Tân Tổng Giám đốc Ngozi Okonjo-Iweala bắt đầu ngày làm việc đầu tiên tại WTO
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, ngày 1/3, Đại hội đồng Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO) đã bắt đầu phiên họp với sự tham dự của các đại diện từ 164 quốc gia thành viên.
Ngày làm việc đầu tiên của tân Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala trùng với cuộc họp 2 ngày của cơ quan ra quyết định hàng đầu của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này.
Trong cuộc họp Đại hội đồng đặc biệt ngày 15/2/2021, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã chính thức lựa chọn cựu Bộ trưởng Tài chính Nigeria, bà Ngozi Okonjo-Iweala, là lãnh đạo tiếp theo của WTO từ ngày 1/3 tới với nhiệm kỳ kéo dài đến ngày 31/8/2025, qua đó trở thành người phụ nữ đầu tiên và là người gốc Phi đầu tiên lãnh đạo WTO. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu trước Đại hội đồng WTO ngay sau khi nhậm chức, bà Okonjo-Iweala đã kêu gọi các thành viên “làm những điều khác biệt” để đạt được những cải cách cần thiết nhằm giữ cho WTO phù hợp và hành động nhanh chóng. Tân Tổng giám đốc WTO lưu ý rằng kỳ vọng cao đối với nhiệm kỳ của bà chỉ có thể được đáp ứng nếu các thành viên sẵn sàng thỏa hiệp và đạt được các thỏa thuận.
Video đang HOT
Các thành viên WTO tiến hành thảo luận về các chủ đề như đề xuất cải cách nghề cá với các quy định mới của WTO về trợ cấp thủy sản, thực hiện cam kết “thổi luồng gió mới” vào Cơ quan Phúc thẩm. Liên quan đến đề xuất miễn trừ đặc biệt quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine COVID-19, bà Okonjo-Iweala đã kêu gọi sự linh hoạt, tập trung làm việc với các công ty để mở và cấp phép cho các địa điểm sản xuất khả thi hơn hiện nay ở các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển.
Về Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 12, các Thành viên WTO ngày 1/3 đã nhất trí sẽ diễn ra vào cuối tháng 11 năm nay tại Thụy Sĩ. Hội nghị này ban đầu được dự kiến tổ chức tại Kazakhstan vào năm ngoái nhưng đã bị trì hoãn do đại dịch COVID-19.
Anh - EU tiếp tục đàm phán: Chưa bên nào chịu nhượng bộ vào phút chót
Hôm qua (18/12), Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết, nước này và Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiếp tục đàm phán về thỏa thuận thương mại hậu Brexit.
Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng hai bên vẫn còn "một khoảng cách cần phải được khắc phục". Hiện tồn tại hai vấn đề lớn trong đàm phán là sân chơi công bằng và quyền đánh cá. Bất đồng về quyền đánh cá được coi là rào cản đáng kể nhất cho thỏa thuận cuối cùng.
Vài giờ trước khi đàm phán với người đồng cấp Anh, Trưởng đoàn đàm phán của EU, ông Michel Barnier cho biết, chỉ còn vài giờ nữa để 2 bên hướng vào con đường hẹp để có được thỏa thuận.
Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình SkyNews, Thủ tướng Anh Boris Johnson lại nói rằng, cánh cửa của phía Anh đã rộng mở, song EU nên nhìn nhận lại và thỏa hiệp: "Rõ ràng quan điểm của Vương quốc Anh luôn mong muốn tiếp tục đàm phán nếu có bất kỳ cơ hội đạt được thỏa thuận nào. Song, chúng tôi cần phải có quyền kiểm soát vùng biển của mình và quyền đánh bắt cá. Và chúng tôi sẽ không đồng ý với một hiệp ước không có hai điều cơ bản trên. Tuy nhiên, cánh cửa của chúng tôi vẫn mở. Chúng tôi sẽ tiếp tục đàm phán. Nhưng tôi phải nói rằng mọi thứ đang gặp khó khăn".
Dù tuyên bố là muốn có thỏa thuận, nhưng Thủ tướng Anh và chính phủ của ông cũng từng khẳng định sẽ vẫn "vui vẻ" rời đi và thực hiện trao đổi song phương theo các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bởi với Anh, đây vẫn là một kết quả tốt.
Trên danh nghĩa Anh đã rời EU từ ngày 31/1 nhưng hai bên có khoảng thời gian chuyển tiếp kéo dài tới cuối năm 2020 để đàm phán thỏa thuận về quan hệ song phương thời kỳ hậu Brexit. Từ nửa đêm 31/12 tới, Anh sẽ chính thức chấm dứt mọi ràng buộc với EU dù có hay không có thỏa thuận để đảm bảo quan hệ song phương không bị cắt đứt đột ngột.
Đáng chú ý, việc hai bên cuối cùng "chia tay" mà không có thỏa thuận thương mại sẽ khiến mọi hoạt động giao thương phải thực hiện theo các quy định của WTO, với các rào cản thuế quan chặn đứng mọi dòng chảy thương mại vốn đã hội nhập suốt 47 năm qua. Cho đến thời điểm hiện tại, Anh và EU vẫn chưa thể giải quyết bất đồng đối với 2 nội dung cốt lõi, gồm quyền đánh bắt cá, cạnh tranh kinh tế bình đẳng.
Vài ngày trước, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen bày tỏ không mấy lạc quan về thỏa thuận đánh cá. London kiên quyết muốn nối lại toàn bộ quyền kiểm soát với vùng biển nước này sau khi rời khỏi thị trường chung EU. Chính phủ Anh thậm chí tuyên bố đã chuẩn bị sẵn sàng bốn tàu hải quân để bảo vệ vùng biển nước này, đối phó với các tàu cá EU trong trường hợp hai bên không thể đạt được một thỏa thuận thương mại tự do.
Theo kế hoạch, hai tàu Hải quân Anh được triển khai, cùng hai tàu sẵn sàng hỗ trợ sẽ có quyền ngăn chặn và kiểm tra tàu cá EU hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Anh trải dài 200 hải lý (320 km) tính từ bờ biển.
Trong khi đó, các thành viên EU, dù tôn trọng chủ quyền lãnh hải của Anh, song vẫn mong muốn duy trì hạn ngạch đánh bắt tại vùng biển của Anh và một thỏa thuận lâu dài để đem lại sự ổn định cho ngư dân. Trong dự thảo mới nhất ngày 10/12, EU muốn hai bên tiếp tục đánh bắt cá trong vùng biển của nhau trong 12 tháng, bắt đầu từ ngày 1/1/2021 và duy trì dịch vụ đường không, đường bộ, vận chuyển hàng hóa trong sáu tháng. Tuy nhiên, phía Anh đã không chấp nhận./.
Ông Biden sẽ gấp rút xoa dịu đồng minh ngay sau khi nhậm chức? Xóa bỏ thuế quan mà người tiền nhiệm áp đặt, kêu gọi các nước nhóm G20 gặp mặt có thể là các động thái sắp tới của ông Biden. Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Biden nhiều lần nhắc tới ý định hợp tác chặt chẽ với các đồng minh của Mỹ để xoa dịu căng thẳng thương mại và gây...