Tân Tổng giám đốc IMF có thể bị điều tra
Rắc rối pháp lý vẫn chưa buông tha người giữ chiếc ghế số một tại Quỹ Tiền tệ quốc tế. Sau ông Strauss-Kahn, nay đến lượt tân Tổng giám đốc Christine Lagarde phải đối mặt với khả năng phải ra hầu tòa.
Tòa án Tư pháp Pháp đang cân nhắc khả năng mở cuộc điều tra đối với bà Christine Lagarde xung quanh khả năng Tổng giám đốc IMF đã lạm quyền, chi sai khoảng tiền lên tới 385 triệu euro vào năm 2008, khi còn giữ chức Bộ trưởng Tài chính Pháp.
Quyết định nêu trên lẽ ra đã phải được tòa án đưa ra trong ngày hôm nay (8/7). Tuy nhiên, do một thành viên của đoàn chủ tọa không bỏ phiếu vào phút chót nên quyết định cuối cùng sẽ chỉ có thể được đưa ra vào ngày 4/8 tới.
Khó khăn đầu tiên chờ đợi bà Lagarde ngay sau khi nhậm chức. Ảnh: IMF
Cáo buộc đối với Tổng giám đốc IMF chủ yếu xoay quanh số tiền 385 triệu USD mà bà Lagarde, với tư cách là Bộ trưởng Tài chính Pháp, đã quyết định chi vào năm 2008 để dàn xếp tranh chấp giữa Credit Lyonnais (khi đó vẫn là một ngân hàng quốc doanh) với một doanh nhân có tên là Bernard Tapie.
Video đang HOT
Theo hãng tin AFP, doanh nhân này có quan hệ với đương kim Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và lý do khiến dư luận quan tâm là số tiến rơi vào túi riêng của Bernard Tapie từ vụ việc nêu trên (ước khoảng 200 triệu euro) được lấy từ công quỹ.
Bình luận về vụ việc trên kênh France 24 trong buổi họp báo đầu tiên sau khi nhận chức Tổng giám đốc IMF ngày 3/7, đích thân bà Lagarde đã khẳng định cho dù tòa án có quyết định theo đuổi điều tra hay không, bà vẫn tự tin vào những quyết định của mình.
Bản thân việc IMF quyết định lựa chọn bà Lagarde cho vị trí đứng đầu khi vụ việc nêu trên bắt đầu được tìm hiểu đã cho thấy sự tin tưởng của tổ chức này đối với nữ chính trị gia người Pháp. Tuy nhiên, sau những bê bối gần đây của cựu Tổng giám đốc Dominique Strauss-Kahn, diễn biến mới này một lần nữa khiến dư luận phải chú ý đến chuyện hậu trường tại một trong những định chế tài chính lớn nhất thế giới.
Theo VNExpress
Tân Tổng giám đốc IMF và lời hứa với các nước mới nổi
Để trở thành Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde đã giành được sự ủng hộ của các quốc gia mới nổi bằng cách hứa hẹn sẽ nâng tầm ảnh hưởng của họ tại tổ chức cho vay này.
Bà Largarde đang chịu áp lực phải hiện thực hóa những cam kết với các quốc gia mới nổi trong quá trình vận động tranh cử. Ảnh: AFP
Và giờ đây, bà đang chịu áp lực phải biến những cam kết đó thành hiện thực.
Bà Lagarde đã lôi kéo được sự ủng hộ của các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ, Brazil, cũng như các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ, nhờ đó đánh bại đối thủ Agustin Carstens - Thống đốc Ngân hàng Trung ương Mexico.
Trong quá trình vận động tranh cử chức Tổng giám đốc IMF, bà Largarde đã tới Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Trung Đông. Tại những điểm dừng chân, bà hứa hẹn sẽ tăng cường tầm ảnh hưởng của các nước đang phát triển tại IMF và sẽ để người của các quốc gia này đảm nhiệm nhiều vị trí quản lý hơn.
"Khi không đạt được thỏa thuận nào cụ thể, bà Largarde đã phải phát đi một vài thông điệp hứa hẹn các quốc gia mới nổi có thể tham gia vào IMF. Họ sẽ buộc bà phải có trách nhiệm với cam kết của mình, nếu không bà sẽ gặp khó khăn trong thời gian đảm nhiệm vị trí trên", giáo sư Kevin Gallagher tại Đại học Boston cho biết.
Simon Johnson - cựu kinh tế trưởng của IMF dự đoán bà Largarde sẽ lập ra chức phó giám đốc điều hành thứ tư và bổ nhiệm một người Trung Quốc vào vị trí này.
Bà Largarde đang hướng đến sự đa dạng trong giới tính, quốc gia và nền tảng kiến thức để loại bỏ "tư duy nhóm".
Bộ trưởng Tài chính Brazil ông Guido Mantega là một trong những người kêu gọi chấm dứt quy định bất thành văn: đứng đầu IMF luôn phải là một người châu Âu, còn người Mỹ luôn dẫn dắt Ngân hàng Thế giới. Ông cho rằng các vị trí này cần được lựa chọn thông qua một quá trình bầu cử dựa trên năng lực thực sự.
Nhưng cuối cùng, Brazil vẫn ủng hộ Largarde do bà cam kết sẽ nhanh chóng hiện thực hóa thỏa thuận năm 2010 tăng quyền bỏ phiếu của các nước mới nổi. Thỏa thuận năm 2010 cũng làm giảm tầm ảnh hưởng của các nước châu Âu qua việc giảm số ghế họ nắm giữ trong ban lãnh đạo gồm 24 người của IMF.
Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ có 3,8% số phiếu tại IMF, trong khi Mỹ chiếm đến 16,8%. Tháng trước, một báo cáo nội bộ của IMF cho biết tỷ lệ các vị trí cấp cao được nắm giữ bởi các nhân viên đến từ châu Phi, Đông Á, Trung Đông và những nền kinh tế chuyển đổi như các nước Đông Âu là vô cùng nhỏ.
Cựu Giám đốc IMF tại tây bán cầu Claudio Loser nói: "Quỹ này không hoàn toàn bị các quốc gia phát triển thống trị. Nhưng rõ ràng là ở cấp độ nhân viên và lãnh đạo, tiếng nói của các quốc gia mới nổi cần phải được chú ý lắng nghe hơn".
Theo VNExpress
Bộ trưởng Kinh tế Pháp thành Tổng Giám đốc IMF Ngày 28/6, Bộ trưởng Kinh tế Pháp Christine Lagarde đã được bầu làm Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), qua đó giúp châu Âu tiếp tục nắm giữ vị trí cao nhất tại thể chế cho vay hàng đầu thế giới này. Bà Lagarde, 55 tuổi, sẽ bắt đầu nhiệm kỳ 5 năm của mình từ ngày 5/7 trong bối...