Tân Tổng thư ký NATO – vị trí nhiều ‘ẩn số’ giữa xung đột Nga – Ukraine
Nhiệm kỳ Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của ông Jens Stoltenberg sẽ kết thúc vào tháng 9 tới.
Đối với NATO lúc này, sự xuất hiện của một thủ lĩnh sáng suốt quan trọng hơn bao giờ hết, nhưng lại không có nhiều gương mặt như vậy để lựa chọn.
Trong lúc cuộc xung đột Nga – Ukraine vẫn đang tiếp diễn ác liệt ở châu Âu, cuộc đua tìm kiếm thủ lĩnh tiếp theo của NATO đang diễn ra. Trong ảnh là Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: AFP/Getty Images
Jens Stoltenberg tỏ ra là vị thủ lĩnh “vững chãi”, cẩn trọng khi các thủ đô phương Tây khẩn trương trợ giúp Ukraine đẩy lùi quân đội Nga. Nhưng khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào tháng 9 năm nay, các nhà quan sát lúc này đang suy đoán xem ai có thể kế nhiệm ghế Tổng thư ký NATO. Liệu đó có thể là một phụ nữ, hoặc ai đó từ Đông Âu?
Cuộc xung đột Nga – Ukraine chắc chắn đã làm phức tạp thêm quyết định vốn đòi hỏi sự đồng thuận giữa các nhà lãnh đạo 30 quốc gia thành viên NATO.
Tân Tổng thư ký phải thực hiện hành động cân bằng khó khăn trong việc khuyến khích các nước NATO tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine và xây dựng hệ thống phòng thủ của riêng khối này – nhưng phải đảm bảo NATO vẫn chính thức đứng ngoài cuộc xung đột. Rất ít người vượt qua được vai trò rất nhạy cảm này.
“Cảm giác chung là đã đến lúc hít thở không khí trong lành”, một nhà ngoại giao cấp cao của NATO nói.
Nhưng có thể các đồng minh sẽ lựa chọn an toàn và gắn bó với Tổng thư ký đương nhiệm Stoltenberg.
Một nhà ngoại giao cấp cao của châu Âu đã tổng kết nhiều đồn đoán xung quanh những kịch bản tiềm năng theo ba cấp độ, được xếp hạng theo mức độ “bàn tán”.
Trước hết, khả năng Tổng thư ký Stoltenberg gia hạn nhiệm kỳ là lựa chọn được nhắc đến nhiều nhất.
Cấp thứ hai bao gồm các gương mặt kế nhiệm tiềm năng gồm: Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, Thủ tướng Estonia Kaja Kallas và Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace.
Video đang HOT
Nhóm thứ ba ít được nhắc đến hơn bao gồm Thủ tướng Litva Ingrida imonyt, Tổng thống Slovakia, Zuzana Caputova và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, người Đức.
Ngoài ra., do tất cả các Tổng thư ký của NATO cho đến nay đều là nam giới nên có một áp lực vô hình là nên bổ nhiệm một phụ nữ.
Nhiệm kỳ của ông Stoltenberg kết thúc vào tháng 9 năm nay, các nhà quan sát lúc này đang suy đoán xem ai có thể kế nhiệm ghế Tổng thư ký NATO. Ảnh: AFP/Getty Images
Nhà ngoại giao cấp cao NATO nói trên cho biết: “Đã đến lúc dành cho một nữ Tổng thư ký. Nếu nam giới cố giữ vai trò này mãi, thì cơ hội đại diện công bằng cho phụ nữ sẽ không bao giờ có.”
Một số đồng minh cũng đã thúc đẩy sự đa dạng khu vực hơn. Ông Stoltenberg, người đã giữ chức vụ này từ năm 2014, là cựu thủ tướng Na Uy, một đất nước Bắc Âu. Những người tiền nhiệm gần đây nhất của ông là người Đan Mạch, Hà Lan và Anh.
Ông Stoltenberg được coi là một nhà lãnh đạo an toàn. Mặc dù một số phái đoàn đại diện thành viên NATO muốn sớm chứng kiến một gương mặt mới, nhưng Stoltenberg vẫn được coi là một quan chức NATO cấp cao hiếm hoi có thể giữ bình tĩnh, và bám sát “kịch bản”, ngay cả trong những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất.
“Stoltenberg muốn ở lại”, nhà ngoại giao cấp cao nói trên cho biết. Tuy nhiên, việc cho phép Tổng thư ký Stoltenberg gia hạn ngắn hạn có thể khiến quyết định về người thay thế ông trong tương lai xung đột với cuộc cạnh tranh vị trí hàng đầu của chính EU vào năm 2024 (ghế Chủ tịch Ủy ban châu Âu), chưa kể đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới. Đó là kịch bản mà một số đồng minh muốn tránh.
Người phát ngôn của NATO đã từ chối giải thích về nguyện vọng tương lai của ông Stoltenberg. Hồi tháng 12/2022, khi được hỏi về vấn đề này, Tổng thư ký hiện tại của NATO nói với BBC: “Trọng tâm của tôi bây giờ là trách nhiệm của mình”. “Tôi không suy đoán về những gì sẽ xảy ra sau nhiệm kỳ của tôi”, ông Stoltenberg nói thêm.
Khu vực phía Đông NATO
Một số nhà quan sát xem các ứng cử viên từ Đông Âu là đặc biệt phù hợp. Ngay từ trước khi Nga tấn công Ukraine, đã xuất hiện động lực để NATO chọn một Tổng thư ký từ khu vực phía Đông của khối. Một số quan chức trong khu vực lập luận rằng, cuộc xung đột kể từ đó đã củng cố cho kịch bản một tân lãnh đạo NATO đến từ một quốc gia như Estonia hoặc Litva.
“Trong nhiều năm, các quốc gia ở sườn phía Đông đã cảnh báo về mối đe dọa từ Nga,” một quan chức từ một quốc gia thành viên NATO vùng Baltic cho biết.
Theo quan chức Baltic này, các quốc gia trong khu vực là những nước đi đầu trong việc tăng chi tiêu quân sự và thúc đẩy NATO cải thiện khả năng phòng thủ. “Sẽ là một quyết định rất hợp lý và sáng suốt khi có một người có kinh nghiệm đối phó với Nga và hiểu được logic cũng như tâm lý của Nga, lãnh đạo Liên minh Bắc Đại Tây Dương”, vị quan chức trên cho biết.
Trong khi đó, người phát ngôn của Tổng thống Slovakia aputová cho biết bà đang tập trung vào công việc hiện tại của mình, nhưng lưu ý rằng khả năng một người Slovakia được bầu chọn vào vị trí lãnh đạo NATO là “sự phản ánh mạnh mẽ các quyết định đối ngoại và an ninh của chúng tôi.”
Một nhân vật khác có thể tranh cử là Tổng thống Romania, Klaus Iohannis. Nhưng nhà lãnh đạo này có thể gặp trở ngại từ nước láng giềng Hungary và sự phản đối của những người thích ứng cử viên nữ hơn.
Tuy nhiên, một số thủ đô phương Tây sẽ không ủng hộ những ứng cử viên như vậy vào lúc này, vì họ coi phía Đông của liên minh – và đặc biệt là các quốc gia vùng Baltic – là quá hiếu chiến khi xung đột đang diễn ra ác liệt ngay sát đó.
Bản thân Tổng thống Kallas của Estonia cũng đã hạ thấp kỳ vọng về mình khi nói với truyền thông địa phương rằng “khả năng một lời đề nghị như thế này được đưa ra” là “cực kỳ thấp”.
Lựa chọn từ thành viên phương Tây
Các nước phương Tây vẫn là nguồn dự phòng đáng tin cậy cho vai trò lãnh đạo NATO.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Wallace rất có uy tín, và trước đây từng nói rằng NATO sẽ là một “công việc tốt”. Tuy nhiên, nhiều thủ đô châu Âu – đặc biệt là Paris – được cho là sẽ phản đối London và nhất quyết ủng hộ một ứng cử viên thuộc EU.
Một khả năng thỏa hiệp đang được đưa ra ở Brussels là một tân Tổng thư ký người Hà Lan. Các chính trị gia Hà Lan có truyền thống là một lựa chọn phổ biến cho vai trò này, trước đây họ đã ba lần giữ chức vụ này trong 21 năm trải dài qua sáu thập kỷ.
Người Hà Lan được coi là nghiêm túc trong vấn đề quốc phòng nhưng không hiếu chiến như người Baltic – và tên của Thủ tướng hiện tại Rutte, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Sigrid Kaag và Bộ trưởng Quốc phòng Kajsa Ollongren đều đang được đưa vào danh sách những ứng cử viên khả thi.
Khi được hỏi về lời đồn đoán, Thủ tướng Hà Lan Rutte cho biết ông muốn “rời khỏi chính trường hoàn toàn và làm điều gì đó hoàn toàn khác”. Hai bộ trưởng Hà Lan thì không bày tỏ sự quan tâm đến công việc mới ở NATO.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Von der Leyen, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Đức, là một nữ ứng cử viên có thể nhận được sự ủng hộ từ các thủ đô phương Tây vốn đang lo lắng về triển vọng có một nhà lãnh đạo từ sườn phía đông, nhưng không rõ liệu bà có hứng thú với vai trò lãnh đạo NATO hay không. Người phát ngôn của Ủy ban cho biết: “Chúng tôi không bao giờ bình luận về những suy đoán như vậy”.
Bà Von der Leyen được coi là một ứng cử viên nặng ký, nếu thời điểm phù hợp và bà sẽ không nhận được nhiệm kỳ Chủ tịch Ủy ban châu Âu thứ hai.
Các nữ chính trị gia khác được đề cập bao gồm Phó Thủ tướng đầy uy tín của Canada, Chrystia Freeland và Bộ trưởng Ngoại giao Mélanie Joly. Tuy nhiên, các quan chức cho biết, khi NATO đang tập trung vào việc tăng cường khả năng phòng thủ của khối, thì thực tế Canada chi tiêu quốc phòng thấp và không phải một quốc gia châu Âu có nghĩa là một người Canada khó có thể nhận được vai trò mới.
Ukraine phản ứng với sắc lệnh nhập tịch Nga, Thủ tướng Hà Lan tới Kiev
Bộ Ngoại giao Ukraine đêm 11/7 đã đưa ra phản ứng gay gắt với sắc lệnh nhập tịch được Tổng thống Nga Vladimir Putin ký trước đó cùng ngày.
Trụ sở Bộ Ngoại giao Ukraine ở Kiev. Ảnh: Wikipedia
"Việc nhập tịch Nga cho công dân Ukraine sẽ vô hiệu về mặt pháp lý, và sẽ chẳng có những hậu quả nào đối với Ukraine. Việc họ đơn giản hóa việc nhập tịch đang được coi như động thái 'siết chặt' quyền kiểm soát người dân ở những vùng lãnh thổ của Ukraine bị Nga kiểm soát", thông cáo của Bộ Ngoại giao Ukraine nêu.
Trước đó, thông cáo đăng trên trang web của Điện Kremlin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về việc đơn giản hóa quy trình cấp quốc tịch Nga cho toàn bộ công dân Ukraine. "Toàn bộ công dân Ukraine sẽ được trao cho quyền xin nhập quốc tịch Nga theo cách đơn giản hóa, nếu muốn", một đoạn trong thông cáo viết,
Hãng tin Al Jazeera nhận định, sắc lệnh vừa được ông Putin ký đã mở rộng phạm vi áp dụng so với sắc lệnh nhập tịch được công bố hồi tháng Năm. Bởi sắc lệnh trước đây chỉ cho phép đơn giản hóa quy định nhập quốc tịch Nga đối với các công dân sinh sống trong địa phận hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk (DPR) và Lugansk (LPR), khu vực phía nam tỉnh Zaporizhzhia và tỉnh Kherson.
Thủ tướng Hà Lan tới Kiev
Trang President.gov.ua cho biết, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte hôm 11/7 đã có chuyến thăm tới thủ đô Kiev và hội đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
"Cuộc hội đàm được tổ chức ngày hôm nay một lần nữa đã chứng minh việc hai quốc gia Hà Lan và Ukraine cùng hợp tác theo cách hiệu quả nhất có thể, vì những lợi ích của toàn châu Âu. Xét trên góc độ cung cấp khí tài quân sự, Hà Lan là một trong 10 quốc gia đứng đầu trong việc hỗ trợ Ukraine, và chúng tôi rất biết ơn họ về điều này", ông Zelensky nói trong buổi họp báo được tổ chức sau cuộc hội đàm hôm 11/7.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte. Ảnh: President.gov.ua
"Chỉ riêng khoản viện trợ tài chính trị giá 200 triệu Euro gần đây được chính quyền Amsterdam dành cho Kiev đã giúp đảm bảo việc chi trả lương cho các bác sĩ, giáo viên và người hưu trí của Ukraine", ông Zelensky nói thêm.
Theo Tổng thống Zelensky, Hà Lan và Ukraine đều hiểu được sự cần thiết của việc bảo vệ luật pháp quốc tế cũng như luật lệ của từng quốc gia.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte trong cuộc họp báo tổ chức sau cuộc hội đàm cho biết, nước này sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine về chính trị, tăng cường quan hệ song phương và hợp tác trên nhiều lĩnh vực, cũng như gia tăng thêm các đòn trừng phạt lên Nga.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine, bao gồm các loại vũ khí và trang thiết bị hiện đại. Một lần nữa, tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Âu và nhiều nơi khác trên toàn thế giới hãy giúp đỡ Ukraine", ông Rutte nói.
Hà Lan nêu lý do Ukraine khó gia nhập EU Cơ hội Ukraine trở thành thành viên Liên minh châu Âu, thậm chí cả việc giành được quy chế quốc gia ứng viên là không lớn, vì có quá nhiều thành viên phản đối, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cho biết. Phát biểu trước quốc hội ngày 24/5, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nói rằng, Ukraine vẫn có thể được trao...