáng nay 6/7, Thẩm phán Phạm Thị Thu Phương đã cử cán bộ TAND Quận 1 vào trại giam để lấy ý kiến bị cáo Nguyễn Vũ Thanh Phong (SN 1995, ngụ quận 1, TP.HCM) về việc gia đình yêu cầu luật sư bào chữa.
Bị cáo Phong đã đồng ý để ba luật sư Luật sư Nguyễn Văn Quynh, Luật sư Phạm Hoài Nam và Luật sư Nguyễn Thanh Thanh tham gia bào chữa miễn phí cho mình.
Hiện tòa đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử vào ngày 16/7.
Luật sư Nguyễn Văn Quynh, Luật sư Nguyễn Thanh Thanh và Luật sư Phạm Hoài Nam.
Trước đó, bà Vũ Thị Loan (mẹ bị cáo Phong) vì cho rằng Nguyễn Vũ Thanh Phong bị oan, không phạm tội Cố ý gây thương tích như cáo buộc của VKS Quận 1 nên đã yêu cầu Toà án hoãn phiên toà phải có luật sư bào chữa.
Bà Vũ Thị Loan cho rằng: Nguyễn Vũ Thanh Phong mới 19 tuổi; việc Phong lấy dao và ghế nhựa tấn công làm Nguyễn Duy Trọng (SN 1992) bị thương nặng phải đi cấp cứu vì Trọng cùng đồng bọn đến nhà Phong đánh lộn trước. Phong vì phòng vệ chính đáng nên mới gây thương tích cho Nguyễn Duy Trọng.
Tuy nhiên, TAND Quận 1 cả 2 lần đều gây khó dễ cho luật sư, không chấp nhận cấp giấy bào chữa vì cho rằng bị cáo Nguyễn Vũ Thanh Phong đã trên 18 tuổi nên người đại diện hợp pháp là bà Vũ Thị Loan mời luật sư bào chữa là không đúng theo quy định tại Điều 57 Bộ luật Tố tụng hình sự. Tòa chỉ chấp nhận cấp giấy cho luật sư khi bị cáo Phong có yêu cầu. Ngoài ra khi Luật sư Nguyễn Văn Quynh đến trại tạm giam xin vào gặp bị cáo thì lại bị trại giam từ chối.
Video đang HOT
Việt Hương
Theo_Người Đưa Tin
Không cấp giấy chứng nhận bào chữa, tòa "đánh đố" luật sư
Toà án từ chối cấp giây chứng nhận bào chữa cho Luật sư do bị cáo đã trên 18 tuổi nên người đại diện hợp pháp là mẹ của bị cáo mời luật sư bào chữa là không đúng theo Điều 57 Bộ Luật Tố tụng hình sự.
Bị cáo Nguyễn Vũ Thanh Phong (SN 1995, ngụ quận 1, TP.HCM) bị TAND Quận 1 mở phiên tòa xét xử lưu động tại Công viên 23/9, quận 1, TP.HCM về tội Cố ý gây thương tích vào ngày 16/6.
Tuy nhiên phiên toà đã phải hoãn vì bà Vũ Thị Loan - mẹ của bị cáo Nguyễn Vũ Thanh Phong một mực yêu cầu phải có luật sư bào chữa do cho rằng con mình bị oan.
Bà Vũ Thị Loan cho rằng: Nguyễn Vũ Thanh Phong mới 19 tuổi; việc Phong lấy dao và ghế nhựa tấn công làm Nguyễn Duy Trọng (SN 1992) bị thương nặng phải đi cấp cứu vì Trọng cùng đồng bọn đến nhà Phong đánh lộn trước. Phong vì phòng vệ chính đáng nên mới gây thương tích cho Nguyễn Duy Trọng.
Bà Loan cũng yêu cầu tòa mời luật sư bào chữa.
Tại phiên xét xử lưu động, Luật sư Cao Thế Luận tới để làm hồ sơ bào chữa nhưng Thẩm phán không chấp nhận cấp giấy bào chữa vì bị cáo Nguyễn Vũ Thanh Phong đã trên 18 tuổi nên người đại diện hợp pháp là bà Vũ Thị Loan mời luật sư bào chữa là không đúng theo quy định tại Điều 57 Bộ luật Tố tụng hình sự. Tòa chỉ chấp nhận cấp giấy cho luật sư khi bị cáo Phong có yêu cầu.
Sau khi TAND Quận 1 gây khó dễ một cách khó hiểu, phiên toà xét xử lưu động sau đó phải tạm hoãn.
Tiếp tục cùng đồng nghiệp vào cuộc đòi lại công lý cho bị cáo Nguyễn Vũ Thanh Phong nhưng Luật sư Nguyễn Văn Quynh - Đoàn Luật sư TP Hà Nội vẫn bị TAND Quận 1 gây khó dễ.
Luật sư Cao Thế Luận và Nguyễn Văn Quynh đều bị TAND Quận 1 không chấp nhận cấp giấy bào chữa cho bị cáo Phong.
Ngoài lý do từ chối giống Luật sư Cao Thế Luận, trong biên bản làm việc giữa Thẩm phán Phạm Thị Thu Phương và Luật sư Nguyễn Văn Quynh ngày 29/6, TAND Quận 1 còn hướng dẫn Luật sư Quynh đến gặp trực tiếp bị cáo tại trại tạm giam (theo Khoản 1 Điều 57 BLTTHS) để bổ túc đơn yêu cầu luật sư theo quy định pháp luật.
Tuy nhiên khi Luật sư Nguyễn Văn Quynh đến trại tạm giam xin vào gặp bị cáo thì lại bị trại giam từ chối. Mặc dù việc này được TAND Quận 1 "hướng dẫn" nhưng lại chối bỏ trách nhiệm xử lý vì "việc này không thuộc thẩm quyền xử lý"!?
Trao đổi với PV báo Người đưa tin, Luật sư Phạm Công Út nêu rõ quan điểm: "Luật sư không có giấy chứng nhận bào chữa mà Tòa lại bắt vào gặp bị cáo tại trại giam, tức là đánh đố luật sư".
Luật sư Phạm Công Út viện dẫn quy định tại Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 2 tháng 10 năm 2004 để khẳng định TAND Quận 1 đã chối bỏ trách nhiệm của mình.
Luật sư Phạm Công Út.
Theo đó, nếu việc lựa chọn (nhờ) người bào chữa chưa có sự đồng ý (hoặc không có sự ủy quyền) của bị can, bị cáo thì Tòa án yêu cầu người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người khác thực hiện việc lựa chọn người bào chữa phải hỏi ý kiến của bị can, bị cáo.
Tòa án cũng có thể thông báo cho bị can, bị cáo đang bị tạm giam biết việc người thân thích của họ hoặc người khác đã lựa chọn (nhờ) người bào chữa cho họ và hỏi họ có đồng ý hay không. Nếu họ đồng ý thì Tòa án xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để người bào chữa thực hiện việc bào chữa.
"Việc làm của TAND Quận 1 đặt ra khó khăn, cản trở hoạt động bào chữa của luật sư cũng như quyền lợi của bị cáo. Trong khi nghĩa vụ đó thuộc về Tòa án. Điều này không chỉ gây phiền phức cho những vụ án khác mà còn cản trở quá trình cải cách tư pháp", Luật sư Út nhấn mạnh.
Câu hỏi đặt ra, khi người nghèo đã vào tình thế "thân cô thế cô", chính luật sư là người bảo vệ họ còn bị tòa án gây khó dễ như vậy thì quyền lợi của bị cáo sẽ được đảm bảo đến đâu?
Tin tức về vụ việc sẽ được báo Người đưa tin tiếp tục cập nhật đến độc giả.
Việt Hương
Theo_Người Đưa Tin
Gây khó luật sư chính là gây khó việc bảo vệ công lý của Toà Giới luật sư vẫn chưa được tạo điều kiện thuận lợi trong việc tham gia các vụ án hình sự, khó khăn nhất vẫn là thủ tục "xin" cấp Giấy chứng nhận người bào chữa. Ngày 26/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về tăng cường các biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt...